Kolmanskop là một thị trấn ma nổi tiếng nằm trên sa mạc Namib, miền Nam Namibia, chỉ cách thị trấn cảng Lüderitz vài dặm. Trước đây nó đã từng là một thị trấn nhỏ nhưng rất thịnh vượng do các mỏ kim cương, ngày nay Kolmanskop đã bị bỏ hoang, đang phải chiến đấu chọi lại những cơn bão cát và sa mạc hóa đang dần nuốt chửng thị trấn. Được thành lập vào năm 1908, khi một công nhân đường sắt tên là Zacharias Lewala phát hiện ra kim cương, kể từ đấy thị trấn phát triển phồn thịnh trong 50 năm sau cho đến khi nó bị bỏ hoang hoàn toàn vào năm 1954 cũng là lúc mỏ kim cương cuối cùng cạn kiệt.
Trước cơn sốt kim cương, Kolmanskop chỉ là một thị trấn nhỏ, không đáng nêu tên đến nổi một tài xế vận tải tên làJohnny Coleman đã bỏ luôn cả xe bò của mình tại một con dốc đối diện thị trấn trong bão cát để thoát thân. KhiZacharias Lewala khám phá ra một những hòn đá sáng bóng trong khu vực, anh ta đã đưa cho người giám sát của anh ta xem – một chuyên gia đường sắt người Đức là August Stauch. Mr Stauch đã cho đó là kim cương sau đó viên đá đã được chứng thực, tin tức lan truyền nhanh như cháy rừng, một lượng lớn người, thợ mỏ, những kẻ muốn tìm vận may đổ về Kolmanskop.
Kolmanskop phát triển phồn thịnh nhanh chóng trở thành một trung tâm nhộn nhịp với nhiều tòa nhà kiến trức kiểuĐức to lớn và xa hoa với nhiều tiện nghi; một bệnh viện, một trường học, nhà máy điện, phòng kiêu vũ, đại lộ 4 làn xe, sân khấu, hội trường thể thao, sòng bạc, nhà máy nước đá và cũng là nơi người ta đặt máy chụp X-Quang đầu tiên ở Nam bán cầu. Thịt tươi có thể được mua tại các cửa hàng thịt, còn có một tiệm bánh, nhà máy đồ nội thất, một sân chơi công cộng và thậm chí có cả một hồ bơi. Kolmanskop cũng là nơi có xe điện đầu tiên ở châu Phi, và một tuyến đường sắt nhỏ liên kết với các thị trấn ven biển lân cận của Luderitz. Kolmanskop phát triển đỉnh cao của mình trong năm 1920 với gần 1.200 người với khoảng 700 gia đình.
Đến sau Thế chiến I, do sự khan hiếm nước, người ta phải đi xa ngoài thị trấn hàng trăm km để đến được mũi Cap Town ở phía Nam châu Phi, bơm nước vào thùng và dùng những chú ngựa kéo xe vận chuyển về dùng, các mỏ kim cương dần cạn kiệt, thiếu nhiều trang thiết bị vật tư. Các chủ thương gia và công nhân bắt đầu bỏ đi về phía nam nơi những mỏ kim cương mới giàu tài nguyên được phát hiện, để lại một thi trấn chính thức hoang vắng không một bóng người kể từ năm 1954.
Ngày nay, các di tích đổ nát của thị trấn ma không có mấy tương đồng so với vinh quang trước đây của nó. Những ngôi nhà tuyệt vời đã gần như bị phá hủy bởi gió và cát sâu đến đầu gối. Đến năm 1980, công ty khai thác mỏ De Beers, một chủ sở hữu đất mới đã bắt tay vào công cuộc khôi phục những tòa nhà, thành lập bảo tàng và mở ra một tour du lịch mới đến thị trấn ma. Kolmanskop là niềm cảm hứng cho nhiều nhiếp ảnh gia đến đây để tìm cho mình những tấm ảnh đẹp, là một địa danh thu hút khách du lịch với những tòa nhà cũ vẫn nguyên sơ với cư dân sinh sống hiện tại trong đó là những đám cát sa mạc trải khắp căn nhà. Thị trấn đã được sử dụng nhiều lần để quay phim – Dust Devil (1993), The King Is Alive (2000) và một lần nữa vào năm 2010 với tập phim Life After People: The Series. Kênh truyền hình khoa học của BBC Wonders of the Universe cũng từng được bấm máy nhiều nơi ở đây.
(Tham khảo Amusing Planet, Wikipedia, Namibian.org, Nguoiduatin.vn)
Đăng bởi CyberGhost
Chỉ cần một vài dặm từ Địa Tây Dương là bạn có thể đến với sa mạc ven biển rộng lớn Namib thuộc miền nam Namibia, nơi có thị trấn Kolmanskop bị bỏ rơi cách đây 55 năm.
Trong thời kì hoàng kim, thị trấn Kolmanskop phát triển mạnh mẽ với dân số chỉ có hơn 1.000 mà hầu hết là người dân lao động nhập cư. Chỉ với một dân số ít ỏi cùng với văn hóa giải trí sôi động một thời, giờ thì tất cả đều bị nhấn chìm trong một biển cát sa mạc.
Vào năm 1908, khi Namibia còn dưới sự kiểm soát của Đức, một công nhân đường sắt có tên là Zacharias Lewala tìm thấy một viên kim cương trong khi dọn dẹp đống cát. Ngay sau đó, thì khu vực này bị bao vây bởi cơn sốt tìm kim cương cũng giống như California Gold Rush giữa thế kỉ 19. Các tay thợ săn tài sản từ những nơi xa xôi tập trung về nơi này và mở rộng phạm vi tìm kiếm, làm cho câu chuyện tìm kiếm kim cương trở nên phong phú thêm. Đến cuối năm 1914, người ta đã đào bới trong khu vực này và tìm thấy khoảng 5.000.000 carat tương đương với 1.000 kg kim cương.
Kolmanskop trở nên giàu có và phồn thịnh nhờ kim cương nhưng theo phong cách của một thị trấn kì lạ, người ta luôn mong chờ tất cả những gì đến với họ đều vĩ đại, giàu có giống như Đức. Trường học, bệnh viện, phòng khiêu vũ, một bể bơi và thậm chí cả một loạt các sân chơi ném Bowling và những con hẻm được xây dựng để đi bộ chung quanh những căn hộ dành cho người lao động trú ngụ.
Khu vực này rất quan trọng, nó là nhà mà người ta đã đặt máy chụp X-Quang đầu tiên ở Nam bán cầu. Nhưng giờ đây sa mạc Namid đã cuốn tất cả, ngay bệnh viện cũng biến mất không còn thấy nữa.
|
Nước ở khu vực này rất khan hiếm. Người ta phải đi rất xa, cách thị trấn 100 km để đến được mũi Cap Town ở phía nam châu Phi, bơm nước vào thùng và vận chuyển về để dùng và phương tiện vận chuyển nước là một con ngựa kéo xe. Nước cứ được chuyển giao hằng ngày đến mỗi nhà như vậy.
Mặc dù có những khó khăn, nhưng người dân của thị trấn Kolmanskop vẫn sống một cuộc sống hưởng thụ đầy đủ với rượu sâm banh, những điếu xì gà và sở hữu những viên kim cương dễ dàng kiếm được trong vùng đất mình sinh sống.
Giá kim cương bắt đầu giảm xuống sau chiến tranh thế giới thứ I, thị trấn Kolmanskop vinh quang giàu có ngày nào đã bắt đầu đi vào tình trạng suy thoái. Năm 1926, lại một lần nữa cơn sốt kim cương lại đến, những người dân tại thị trấn này lần lượt ra đi về phía Nam, dần dần bỏ lại thị trấn, bắt đầu cho một công cuộc tìm kiếm mới. Chính vì sự khan hiếm nước non, trang thiết bị vật tư và sự tiêu hao dần của kim cương mà thị trấn bị bỏ rơi chính thức vào năm1954.
Tòa nhà được công ty De Beers tân trang lại.
|
Trong những năm qua, những ngôi nhà, nhà máy khai khoáng được các sa mạc khô cằn bảo vệ. Yếu tố thiên nhiên tham gia phá hoại thị trấn chỉ có cát và gió. Đến năm 1980, công ty De Beers, một chủ sở hữu đất mới đã bắt tay vào công cuộc khôi phục những tòa nhà và mở ra một tour du lịch mới đến thị trấn ma. Nhưng khách du lịch đến đây vẫn thấy thú vị nhất là nhìn những tòa nhà cũ vẫn nguyên sơ với cư dân sinh sống hiện tại trong đó là những đám cát sa mạc trải khắp căn nhà. Các thành phố ở đây vẫn mở cửa hàng ngày để đón khách du lịch viếng thăm. Những tour du lịch luôn kèm hướng dẫn, họ sẽ nói về những gì còn sót lại, về kể những câu chuyện xoay quanh việc tìm kiếm kim cương lên cơn sốt một thời. Với không gian khá yên tĩnh và những cồn cát chạy dọc mọi hướng, ngõ ngách của căn nhà khiến du khách rất thích thú khi đến đây.
Tuệ Tâm
Theo Bưu Điện Việt Nam
Một số loài động vật và thực vật khác thường đã được tìm thấy tại sa mạc này. Trong số đó, nổi bật hơn cả, có thể kể đến Welwitschia Nirabilis vốn là loại cây bụi mọc hoang dại, có 2 dây leo phát triển liên tục trong suốt thời gian tồn tại. Loại dây leo này có thể dài cả mét, sống bám trên cây và có thể tự xoắn lại trước những cơn gió sa mạc.
Hai chú voi trong một buổi chiều tà ở sa mạc.
Ở sa mạc Namib còn có Sossusfley – vùng đất rộng lớn tại khu vực trung tâm phía ven biển - được biết đến là cồn cát đỏ lớn nhất thế giới. Với chiều cao có thể lên đến 400m, trong suốt thời kỳ ẩm ướt (wet period), khu vực này thường được lấp đầy bởi nước sông Tsohab vào tháng 2. Loại thực vật chính ở Sossusfleya là cây keo lạc đà (Acacia erioloba). Người ta thường gọi Sossusfley bằng một cái tên khác Dead Fley vì nơi đây như một đầm lầy chết, có khung cảnh chụp lên kỳ bí như những tranh vẽ.
Sa mạc Namib - Những đường cong tuyệt mỹ của thiên nhiên
Để leo lên đỉnh những đụm cát quả là không dễ dàng.
Sa mạc Namib - Những đường cong tuyệt mỹ của thiên nhiên
(du lich) - Sa mạc Namib là sa mạc lớn nhất Namibia, quốc gia ở miền nam Châu Phi. Namib trong tiếng Nama có nghĩa là "rộng lớn", nó được coi như là sa mạc cổ xưa nhất trên thế giới.
Những đụm cát ở Namib được hình thành do những con gió mạnh mang cát từ sa mạc Kalahari. Những đụm cát này thường cao từ 100-150m, đụm cao nhất có lẽ lên tới 350-450m. Hàng năm có khá đông du khách đến Namib và leo lên đỉnh những đụm cát để có thể nhìn bao quát vẻ đẹp của Namib và ngắm những đường cong tuyệt mỹ của tạo hóa.
Những đụm cát này thường cao từ 100-150m, đụm cao nhất có lẽ lên tới 350-450m.
Những du khách này đều phải đi giày bới cát rất nóng.
Để leo lên đỉnh những đụm cát quả là không dễ dàng.
Cây "nara", loài cây cung cấp nước cho các loài động vật sống trên sa mạc và thổ dân bản địa.
Loài cỏ này vẫn mọc xanh tươi ngay ở nơi thời tiết kho hạn, lượng mưa ở đây chỉ khoảng 10-13mm mỗi năm
Những đụm cát này thường cao từ 100-150m, đụm cao nhất có lẽ lên tới 350-450m.
Những du khách này đều phải đi giày bới cát rất nóng.
Để leo lên đỉnh những đụm cát quả là không dễ dàng.
Cây "nara", loài cây cung cấp nước cho các loài động vật sống trên sa mạc và thổ dân bản địa.
Loài cỏ này vẫn mọc xanh tươi ngay ở nơi thời tiết kho hạn, lượng mưa ở đây chỉ khoảng 10-13mm mỗi năm
Theo Lan Trinh (Yeudulich)
Kỳ bí khung cảnh "ảo như tranh" ở sa mạc Namib
Đảm bảo sẽ khiến bạn thay đổi những định kiến về vùng đất khô cằn này đấy!
Có lẽ, khi nhắc đến miền sa mạc ở châu Phi, bạn sẽ nghĩ ngay đây là những nơi có khí hậu khắc nghiệt với những bãi cát khô cằn và cái nóng như thiêu đốt của mặt trời. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng nếu bạn thử nhìn ngắm những phong cảnh lạ lùng của Namib.
Sa mạc Namib là sa mạc lớn nhất của nước Namibia và miền Tây Nam Angola, thuộc vườn quốc gia Namib - Naukluft lớn nhất châu Phi. Tên "Namib" trong tiếng Nama có nghĩa là "to lớn". Dù không thể lớn như Sahara nhưng đây lại là sa mạc "nhiều tuổi" nhất thế giới (khoảng 80 triệu năm) và có diện tích khoảng 55.000km² (chiều dài 1.500km và chiều rộng khoảng từ 80km đến 160km dọc theo bờ biển Đại Tây Dương).
Nhiệt độ ban đêm trung bình là 0°C và nhiệt độ ban ngày trung bình là 50°C. Với nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn như vậy, sa mạc Namib là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật lạ lùng nhất trên thế giới.
Sa mạc Namib được du khách tham quan bằng khinh khí cầu.
Cây sống ở sa mạc.
Sa mạc Namib là sa mạc lớn nhất của nước Namibia và miền Tây Nam Angola, thuộc vườn quốc gia Namib - Naukluft lớn nhất châu Phi. Tên "Namib" trong tiếng Nama có nghĩa là "to lớn". Dù không thể lớn như Sahara nhưng đây lại là sa mạc "nhiều tuổi" nhất thế giới (khoảng 80 triệu năm) và có diện tích khoảng 55.000km² (chiều dài 1.500km và chiều rộng khoảng từ 80km đến 160km dọc theo bờ biển Đại Tây Dương).
Những đụn cát của sa mạc Namib nối tiếp bờ biển Đại Tây Dương.
Nhiệt độ ban đêm trung bình là 0°C và nhiệt độ ban ngày trung bình là 50°C. Với nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn như vậy, sa mạc Namib là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật lạ lùng nhất trên thế giới.
Những loại cây sống trong sa mạc có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, sống chủ yếu nhờ những hơi nước còn đọng lại từ sương mù được gió biển thổi vào.
Một số loài động vật và thực vật khác thường đã được tìm thấy tại sa mạc này. Trong số đó, nổi bật hơn cả, có thể kể đến Welwitschia Nirabilis vốn là loại cây bụi mọc hoang dại, có 2 dây leo phát triển liên tục trong suốt thời gian tồn tại. Loại dây leo này có thể dài cả mét, sống bám trên cây và có thể tự xoắn lại trước những cơn gió sa mạc.
Quần thể động vật tại Namib hầu hết là động vật chân khớp và động vật nhỏ, những loài có thể sống ở các khu vực khô cằn. Ngoài ra, cũng có thêm một số loài động vật lớn và đặc trưng khác như linh dương sừng kiếm, đà điểu châu Phi hay voi ở một số vùng sa mạc đặc biệt. Namib là sa mạc duy nhất trên thế giới có loài voi sinh sống.
Hai chú voi trong một buổi chiều tà ở sa mạc.
Đàn đà điểu châu Phi sinh sống ở sa mạc.
Một chú báo đang trên đường đi săn mồi.
Những bức ảnh chụp cây keo lạc đà ở Sossusfley làm người ta gợi nhớ đến vẻ kỳ bí trong những bức tranh cổ quái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét