Tọa lạc ở phía đông đảo Crete, Hy Lạp, cao 800 m so với mực nước biển, người dân ở cao nguyên Lasithi không thể chôn cất người chết xuống lòng đất.
Cao nguyên Lasithi liên tục có người tới định cư từ thời kỳ đồ đồng vào khoảng năm 5600 trước Công nguyên cho đến thế kỷ 13. Sau khi các cuộc Thập tự chinh thứ 4 và cuộc chiến Constantinople năm 1204 diễn ra, đảo Crete rơi vào sự kiểm soát của nước Cộng hòa Venice.
Trong hai thế kỷ tiếp theo, người dân đảo Crete liên tục nổi dậy chống lại người Venetian. Người Venetian đã trục xuất những cư dân Crete ra khỏi đất nước và phá hoại mùa màng, làng mạc của họ.
Những cánh đồng hoa màu xen lẫn hàng nghìn chiếc cối xay gió. Những chiếc cối này có nhiệm vụ mang nước về để tưới trên cánh đồng. Ảnh: Flickr.
|
Vào đầu thế kỷ 15, những người cai trị Venetian cho phép người tị nạn từ Hy Lạp quay về định cư ở đồng bằng và canh tác lại đất đai. Tuy nhiên, thời gian đó việc canh tác trở nên khó khăn, bệnh dịch bùng nổ liên miên.
Mỗi khi mùa đông đến, những cơn mưa nặng hạt làm nước lớn trôi dọc sườn núi xuống đồng bằng làm vỡ đê chắn lũ và phá sạch mùa màng. Để khắc phục, người Venetian đào một hệ thống lớn các mương thoát nước cho cao nguyên Lasithi. Đến nay, hệ thống này vẫn đang được sử dụng.
Từ thời kỳ đồ đá mới, Lasithi có rất nhiều người tới định cư vì nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ và thảm thực vật xanh tươi. Những dãy núi bao trọn các ngôi làng nằm rải rác quanh vùng đất cao nguyên hình oval này. Bao phủ khắp khu vực đồng bằng là những cánh đồng lúa và rau củ khoai tây, bắp cải, dưa chuột, đậu và hành tây. Để duy trì vẻ tươi tốt của những cánh đồng, nghìn chiếc cối xay gió miệt mài quay mỗi ngày để kéo nước về cho từng khoảng ruộng.
Những chiếc cối xay được dựng bằng đá cùng với các cánh trắng như chong chóng từ lâu đã trở thành hình ảnh đặc trưng của Lasithi. Chúng được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 phục vụ cho nông nghiệp. Gió thổi những cánh lớn quay để tạo lực hút kéo nước từ mặt đất để tưới cho cây trồng.
Trong thời kỳ hoàng kim, Lasithi có hơn 10.000 chiếc cối xay gió, nhiều người cho rằng con số ấy có thể lên tới 20.000. Hiện nay chỉ còn lại khoảng 5.000 chiếc, hầu hết đã bị bỏ hoang để thay thế bằng động cơ diesel hiện đại và máy bơm điện.
Trước khi có sự xuất hiện của cối xay gió, Lasithi tập trung sản xuất hoa màu khô như lúa mì và các loại đậu. Với các động cơ bơm nước hiện đại, người dân có thể canh tác với nhiều loại lương thực đa dạng. Ngày nay, khoai tây là cây nông nghiệp quan trọng nhất ở đây.
Những chiếc cối xay cổ được giữ nguyên trạng song chúng không còn phục vụ cho mục đích tưới tiêu như thuở ban đầu. Ảnh: Flickr.
|
Một điểm nữa khiến Lasithi trở nên lạ lùng là tục lệ mai táng. Nguồn nước dồi dào giúp ích cho trồng trọt song lại gây cản trở cho người chết. Ngay dưới lớp đất mỏng chính là một lớp đá không thấm nước khiến mạch nước ngầm ở đây nông và vì thế dân cư Lasithi không thể an táng người quá cố dưới lòng đất. Thay vào đó, họ sẽ đặt thi hài trong một quan tài bằng gỗ ngay trên mặt đất.
Phạm Huyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét