Thánh địa Ayutthaya, tên chính thức là Công viên lịch sử Ayutthaya là tàn tích của một thành phố cổ từng rất hưng thịnh trong lịch sử Thái Lan suốt nhiều thế kỷ
Thành phố này được vua Ramathibodi I (U-thong) của Xiêm La thành lập năm 1350 và đã là kinh đô của Thái Lan cho đến khi nó bị phá hủy bởi quân đội Miến Điện năm 1767.
Những gì còn lại ở Ayutthaya là một tổ hợp di tích bao gồm rất nhiều đền, chùa, tháp... rải rác trong một diện tích rộng lớn tới 2.556km2
Nét đặc trưng trong kiến trúc của Ayutthaya là những ngọn tháp nhiều tầng xây dựng bằng chất liệu gạch đỏ trần, được trang trí rất kỳ công
Nơi đây từng có những đền đài có quy mô to lớn mà ngày nay chỉ còn là những tàn tích đổ nát.
Mặc dù đã bị hủy hoại nặng nề, nhưng những gì còn lại cho thấy Ayutthaya từng là một thành phố vĩ đại của thế giới vào thời Trung cổ
Ayutthaya là minh chứng cho sự hùng mạnh của vương quốc Xiêm La, một giai đoạn hoàng kim trong lịch sử Thái Lan. Năm 1758, vương triều này đã rơi vào một cuộc ganh đua tranh giành ngai vàng dân tới sự xáo trộn và suy yếu mọi mặt.
Kết quả là Xiêm La đã thất bại trước cuộc tiến công của người Miến Điện, và kinh đô Ayutthaya bị những kẻ xâm lược biến thành một thành phố hoang tàn đổ nát. Đây là một bài học lịch sử cho các vương triều sau này của người Thái.
Ayutthaya đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào tháng 12/1991.
Với nhiều nét tương đồng, di sản này thường được so sánh với Thánh địa Mỹ Sơn của Việt Nam về giá trị kiến trúc và lịch sử.
Quê hương tượng Phật không đầu ở Thái Lan
Ayutthaya từng là thành phố mạnh nhất khu vực Đông Nam Á cho đến quân đội Miến Điện xâm lược và phá hủy tất cả. Phụ nữ bị bắt đi, đàn ông bị giết chết, chỉ còn trơ lại những tượng Phật không đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét