Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Lâu đài của Alexandre Dumas: Tuyệt tác của cơn điên

Lâu đài của Alexandre Dumas: Tuyệt tác của cơn điên
(PLO)- Dumas đúng là một tay chơi hảo hạng. Ông không tiếc tiền mua hàng đống bàn ghế đủ mọi phong cách, trướng, rèm, thảm. Đến nỗi nhà văn Honoré de Balzac phải thốt lên: Đây đúng là một cơn điên dễ thương nhất mà người ta có.
Năm 1844, Alexandre Dumas, cha đẻ Ba chàng ngự lâm pháo thủ-Les trois mousquetaires, đến ở Saint-Germain-en Laye. Ông muốn có một ngôi nhà nông thôn yên tĩnh để sáng tác. Sau khi mua miếng đất ở Port-Marly, ông gọi KTS Hippolite Durand:
- Ông Durand, hãy đến đây phác họa cho tôi một khu vườn Anh, ở giữa tôi muốn có một lâu đài kiểu thời Phục hưng. Đối diện là một tòa nhà bao bọc bởi nước. Có rất nhiều nguồn nước, ông làm cho tôi mấy cái thác.
- Ồ, thưa ông Dumas, nền đất là sét, các tòa nhà của ông sẽ trôi mất.
- Không sao, ông cứ đào sâu tận chân, xây cho tôi hai tầng hầm và một mái vòm.
- Tốn hàng trăm ngàn franc đấy.
- Tôi muốn tốn như vậy!
Lâu đài Monte Cristo ra đời như vậy và khánh thành ba năm sau - 1847.
Đoạn đối thoại trên ghi lại ở Bảo tàng Dumas cho thấy ông giàu cỡ nào. A. Dumas rất ăn khách và sáng tác rất mạnh. Ông được coi là gương mặt tiêu biểu của văn học Pháp, có tầm ảnh hưởng rộng trên thế giới và vì vậy ông vào Điện Panthéon như Victor Hugo.
Dumas đúng là một tay chơi hảo hạng. Ông không tiếc tiền mua hàng đống bàn ghế đủ mọi phong cách, trướng, rèm, thảm. Đến nỗi nhà văn Honoré de Balzac phải thốt lên: Đây đúng là một cơn điên dễ thương nhất mà người ta có. Một sự xinh xắn vương giả hiện hữu tuyệt vời nhất.
Ngôi nhà lớn để ở, có đủ hết, từ phòng khách, phòng yến tiệc, bếp, phòng thư ký riêng. Bộ sưu tập đồ sứ Creil vẽ hình bá tước Monte Cristo - nhân vật chính trong quyển tiểu thuyết cùng tên của ông.
Ngôi nhà nhỏ, đúng theo ý ông có dòng nước tới giờ này vẫn được giữ trong vắt, róc rách chảy từ đồi xuống, qua nhiều đập nhỏ làm thác. Đây là phòng sáng tác của A. Dumas, ông gọi là Château d'If. Bên ngoài trên tường khắc 88 tên tác phẩm của ông và một số tượng phù điêu nhân vật. Lối vào Château d'If là một cầu đá chạm trổ.
Hoạt động của A. Dumas rất đa dạng, ngoài viết văn, ông còn điều hành một nhà hát và nhiều tờ báo, ông lại là một nhà du hành có hạng.
Mọi việc không phải lúc nào cũng suôn, ông gặp nợ nần, phá sản. Năm 1848 buộc phải bán nhà. Năm 1849, ông bán luôn cả vùng đất xinh đẹp này. Chỉ giữ lại bộ sưu tập trang trí phi thường mà ông đã sắm...
Dạo công viên chung quanh nhà A. Dumas, cây xanh, thảm cỏ, hồ nước, vườn hoa, đồi cao, dốc xuống, hang động nhân tạo y như thật, suối nước róc rách. Một tuyệt tác kiến trúc rất tự nhiên, rất thiên nhiên với sự yên tĩnh lạ thường, sự bình an tuyệt đối. Kiến trúc vườn không thấy bàn tay con người, ngoại trừ các lối đi lát sạn.
Lâu đài của Alexandre Dumas: Tuyệt tác của cơn điên  - ảnh 1
Cổng chính vào lâu đài không sử dụng nữa vì khó kiểm soát vé. Cần đi thêm 1 km tới cổng phụ. 
Lâu đài của Alexandre Dumas: Tuyệt tác của cơn điên  - ảnh 2
Đường dốc lên lâu đài của Alexandre Dumas, lâu đài trên đồi cao nhìn xuống thung lũng sông Seine. 
Lâu đài của Alexandre Dumas: Tuyệt tác của cơn điên  - ảnh 3
Một góc khu vườn mênh mông.
Lâu đài của Alexandre Dumas: Tuyệt tác của cơn điên  - ảnh 4
Lâu đài của Alexandre Dumas: Tuyệt tác của cơn điên  - ảnh 5
Châteur d'lf, phòng viết của nhà văn.

Lâu đài của Alexandre Dumas: Tuyệt tác của cơn điên  - ảnh 6
Lâu đài của Alexandre Dumas: Tuyệt tác của cơn điên  - ảnh 7
Lâu đài của Alexandre Dumas: Tuyệt tác của cơn điên  - ảnh 8
Bàn viết của ông ở tầng trệt.
Lâu đài của Alexandre Dumas: Tuyệt tác của cơn điên  - ảnh 9
Lâu đài của Alexandre Dumas: Tuyệt tác của cơn điên  - ảnh 10
Tác giả trước nhà A. Dumas, lâu đài Monte Cricto. 
Lâu đài của Alexandre Dumas: Tuyệt tác của cơn điên  - ảnh 11
Toàn cảnh lâu đài Monte Cricto, nhà của Alexandre Dumas. 
THẨM TUYÊN

Không có nhận xét nào: