Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Tiwanaku, trung tâm chính trị và tinh thần trong văn hóa Tiwanaku

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Tiwanaku, trung tâm chính trị và tinh thần trong văn hóa Tiwanaku của Bolivia là Di sản văn hóa thế giới năm 2000.
Tiwanaku là một thành phố cổ nằm phía đông nam của hồ Titicaca thuộc miền tây La Paz tại Bolivia.
Tiwanaku là một thành phố cổ nằm phía đông nam của hồ Titicaca thuộc miền tây La Paz tại Bolivia. Đây là một trong những địa danh bí ẩn và là địa điểm thăm quan du lịch hấp dẫn của vùng Nam Mỹ. Những vết tích huyền bí của thời kỳ tiền Columbia đều tập trung tại khu vực này. Không chỉ có vậy, khu vực này còn là một trong những địa điểm quan trọng nhất lưu lại lịch sử của đế chế Inca hùng mạnh một thời. Khu vực này đã từng là địa điểm chính trị, tinh thần quan trọng, là thủ đô của một nhà nước quyền lực trọng suốt 500 năm.
Đây là một địa danh bí ẩn của vùng Nam Mỹ
Sau khi kết thúc thời kỳ hoàng kim, thành phố này đã bị bỏ quên trong một thời gian dài. Trong chuyến thám hiểm, nghiên cứu để viết cuốn "Biên niên sử đầu tiên của người Indies", nhà sử học Pedro Cieza de Leon mới đã phát hiện rathành phố cổ hoàng tàn này. Đến năm 1549, Pedro Cieza de Leon đã tìm thấy nốt phần còn lại của Tiwanaku. Nhiều giả thuyết cho rằng cái tên Tiwanaku được đặt theo nông ngữ Aymara, có nghĩa là "Trung tâm", điều này ám chỉ việc người xưa đã tin rằng thành phố này được đặt tại trung tâm của thế giới. Tuy nhiên vấn đề này chỉ là giả thuyết chưa có gì minh chứng cụ thể.
 Nhiều giả thuyết cho rằng cái tên Tiwanaku được đặt theo nông ngữ Aymara, có nghĩa là "Trung tâm"
Căn cứ theo những dấu tich còn lại, các nhà khảo cổ cho rằng khu vực xung quanh Tiwanaku đã có người dân sinh sống từ những năm 1500 trước công nguyên. Hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất với giả thiết, Tiwanaku phát triển trong thời gian giữa những năm 300 tới 1000 trước công nguyên. Vào thời gian này, thành phố Tiwanaku trở thành trung tâm chính trị, tâm linh của cả khu vực.
Hầu hết các nhà khoa học, khảo cổ học và lịch sử đều thống nhất cho rằng Tiwanaku là thành phố cổ nhất thế giới.
Năm 1945, trong một dự án nghiên cứu, nhà khoa học Arthur Posnansky đã sử dụng kỹ thuật thiên văn và ước tính thành phố Tiwanaku có số tuổi là 15.000 năm tuổi. Tuy nhiên việc sử dụng kỹ thuật này lại gặp phải nhiều ý kiến trái chiều và không chắn với sự chính xác của nó. Mặc dù vậy, hầu hết các nhà khoa học, khảo cổ học và lịch sử đều thống nhất cho rằng Tiwanaku là thành phố cổ nhất thế giới. Thành phố này còn tồn tại trước cả thời gian xuất hiện hồ Titicaca. Có tài liệu đã cho rằng, một trận lụt lớn từ cách đây hàng chục nghìn năm đã nhấn chìm cả thành phố trong biển nước và hình thành hồ Titicaca ngày nay. Điều này có chính xác không thì chưa biết, nhưng có 1 sự thật đó là sau hàng nghìn năm, lượng nước của hồ Titicaca đã rút dần và từ đây dấu tích của một thành phố cổ đã lộ ra.
Thành phố này còn tồn tại trước cả thời gian xuất hiện hồ Titicaca.
Thành phố Tiwanaku nằm trong khu vực khí hậu khô nóng, nhờ có hồ Titicaca mà nhiệt độ nơi này được điều hòa tốt hơn. Nước tại hồ Titicaca không chỉ là nguồn nước dùng phục vụ sinh hoạt cho thành phố Tiwanaku mà còn giúp việc phát triển nông nghiệp, cũng như trồng trọt của cư dân trong thành phố thuận lợi hơn.
Đế chế Tiwanaku phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào giai đoạn thế kỷ thứ 7,8.
Đế chế Tiwanaku phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào giai đoạn thế kỷ thứ 7,8. Vào giai đoạn thịnh vượng đó, đế chế này đã không ngừng mở rộng bằng việc mở đất hoặc gả con gái của các tộc trưởng cho các bộ tộc khác để mở mang lãnh thổ. Đế chế Tiwanaku hùng mạnh đã xây dựng nhiều công trinh kiến trúc có giá trị cao cả về nghệ thuật lẫn tính năng sử dụng. Điều đặc biệt là cho đến ngày hôm nay, sau hàng nghìn năm, đế chế hùng mạnh này cùng với thành phố của nó vẫn là đề tài nghiên cứu của nhiều học giả, nhà khảo cổ trên thế giới. Lý do là bởi, những bí ẩn về thành phố này thực tế đến ngày hôm nay vẫn chưa được giải mã hoàn toàn.
Đế chế Tiwanaku hùng mạnh đã xây dựng nhiều công trinh kiến trúc có giá trị cao cả về nghệ thuật lẫn tính năng sử dụng.
Sự thống trị của Tiwanaku bắt đầy suy giảm trong thế kỷ thứ 11 và sụp đổ vào thế kỷ 12 và lý do sụp đổ vẫn chưa được các nhà khảo cổ tìm ra.
Sự thống trị của Tiwanaku bắt đầy suy giảm trong thế kỷ thứ 11 và sụp đổ vào thế kỷ 12. Tuy nhiên lý do vì sao sụp đổ thì vẫn chưa được giải đáp cụ thể, đây cũng là một câu đố khiến các nhà sử học, khảo cổ học đau đầu trong nhiều năm qua.
Do sự biến đổi của khí hậu, nên vùng đất xung quanh thành trì của đế chế Tiwanaku xưa kia đã bị vùi lấp và trở nên hoang vu, cây cối cũng không thể mọc được tại đây. Tàn tích còn sót lại ngày hôm nay chỉ còn lại một vài công trình kiến trúc, trong đó đặc biệt nhất là quảng trường Puerta del Sol, đây là một công trình hình chữ nhật vô cùng hoành trắng bởi nó được tạo nên chỉ từ một phiến đá nặng 45 tấn với những hình khắc là các biểu tượng thần linih của người Tiwanaku xưa kia. Đến nay, các nhà khảo cổ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu về kỹ thuật xây dựng những kiến trúc này của người Tiwanaku. Những công trình cổ này được có giá trị tương tương với các công trình cổ ở Machu Pichu ở Peru.
Cho đến nay, di sản văn hóa này vẫn là điểm đến được yêu thích không chỉ của khách du lịch mà hàng năm, nơi đây vẫn đón nhiều đoàn khảo cổ, lịch sử tới nghiên cứu, tìm hiểu bởi những câu chuyện, những nghi vấn về thành phố này cũng như đế chế Tiwanaku vẫn chưa có lời giải sau nhiều năm được các nhà khảo cổ tìm tòi.
Tiwanaku, trung tâm chính trị và tinh thần trong văn hóa Tiwanaku được Unescocông nhận theo tiêu chí (iii), (iv).
Tiêu chí (iii): Các di tích, công trình kiến trúc còn lại ở Tiwanaku là minh chứng cho sự phát triển thịnh vượng trong một thời gian dài của đế chế Tiwanaku.
Tiêu chí (iv): Thành phố Tiwanaku cổ xưa còn là trung tâm chính trị, tâm linh – những yếu tố quan trọng để minh họa cho nền văn hóa Tiwanaku.
Unesco đã công nhận Tiwanaku, trung tâm chính trị và tinh thần trong văn hóa Tiwanaku của Bolivia là Di sản văn hóa thế giới năm 2000.
Cập nhật: 19/01/2016Theo disanthegioi.info

Không có nhận xét nào: