Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Tu viện Saint Catherine của Ai Cập là Di sản văn hóa thế giới năm 1979.
Tu viện Saint Catherine được xây dựng ở chân núi Moses hay còn gọi là núi Sinai vào khoảng thời gian từ năm 527 đến năm 565 dưới triều đại của Hoàng đế Justinian. Tu viện Saint Catherine, thật sự là nơi để trình diễn những công trình vô giá của nghệ thuật từ thế kỷ thứ 6, những đồ khảm Ả Rập, những biểu tượng của Hy Lạp và Nga cũng đã được đưa về đây. Về phía tây của tu viện là những bức tranh dầu được vẽ trên sáp. Tu viện này còn được trang trí bằng đá cẩm thạch, những bức vẽ trên men. Nhưng ý nghĩa to lớn thật sự của tu viện này chính là việc sở hữu một bộ sưu tập những bản thảo Thánh Kinh chép tay. Số lượng những bản thảo vô giá ở tu viện chỉ xếp sau Vatican.
Vị trí xây dựng Tu viện Saint Catherine được cho là nơi nhà tiên tri Moses nhìn thấy Chúa Trời. Sau khi nhìn thấy Chúa Trời, nhà tiên tri Moses đã dẫn dắt người dân Do Thái đến ngọn núi này nhưng tại đây chỉ mình ông lên núi để gặp thần Jehovah và được Thần ban Mười điều răn.
Toàn cảnh tu viện Saint Catherine với kiến trúc Byzantine đặc trưng. Tu viện hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn là là tu việc cổ nhất còn lại của dòng Cơ đốc giáo
Trên thực tế Tu viện Saint Catherine được xây dựng lên để làm nơi tưởng niệmnữ thánh tử đạo Catherine. Tương truyền, một thầy tu đã tìm thấy thân thể của Catherine tại đỉnh cao nhất của núi Sinai (nơi mà sau này được đặt tên là đỉnh Catherine).
Không chỉ là một công trình kiến trúc có giá trị với lối kiến trúc Byzantine đặc trưng mà Tu viện Saint Catherine thật sự một bảo tàng nghệ thuật vô giá. Những đồ trang trí, trưng bày ở đây đều có từ thế kỷ thứ 6 được mang về từ Ả rập, Hy Lạp và Nga.
Về phía Tây của tu viện là những bức tranh dầu được vẽ trên sáp. Bên cạnh những bức tranh vẽ trên sáp, tu viện Saint Catherine còn được trang trí bằng đá cẩm thạch, những bức vẽ trên men. Một hiện vật vô cùng quý giá khác cũng được lưu giữ tại tu viện là chiếc ly đựng thánh tích. Chiếc ly này được Nga hoàng Alexander II trong thế kỷ 19 tặng tu viện.
Mặc dù có vô số hiện vật, tranh và đồ điêu khắc quý giá nhưng giá trị lớn nhất của Tu viện nằm ở bộ sưu tập bản thảo chép tay. Những bản thảo Thánh Kinh chép tay tại tu viện gồm 3.500 cuốn được chép bằng tiếng Hy Lạp, Ai Cập, Armeni, Do Thái, Slavic và tiếng Xyri cổ... Người dân Ai Cập cho rằng, một nhà nghiên cứu sinh người Đức đã đến thăm thư viện năm 1844 và đánh cắp một bản chép tay Kinh Thánh, hiện nay phiên bản này đang được trưng bày tại một bảo tàng Anh ở London. Theo nhiều tài liệu thì Tu viện Saint Catherine còn có mộtnhà thờ Hồi giáo tên là Fatimid, được xây dựng cách đây ít nhất là 10 hoặc 11 thế kỷ. Nhà thờ này được xây dựng lên để tỏ sự nhượng bộ đốỉ với người Hồi giáo lúc bấy giờ. Tại đây cũng có cả một nhà nguyện nhỏ khác (nhà nguyện Thánh Triphone, được biết đến dưới cái tên Skull House), nơi chứa đầu lâu của những thầy tu đã từng sống và qua đời tại đây.
Một điều đặc biệt nữa đó là nơi đây được coi là tu viện cổ nhất tính đến nay còn tồn tại của các tín đồ Cơ đốc giáo mặc dù tu viện Anthony được xem là tu viện có mặt sớm hơn và là một giáo khu nhỏ nhất thế giới. Tu viện này trước đây được Nữ hoàng Helen, mẹ của những người Constantine vĩ đại, ra lệnh xây dựng nhưng thật sự nó được xây dựng dưới thời Hoàng đế Justinian, là nơi đặt hài cốt thánh Catherine. Thân thể thánh Catherine được tin là được mang đi bởi các thiên thần nhưng đã được phát hiện 500 năm sau đó trên đỉnh một ngọn đồi mà sau này mang tên thánh. Những dấu tích về thánh Catherine được cất giữ trong một nơi để thánh tích bằng đá cẩm thạch tại Đại giáo đường chính.
Tồn tại trong suốt 15 thế kỷ, đến nay Tu viện Saint Catherine vẫn ở trong tình trạng được bảo quản tương đối tốt. Là một bảo tàng nghệ thuật vô giá từ thế kỷ thứ 6 không chỉ của Ai Cập mà còn của thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét