Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Những dòng sông hợp lưu không chịu hợp màu

Do vận tốc, lưu lượng nước và nhiệt độ mà nhiều con sông ở Mỹ, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Đức dù được hợp thành từ nhiều dòng chảy nhưng màu sắc vẫn không bị trộn lẫn.

Những dòng sông hợp lưu không chịu hợp màu
Sông Rhone và sông Arve, Geneva, Thụy Sỹ
Sự hợp dòng của sông Rhone xanh ngắt phía bên trái và Arve nằm bên phải với dòng nước đục ngàu đầy phù sa tích tụ từ những dòng sông băng của thung lũng Chamonix.
Những dòng sông hợp lưu không chịu hợp màu
Sông Gia Lăng và Dương Tử ở Trùng Khánh, Trung Quốc
Mạn trái thành phố Trùng Khánh là dòng sông Gia Lăng dài 119 km, mang nhiều phù sa nên nước màu nâu đỏ. Dòng sông xanh ngắt nằm bên mạn phải thành phố là sông Dương Tử. Nhờ việc hợp dòng với Gia Lăng, con sông Dương Tử có được lưu lượng nước mạnh hơn phục vụ cho đập Tam Hiệp cách xa cả nghìn dặm.
Những dòng sông hợp lưu không chịu hợp màu
Sông Xanh và sông Colorado, Utah, Mỹ
Sông Xanh hình thành từ dãy núi Rocky của hạt Sublette, Wyoming. Sau khi uốn lượn quanh phía bắc Utah, nó đi vào phía đông Colorado rồi quay lại nam Utah và hợp dòng với sông Colorado tại công viên quốc gia Canyonlands. Dù những hẻm núi ở đây rất hẹp, nhưng khi hợp dòng, hai con sông này vẫn giữ nguyên được màu sắc nguyên bản của mình mà không bị hòa trộn.
Những dòng sông hợp lưu không chịu hợp màu
Sông Ohio và Mississippi, Illinois, Mỹ
Sông Ohio được hình thành từ Pittsburgh, Pennylvania và sau khi chảy qua rất nhiều bang dọc phía tây nam, nó hợp với sông Mississippi tại ngã ba thuộc Cairo, Illinois. Hai sông này vẫn giữ nguyên màu sắc của mình dù đã hợp lưu và hình ảnh chia cắt màu xanh - nâu này kéo dài tới tận vịnh Mexico.
Những dòng sông hợp lưu không chịu hợp màu
Sông Alaknanda và Bhagirathi, Devprayag, Ấn Độ
Sông Alaknanda là kết quả của việc hợp lưu giữa hai sông băng Satopanth và Bhagirath Kharak thuộc Uttarakhand. Sông Bhagirathi được tạo từ sông băng Gangotri và Khatling dưới dãy Himalaya hùng vĩ. Hai con sông trắng - xanh này hợp lưu tạo thành hai trong năm nhánh sông lớn tạo nên sông Hằng nhưng vẫn chưa từng hòa chung màu sắc.
Những dòng sông hợp lưu không chịu hợp màu
Sông Ilz, Danube và sông Inn hợp lưu tại Passau, Đức
Thành phố Passau mang trong mình con sông ba màu bởi sự hợp lưu kỳ lạ của sông Ilz, sông Danube và sông Inn. Nếu con sông Ilz mang màu xanh ngắt đại dương khá nhỏ bé, thì sông Inn bắt nguồn từ Salzburg, lại có lưu lượng nước khổng lồ, nhưng khi chảy tới Passau, hợp lưu với một phần Danube và Ilz, cả con sông ba màu này được mang tên sông Danube.
Những dòng sông hợp lưu không chịu hợp màu
Sông Drava và Danube, Osijek, Croatia
Con sông Danube khổng lồ kéo dài qua Croatia lại mang màu nâu phù sa và hợp lưu với dòng Drava xanh ngắt bắt nguồn từ dãy Alps thuộc Italy. Nhờ lượng phù sa dồi dào, một phần con sông Drava giáp với Danube cũng bị phai màu khi hòa trộn với phù sa. Tuy nhiên, hai con sông này vẫn mang hai màu sắc hoàn toàn khác biệt ở hai bờ.
Những dòng sông hợp lưu không chịu hợp màu
Sông Moselle và Rhine, Koblenz, Đức
Mang trong mình con sông hợp lưu với hai màu tách biệt, thành phố Koblenz trong tiếng Đức cũng mang nghĩa "hợp lưu". Rhine là con sông lớn thứ 12 tại châu Âu, bắt nguồn từ dãy Alps Thụy Sỹ và chảy qua nhiều nước châu Âu. Moselle phần sông mang màu xanh, bắt nguồn từ Pháp, chảy qua Luxembourg và hợp lưu với Rhine tại Koblenz.
Những dòng sông hợp lưu không chịu hợp màu
Sông Rio Negro và Rio Solimoes, Manaus, Brazil
Rio Negro là con sông gần như mang màu đen khi hợp lưu với con sông màu bùn Rio Solimoes kéo dài tới 6 km mà không hề pha trộn màu sắc. Hiện tượng này được giải thích là do khác biệt về nhiệt độ, dòng chảy và lưu lượng sông. Trong đó, Negro chỉ chảy với tốc độ 2 km/h trong nhiệt độ 28 độ C và Solimoes chảy 6 km/h ở mức 22 độ C.
Những dòng sông hợp lưu không chịu hợp màu
Sông Thompson và Frasee, Lytton, Canada
Sau khi chạy ngang British Columbia, sông Thompson xanh ngắt gần như kết thúc tại Lytton rồi hợp lưu với con sông dài nhất Canada và cực nhiều bùn - Fraser. Tuy hợp lưu với con sông bùn, Thompson không hề bị pha trộn chút nào mà vẫn giữ được vẻ xanh ngắt của mình.
D.T.

Không có nhận xét nào: