Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Người Nhật "rắc rối" thứ hai không ai dám nhất, ăn một món cũng phải nghĩ đủ điều

TRÀ MY, THEO TRÍ THỨC TRẺ

Người Nhật có cả một hệ thống những món nên và không nên ăn, chi tiết cho từng buổi sáng trưa chiều tối, xuân hạ thu đông…

    Nhật là một đất nước hiện đại bậc nhất với robot hệt người, hệ thống tàu điện ngầm êm ru, đồ dùng công nghệ cao tự động hóa 100%. Nhưng điều đó không có nghĩa là người Nhật không tin vào những phong tục tập quán, vận may và điềm rủi – giống như bao tín ngưỡng trong văn hóa châu Á khác.
    Không tin ư? Hãy nhìn vào bữa ăn hàng ngày của họ thì biết ngay:

    Món ăn mùa thi

    Nếu bạn đã chán ngán món chè đậu, xôi đỗ ăn suốt 12 năm học, thì bạn sẽ thầm cảm ơn nếu biết mình sinh ở Việt Nam chứ không phải… Nhật. Vì vào mùa thi tại Nhật, bạn sẽ còn phải ăn nhiều món "may mắn" hơn thế nữa, xoay vòng suốt mấy tuần trước khi thi.
    Nổi tiếng nhất là món thịt heo chiên giòn "tonkatsu", với "katsu" nghĩa là chiến thắng. Món này hay được ăn với cơm (katsudon) hoặc mì ramen (tonkatsu ramen). Ngoài ra, món cá khô bào katsuobushi cũng rất được ưa chuộng vì có âm tiết "katsu" bên trong!
    Người Nhật rắc rối thứ hai không ai dám nhất, ăn một món cũng phải nghĩ đủ điều - Ảnh 1.
    Ăn đơn giản để làm bài thanh thản: Món nào có chữ "katsu" là xơi tuốt!
    Bên cạnh đó, sĩ tử Nhật cũng rất ưa chuộng những món "dính dính" như đậu bắp, đậu nành lên men, khoai mỡ, đậu hũ,… Những món này gọi chung là "nebaneba", nghe từa tựa câu "never give up!" (không bao giờ bỏ cuộc) trong tiếng Anh, rất có tác dụng lên dây cót tinh thần khi học thi ấy nhỉ?
    Người Nhật rắc rối thứ hai không ai dám nhất, ăn một món cũng phải nghĩ đủ điều - Ảnh 2.

    Món ăn ngày Tết

    Mùa thi đã "lắm chuyện" thế, ngày Tết còn cầu kì hơn. Toàn bộ mâm cơm ngày Tết của người Nhật đều mang hàm ý sâu sắc, cầu chúc may mắn và tài lộc cho cả năm.
    Điển hình nhất là mì trường thọ (Toki-Koshisoba). Gọi như thế vì sợi kì rất dài, mang hàm ý cầu chúc tuổi thọ cũng dài như… mì vậy. Ngoài ra, vì sợi mì mềm dễ đứt, nên ăn mì vào năm mới cũng là cách để… cắt đứt vận xấu trong năm qua.
    Người Nhật rắc rối thứ hai không ai dám nhất, ăn một món cũng phải nghĩ đủ điều - Ảnh 3.
    Ngoài ra, toàn bộ món ăn Tết truyền thống còn lại đều là một phép chơi chữ vi diệu: Kanzunoko (trứng cá trích) chiết tự có nghĩa là nhiều đứa trẻ, để chúc con đàn cháu đống. Tảo biển Konbu lại liên quan đến yorokonbu, nghĩa là vui vẻ. Trong khi đó, kuro-mame (đậu nành đen) lại có từ "mame" nghĩa là khỏe mạnh, v.v…
    Người Nhật rắc rối thứ hai không ai dám nhất, ăn một món cũng phải nghĩ đủ điều - Ảnh 4.
    Mâm cơm ngày Tết của người Nhật đều được lựa chọn kĩ càng từ cái tên trở đi, với hàm ý cầu chúc con cái, hạnh phúc, sức khỏe và của cải.

    Món ăn nổi tiếng vì… tên hay

    Tuy nhiên, đấy chưa phải là cấp độ "rắc rối" cao nhất trong ăn uống của người Nhật. Lịch sử nước Nhật đã chứng minh, có những món ăn có thể thôn tính cả một dân tộc, chỉ vì nó có cái tên… may mắn.
    Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao kẹo Kit Kat xuất thân từ Anh, lại nổi như cồn tại Nhật chưa? Người Nhật mê Kit Kat tới nỗi, mỗi năm lại vắt óc nghĩ ra một hương vị mới, ra đời những phiên bản Kit Kat chỉ có ở Nhật như wasabi, dấm chanh, bí ngô, hoa anh đảo, v.v…
    Người Nhật rắc rối thứ hai không ai dám nhất, ăn một món cũng phải nghĩ đủ điều - Ảnh 5.
    Người Nhật để ý tên các món ăn lắm đấy
    Có rất nhiều giả thiết cho lí do thành công của Kit Kat tại Nhật, và ngộ nghĩnh là chả có cái nào liên quan đến… hương vị của nó. Phổ biến nhất là lí giải "Kit Kat" nghe như "kitto-katto", có nghĩa là "chắc chắn thắng lợi". Vì thế, cứ ba học sinh ở Nhật đi thi thì một người ăn Kit Kat, và cứ lục túi năm sinh viên thì phát hiện một người đem Kit Kat bên mình để… cầu may. Thế là loại kẹo này ngày một nổi tiếng và được săn đón ở Nhật. 

    Không có nhận xét nào: