Nằm ở phía Đông Nam bán đảo Ảrập, Oman vẫn là một đất nước bí ẩn đối với nhiều người. Nơi đây có những mỏ dầu tràn đầy nằm giữa sa mạc khô hạn mênh mông, nơi có lịch sử lâu đời với cuộc sống giàu có, xa hoa, các cung điện tuyệt đẹp.
Cung điện hoàng gia Al Alam nằm ở thủ đô Muscat là công trình rộng lớn và xa hoa.
Hang động Al Hoota với những quần thể đá tảng lớn nhiều màu là công trình thiên nhiên kỳ thú ở Oman.
Cung điện Al Bustan nằm bên bờ biển xanh là một trong những khách sạn sang trọng nhất ở thủ đô Muscat.
Những người đàn ông Oman mặc trang phục truyền thống đang chơi nhạc ngoài trời.
Khu nghỉ dưỡng cao cấp Chedi Muscat có vẻ đẹp lộng lẫy như trong truyện cổ tích.
Không chỉ có những khách sạn ven bờ biển, ở Oman còn có nhiều khu du lịch sang trọng nằm giữa sa mạc.
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Qaboos được khánh thành vào năm nay là công trình tôn giáo lớn nhất Oman.
Pháo đài Nakhal là một trong những pháo đài có lịch sử lâu đời nhất ở Vương quốc Oman.
Nhà thờ Al Zulfa với những mái vòm được lát gạch độc đáo.
Đài phun nước nằm trong khuôn viên nhà thờ.
(THVL) Kênh dẫn nước ở quốc gia Hồi giáo Oman
Ở Oman, thời tiết lúc nào cũng nóng bức với nhiệt độ hơn 40 độ C. Quốc gia này có một loài hoa hồng khá nổi tiếng không chỉ bởi sắc đẹp mà còn bởi sức chịu đựng của nó giữa cái nóng của sa mạc. Chúng sống được là nhờ vào hệ thống dẫn nước vô cùng phức tạp đã có mặt tại quốc gia này cách nay nhiều thế kỷ.
Các đàn gia súc và cả cánh đồng đều phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi này. Người Oman gọi những con kênh dẫn nước là “aflaj”, có nghĩa là “phân chia thành nhiều phần”. Con kênh Al Sherika, dài 2km, là một trong những con kênh lâu đời nhất ở Oman. Người ta tính rằng, nó đã được 1.500 năm tuổi.
Theo những gì truyền lại từ xưa thì con kênh ấy do Vua Solomon ra lệnh đào trong một lần ông đến khu vực này. Những đường rãnh dẫn nước đầu tiên được đào xuyên qua hoặc dọc theo những vách núi bằng những dụng cụ rất thô sơ. Có đến hơn 4.000 con kênh dẫn nước được tạo nên như thế, trong đó có 2.000 con kênh hiện vẫn còn được sử dụng.
Ở Oman, công việc dọn sạch con kênh là trách nhiệm của những người đàn ông trong làng. Người dân ở đây chủ yếu sử dụng nguồn nước này để tưới cây trồng. Từ trên núi, dòng nước chảy quanh co xuống các chân đồi theo những kênh dẫn. Con kênh dài nhất ở đây có độ dài đến 80 km.
Hoa hồng Damask đã được trồng tại khu vực này từ rất lâu. Khi lần đầu tiên nó xuất hiện tại vùng đất này, không ai biết đó là loại cây gì và có lợi ích gì không. Nhưng về sau, người ta trồng nó để nâng cao thu nhập.
Việc dẫn nước vào các cánh đồng đã được người dân vùng này thực hiện cách nay vài thế kỷ. Tổng cộng ở đây có 80 cánh đồng, mỗi cánh đồng có diện tích khác nhau vì thế, thời gian dẫn nước vào cũng khác nhau. Trước đây, để tính thời gian dẫn nước vào các cánh đồng, người ta thường dựa vào mặt trời và các vì sao.
Đất nước Oman bắt đầu được hiện đại hóa dưới thời trị vì của nhà Vua Sultan Qaboo. Năm 1970, Vương quốc Hồi giáo này đã có 10 km đường bộ và ba trường học nhưng lại không có radio và điện thoại. Muscat là thành phố thủ đô lớn nhất của vương quốc Hồi giáo Oman với dân số khoảng 1 triệu người. Nguồn lợi chủ yếu của quốc gia này đến từ các ngành công nghiệp khí đốt và dầu mỏ. Khi nền kinh tế – đặc biệt là các ngành thương mại – bùng nổ, dân số của thành phố cũng gia tăng theo. Các giếng nước và các con kênh dẫn nước không thể cung cấp đủ nước cho người dân.
Tại Oman, 90% lượng nước ngọt được sử dụng cho nông nghiệp. Tại các đồn điền đều có giếng nước riêng và được trông nom rất chặt chẽ vì khi mực nước ngầm giảm quá thấp, lớp nước muối bên dưới sẽ làm ô nhiễm giếng.
Bộ Tài nguyên nước Oman có trách nhiệm bảo vệ và phân phối nước cho người dân. Mặc dù nước là một loại hàng hóa đắt tiền, nhưng người Oman không phải trả tiền để được sử dụng. Hơn nữa, họ không phải trả thuế và được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí.
Hồng Hậu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét