Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (Unesco) đã công nhận Khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng của Thái Lan là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1991.
Khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng trải dài trên diện tích hơn 600.000 ha dọc theo biên giới Myanmar.
Khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng trải dài trên diện tích hơn 600.000 ha dọc theo biên giới Myanmar. Đây là một trong những khu bảo tồn được giữ gìn, quy hoạch khá nguyên vẹn trong khu vực Đông Nam Á.
Địa hình ở Khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng gồm nhiều đồi núi với những dòng sông chảy theo mùa. Khu vực tập trung số lượng động vật, thực của khu bảo tồn nằm ở phía bắc. Trong tổng thể khu bảo tồn còn có những diện tích đất đồng bằng tuy nhiên khu vực đồng bằng không nhiều mà chủ yếu là địa hình đồi núi, sông suối.
Đây là một trong những khu bảo tồn được giữ gìn, quy hoạch khá nguyên vẹn trong khu vực Đông Nam Á.
Địa hình ở Khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng gồm nhiều đồi núi với những dòng sông chảy theo mùaHệ thống sông suối, đồi núi, rừng cây trong khu vực bảo tồn Thungyai - Huai Kha Khaeng
Trong Khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng, địa hình chia cắt nhằng nhịt bởi một mạng lưới các con sông, suối chảy xuyên qua và chảy ngang dọc khu vực này. Có một con sông lớn được bắt nguồn từ thung lũng Thung Yai chảy qua khu bảo tồn và chảy sang vùng biển của Miến Điện.
Điều đặc biệt với địa hình, đất đai trong khu vực bảo tồn đó là ở đây có sự xuất hiện của bãi biển và muối khoáng. Chính sự xuất hiện của muối khoáng làm cho đất đai nơi đây trở nên màu mỡ và sinh ra nhiều loại khoáng chất giúp cho sự phát triển mạnh hơn của hệ động thực vật.
Điều đặc biệt với địa hình, đất đai trong khu vực bảo tồn đó là ở đây có sự xuất hiện của bãi biển và muối khoáng. Chính sự xuất hiện của muối khoáng làm cho đất đai nơi đây trở nên màu mỡ và sinh ra nhiều loại khoáng chất giúp cho sự phát triển mạnh hơn của hệ động thực vật.
Khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng được chia thành 02 khu vực chính gồm khu vực núi, đồi, vùng đồng bằng thảo nguyên và khu vực sông suối.
Hệ động thực vật của Khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng rất đa dạng với sự xuât hiện của một số loài đặc trưng đến từ Trung Quốc, Ấn Độ , Miến Điện. Có 05 loại rừng nằm trong khu bảo tồn, những loại rừng này được phân biệt tính theo độ cao và độ bao phủ của các loại cây. Ví dụ trên các sườn núi cao trên 600 mét là một loài, dưới 600 được xếp vào loài khác. Phần còn lại gồm 1 rừng cây hỗn hợp, 01 rừng tre và 01 vùng rừng với các cây được nuôi dưỡng trong điều kiện nghèo khoáng chất.
Hệ động thực vật của Khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng rất đa dạng với sự xuât hiện của một số loài đặc trưng đến từ Trung Quốc, Ấn Độ , Miến Điện.
Các nhà khoa học và động thực vật học ước tính trong khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng có khoảng 120 loài động vật có vú, 400 loài chim, 96 loài bò sát, 43 loài lưỡng cư, 113 loài cá nước ngọt, 22 loài chim gõ kiến. Trong số 113 loài cá nước ngọt hiện đang cư trú tại khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng thì có tới 34 loài năm trong danh sách bị đe dọa. Đồng thời với sự hiện diện của 22 loài chim gõ kiến, khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng là nơi có số chim gõ kiến sinh sống đa dạng nhất trong các khu vực công viên, khu bảo tồn trên thế giới.
Sở dĩ có sự đa dạng về động vật và hệ thực vật như vậy là bởi trong khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng có cả vùng đồng bằng, đồi núi và khu vực sông, suối. Hai khu vực này có mối liên hệ mật thiết trong việc hình thành đất cũng như các khoáng chất nuôi dưỡng cây, hệ thực vật đồng thời tạo ra môi trường sống lý tưởng cho động vật.
Các nhà khoa học và động thực vật học ước tính trong khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng có khoảng 120 loài động vật có vú, 400 loài chim, 96 loài bò sát, 43 loài lưỡng cư, 113 loài cá nước ngọt, 22 loài chim gõ kiến.
Thêm một lý do khác nữa đó là diện tích của Khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng khá rộng lớn lại có một môi trường đặc biệt tự nhiên có thể là nơi sinh trưởng cho nhiều loại động vật lớn và động vật ăn thịt như Voi, Hổ. Đặc biệt có loài hổ Châu Á – một loài xếp trong danh sách cần được bảo vệ đặc biệt và có nguy cơ bị đe dọa cũng sinh trưởng và được bảo vệ trong khu bảo tồn này.
 Đặc biệt có loài hổ Châu Á – một loài xếp trong danh sách cần được bảo vệ đặc biệt và có nguy cơ bị đe dọa cũng sinh trưởng và được bảo vệ trong khu bảo tồn này.
Bên cạnh đó tại Thung Yai còn có sự xuất hiện của những người dân tộc thiểu số của Thái Lan sinh sống. Ước tính hiện nay có khoảng 3.800 người dân của các bộ lạc vẫn đang sinh sống tại vùng ven khu vực bảo tồn.
Khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn (ix) và (x) đó là: Tính toàn vẹn của Khu bảo tồn động vật hoang dã ThungYai – Huai Kha Khaeng tương đối hoàn thiện so với các khu bảo tồn khác trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, hệ thực vật và động vật nơi đây rất đa dạng, ngoài ra còn có nhiều loài quý hiếm được bảo tồn trong khu vực này.
Cập nhật: 26/12/2015Theo disanthegioi.info

Không có nhận xét nào: