Miền đất Tottori đang vào mùa lá phong đỏ. Dọc đường đi qua hàng ngàn cây số của xứ sở mặt trời mọc, nơi nào cũng rực rỡ lá phong như cầm tay dắt díu ta đi.
Dừng chân nơi lâu đài Okayama cổ kính, còn gọi là lâu đài Quạ Đen, được xây dựng thời Nam Bắc Triều – một bảo vật quốc gia Nhật Bản, bạn sẽ thấy bao quanh lâu đài là vườn hoa có mấy con đường nhỏ đi ra rừng già. Nó đánh thức rất nhiều vẻ đẹp u ẩn cổ xưa của nền văn minh Nhật Bản. Vườn Korakuen được xem là một trong 100 điểm đẹp nhất của nước Nhật để thưởng ngoạn hoa anh đào vào mùa; nhưng đang là mùa thu dành cho lá phong đỏ và bạch quả lá vàng. Vườn xưa bảo tàng những ký ức văn hoá người Nhật, không lẫn với nơi nào khác.
Tới đây, lữ khách như vừa được đánh thức các giác quan, lá phong nghiêng dưới suối và những cây ngân hạnh lá vàng phủ xuống lối đi. Bạn sẽ nhận ra ngay, mình đã xa rời thiên nhiên quá lâu, chỉ chạy theo tốc độ nhịp sống đô thị, mà bỏ quên tiếng rơi của lá. Lá phong đỏ chói lói trong mặt trời mọc, cũng giúp tôi kịp nhận ra mình đã khô cằn biết bao nhiêu trước lá phong đỏ. Trong khu vườn, đang choàng lên chiếc áo khoác nhuốm phong; nguồn nước suối và chỗ nghỉ chân trên những bậc đá sạch bong; còn nếu mỏi gối, với 800 tiền yen Nhật (khoảng 160.000 đồng tiền Việt) bạn sẽ đi thuyền vòng quanh lâu đài Quạ Đen.
Người Nhật già yếu vẫn tự đẩy xe đi chơi hay đi chợ, và họ luôn luôn được mọi người giúp đỡ. Tôi lại hiểu ra hai chữ “chúng ta” luôn đặt lên trước chữ “ta” của người Nhật. Đi trên đường, không thấy xe máy chỉ có ô tô và ô tô, không tắc đường bao giờ. Người lái xe 45 chỗ luôn nhường đường cho người lái xe con, có khi là cả đoàn xe nhỏ nối dài, xe ô tô du lịch thường chạy chậm lại.
Đi một ngày đàng, thấy bạn Nhật luôn luôn nhường nhịn vì người; thấy mình cũng cần ngoảnh lại xem cách mình sống ra sao; dù chỉ một lần nhìn cách ứng xử giao thông trên đất bạn; chưa nói đến việc ăn uống kỹ và tinh tế của bạn, chưa nói đến cách sống lặng lẽ, ẩn dật không làm phiền đến con cháu và bạn bè, quả là những người con ưu tú của thần mặt trời cũng thật khác biệt.
Tôi đã đứng xem một người già quét lá phong khô, hàng nửa giờ đồng hồ, ông không ngẩng mặt lên, ông cúi nhặt từng chiếc lá nhỏ, khô héo vương trong vòm cây khác, tận tuỵ và chăm chỉ, dường như không để ý đến xung quanh, thấy người quét lá tâm thật tĩnh, an nhiên sống; lại thèm những ngày cuối của cuộc đời mình được quét lá như ông già người Nhật kia.
Đền Itsukushima, thần mặt trời trên biển
Cách lễ thần mặt trời cũng cung kính như người Việt ta đi lễ Phật vậy. Đền là nơi linh thiêng cầu an chúc phúc cho các bạn trẻ tổ chức đám cưới và chụp ảnh kỷ niệm. Xung quanh ngôi đền là những con hẻm bán rất nhiều hàng lưu niệm, các loại bánh kẹo đều có vị cua hoàng đế và tôm hoàng đế rất ngon và rất đắt. Các quán hàu nướng rất rẻ, người châu Á rất thích vào quán hàu, cứ 500 yen, khoảng 100.000 đồng tiền Việt sẽ thưởng thức năm con hàu nướng, ăn xong đủ no và đỡ lạnh để đi tiếp tới núi Daisen, và cao nguyên Hiruzensanza.
Tottori là vùng đất tuyệt đẹp có biển, núi và cao nguyên, là nơi vương quốc của lê và táo, và duy nhất nơi này có hẳn một bảo tàng lê táo. Ngoài kia, núi Daisen luôn vẫy gọi, núi Daisen cao thứ nhì sau núi Phú Sỹ. Để chinh phục núi vào mùa này người ta thường có những phút giây đứng lặng, để “chết lâm sàng” bởi vẻ đẹp của lá phong và cây ngân hạnh dọc đường.
Cả hai ngọn núi hùng vĩ này người Nhật hiện đại vẫn không làm cáp treo. Những người chinh phục núi xong đều có quyền tự hào về chính bản thân mình đã vượt qua dốc cao vực sâu để chiến thắng bản thân mình ra sao. Mỗi mùa, núi Daisen của vùng Tottori lại đem đến một vẻ đẹp nao lòng. Người Nhật vốn chân thành, hiếu khách, khiến cho ai đến đây đều nghĩ, nếu có cơ hội phải tìm cách sớm nhất để trở lại với con người của xứ sở đất nước mặt trời mọc thân thiết này.
Vườn Korakuen được xem là một trong 100 điểm đẹp nhất của nước Nhật để thưởng ngoạn hoa anh đào vào mùa; nhưng đang là mùa thu dành cho lá phong đỏ và bạch quả lá vàng.
Chiếc áo khoác nhuốm phongTới đây, lữ khách như vừa được đánh thức các giác quan, lá phong nghiêng dưới suối và những cây ngân hạnh lá vàng phủ xuống lối đi. Bạn sẽ nhận ra ngay, mình đã xa rời thiên nhiên quá lâu, chỉ chạy theo tốc độ nhịp sống đô thị, mà bỏ quên tiếng rơi của lá. Lá phong đỏ chói lói trong mặt trời mọc, cũng giúp tôi kịp nhận ra mình đã khô cằn biết bao nhiêu trước lá phong đỏ. Trong khu vườn, đang choàng lên chiếc áo khoác nhuốm phong; nguồn nước suối và chỗ nghỉ chân trên những bậc đá sạch bong; còn nếu mỏi gối, với 800 tiền yen Nhật (khoảng 160.000 đồng tiền Việt) bạn sẽ đi thuyền vòng quanh lâu đài Quạ Đen.
Một đám cưới ở Itukshima.
Trong lâu đài giờ đây chỉ trưng bày các vật dụng, kiếm, áo, mũ, tư liệu về đời sống của võ sĩ Samurai thời chiến. Những người bán đồ lưu niệm cho hay, đến đây du khách chỉ thích đi rừng và ra vườn. Ngôi đền cổ cũng dành chỗ cho nhiều người đứng tuổi ưa thích.Người Nhật già yếu vẫn tự đẩy xe đi chơi hay đi chợ, và họ luôn luôn được mọi người giúp đỡ. Tôi lại hiểu ra hai chữ “chúng ta” luôn đặt lên trước chữ “ta” của người Nhật. Đi trên đường, không thấy xe máy chỉ có ô tô và ô tô, không tắc đường bao giờ. Người lái xe 45 chỗ luôn nhường đường cho người lái xe con, có khi là cả đoàn xe nhỏ nối dài, xe ô tô du lịch thường chạy chậm lại.
Đi một ngày đàng, thấy bạn Nhật luôn luôn nhường nhịn vì người; thấy mình cũng cần ngoảnh lại xem cách mình sống ra sao; dù chỉ một lần nhìn cách ứng xử giao thông trên đất bạn; chưa nói đến việc ăn uống kỹ và tinh tế của bạn, chưa nói đến cách sống lặng lẽ, ẩn dật không làm phiền đến con cháu và bạn bè, quả là những người con ưu tú của thần mặt trời cũng thật khác biệt.
Tôi đã đứng xem một người già quét lá phong khô, hàng nửa giờ đồng hồ, ông không ngẩng mặt lên, ông cúi nhặt từng chiếc lá nhỏ, khô héo vương trong vòm cây khác, tận tuỵ và chăm chỉ, dường như không để ý đến xung quanh, thấy người quét lá tâm thật tĩnh, an nhiên sống; lại thèm những ngày cuối của cuộc đời mình được quét lá như ông già người Nhật kia.
Đền Itsukushima, thần mặt trời trên biển
Một quầy bán sớ cầu an, cầu tài, cầu hạnh phúc.
Khác những ngôi đền trên đất liền, đền Itsukushima nằm trên mép biển và sát núi. Bạn phải đi qua chiếc phà lớn, khoảng 20 phút sẽ tới bờ. Tới bờ, còn phải đi bộ gần một cây số nữa mới tới ngôi đền Itsukushima. Rất nhiều lữ thứ da màu, trắng, đen, vàng, đỏ; họ ở năm châu lục trên thế giới đều dừng chân nơi này. Họ rất thích đi cùng với đàn dê trên đường vào. Dê thân thiện với bạn, biết ngửi áo xin thức ăn. Ngôi đền thờ nữ thần mặt trời ở xứ Phù Tang, có cả một huyền thoại về thần mặt trời từng ngủ dưới cây dâu lớn trên biển để rồi đi cứu giúp dân lành quanh năm. Cổng thờ thần đạo cao 24m vẫn chìm dưới biển.
Ngôi đền thờ nữ thần mặt trời ở xứ Phù Tang, có cả một huyền thoại về thần mặt trời từng ngủ dưới cây dâu lớn trên biển để rồi đi cứu giúp dân lành quanh năm. Cổng thờ thần đạo cao 24m vẫn chìm dưới biển.
Đến mùa cạn nước là nơi chim đậu từng bầy trên chiếc cổng đỏ không giống nơi đâu. Nơi thờ thần mặt trời cũng khác biệt. Lữ khách phải rửa tay sạch mới được vào lễ. Bạn học cách bỏ trên cái khay gỗ lớn đồng 5 yen có lỗ tròn và không có số, chỉ có chữ với ý nghĩa là “ngự duyên”. Cách lễ thần mặt trời: vái hai cái, vỗ tay hai cái rồi đi giật lùi ra. Đồng tiền ngự duyên kia sẽ mang may mắn cho bạn.Cách lễ thần mặt trời cũng cung kính như người Việt ta đi lễ Phật vậy. Đền là nơi linh thiêng cầu an chúc phúc cho các bạn trẻ tổ chức đám cưới và chụp ảnh kỷ niệm. Xung quanh ngôi đền là những con hẻm bán rất nhiều hàng lưu niệm, các loại bánh kẹo đều có vị cua hoàng đế và tôm hoàng đế rất ngon và rất đắt. Các quán hàu nướng rất rẻ, người châu Á rất thích vào quán hàu, cứ 500 yen, khoảng 100.000 đồng tiền Việt sẽ thưởng thức năm con hàu nướng, ăn xong đủ no và đỡ lạnh để đi tiếp tới núi Daisen, và cao nguyên Hiruzensanza.
Tottori là vùng đất tuyệt đẹp có biển, núi và cao nguyên, là nơi vương quốc của lê và táo, và duy nhất nơi này có hẳn một bảo tàng lê táo. Ngoài kia, núi Daisen luôn vẫy gọi, núi Daisen cao thứ nhì sau núi Phú Sỹ. Để chinh phục núi vào mùa này người ta thường có những phút giây đứng lặng, để “chết lâm sàng” bởi vẻ đẹp của lá phong và cây ngân hạnh dọc đường.
Cả hai ngọn núi hùng vĩ này người Nhật hiện đại vẫn không làm cáp treo. Những người chinh phục núi xong đều có quyền tự hào về chính bản thân mình đã vượt qua dốc cao vực sâu để chiến thắng bản thân mình ra sao. Mỗi mùa, núi Daisen của vùng Tottori lại đem đến một vẻ đẹp nao lòng. Người Nhật vốn chân thành, hiếu khách, khiến cho ai đến đây đều nghĩ, nếu có cơ hội phải tìm cách sớm nhất để trở lại với con người của xứ sở đất nước mặt trời mọc thân thiết này.
Theo Hoàng Việt Hằng (Thế Giới Tiếp Thị)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét