Khoảng năm 437 tr.CN, Pheidias, vì lý do chính trị phải rời Athens để sống lưu vong. Ông đến Olympia theo yêu cầu của hội đồng xây dựng đền thờ Zeus. Trước đó, ông đã hoàn thành bức tượng bằng ngà và vàng nổi tiếng Athena ở điện Pantheon và một bức tượng nữ thần khác cũng đẹp mắt không kém, cao gần 10 m (33ft) ở Acropolis.
Nhiệm vụ của Pheidias ở Olympia là thiết kế và dựng lên một hình ảnh để sùng bái thần Zeus đặt bên trong đền Doric. Kết quả thật phi thường: ông phác thảo một bức tượng bằng ngà và vàng cao 13m (43ft) đặt trên một phần đế bằng đá cẩm thạch cao 1 m (3,3ft). Toàn bộ công trình lấp kín cả đầu phía tây của ngôi đền - một kỳ công nếu xét về nguyên liệu chế tác và diện tích mặt bằng - chỉ có thể thưởng lãm khi đứng cách xa vì những tấm bình phong có hình vẽ bao quanh phần đế che khuất tầm nhìn.
Pheidias thể hiện tư thế thần Zeus đang ngồi trên ngai vàng, phóng đại tối đa kích thước bức tượng trong không gian: nếu tượng được tạc theo tư thế đứng, có thể sẽ đạt đến chiều cao hơn 18m (59ft). Bên tay phải Zeus đang cầm tượng thần Victory có cánh biểu tượng cho chiến thắng trong các kỳ Thế vận Olympic, bên tay trái là vương trượng trang trí bằng kim loại biểu thị vị trí tối cao của Zeus trong tư cách là vua của các vị thần. Một con chim đại bàng đậu trên vương trượng, chính là biểu tượng của thần Zeus. Toàn thân tượng Zeus hoàn toàn được chế tác bằng chất liệu ngà, trong khi áo và dép của tượng được làm bằng vàng. Nhiều họa tiết động vật và hoa huệ tay tinh xảo được khắc vào y phục của bức tượng, trên phần đầu tượng trang điểm bằng vòng hoa ôliu. Khối lượng toàn thân bức tượng được đặt trên ngai vàng làm bằng gỗ mun và ngà rất công phu - một công trình khác không kém phần tráng lệ nằm bên phải bức tượng, chạm trổ các nhân vật thần thoại, phong cảnh, trang điểm thêm bằng đá quý và vàng. Bàn chân tượng đặt trên một ghế lớn để chân, phía trước ghế là một chiếc hồ nhỏ bằng đá cẩm thạch đen dùng để hứng nước dầu ôliu rưới khắp bức tượng, có lẽ đề làm cho ngà không bị rạn.
Hình ảnh những nguyên liệu xây dựng trước đây ở Olympia.
Mặc dù không có công trình nào của Pheidias còn lưu giữ cho đến nay, nhưng rõ ràng ông có khả năng thực hiện công trình điêu khắc to hơn người thật, tinh xảo, hoàn mỹ trong chất liệu ngà. Tuy nhiên, ông chưa hề, hay bất kỳ ai khác cũng thực hiện một công trình bằng chất liệu ngà với kích thước đồ sộ như thế, cho đến khi ông thực hiện tượng Athena cho điện Parthenon. Kỹ thuật không phải dễ, đòi hỏi nhiều kỹ năng trong chế tác kim loại, gỗ cũng như ngà.
Bên trong thần tượng thần Zeus ở Olympia
Có khoảng 780 m3 (27.545ft3) gỗ lấy từ địa phương để làm thân tượng, sau đó mới gắn ngà. Bên trong có lẽ cũng gần bằng chiều cao bức tượng, được làm từng bộ phận rồi ghép lại trong đền thờ. Gần như không thể di chuyển thân tượng ra vào đền như một đơn vị riêng lẻ. Gỗ tạo hình chỉ ở mức độ không đáng kể, trong khi phần cơ bắp được đổ khuôn cẩn thận bằng ngà và kim loại.
Xưởng của Pheidias nằm bên ngoài điện thờ, ở phía đông ngôi đền, chính Pheidas đã bố trí và thực hiện nhiều bộ phận của bức tượng ngay đây. Bản thân ông có lẽ đã chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm các chi tiết tinh xảo khi đổ khuôn và chạm trổ, trong khi những người khác giám sát công tác cung ứng và vận chuyển nguyên liệu. Cùng lúc, những nhà điêu khắc khác tham gia vào việc chuẩn bị nguyên liệu và lõi gỗ, cố định các tấm ngà và vàng, cũng hỗ trợ Pheidias.
Tạo dáng nguyên liệu
Người ta thường cho rằng ngà voi được cắt ra và gắn vào lõi gỗ, nhưng chi tiết trong bức tượng thần Zeus của Pheidias cho thấy hệ thống cơ bắp thể hiện rất sinh động ở phần ngực, có thể họ đã áp dụng một số kỹ thuật chế tác ngà khác tinh xảo hơn. Việc sản xuất đồ gỗ trong thời cổ đại, điều Pheidias vốn rất quen thuộc, đã giúp chúng ta lần ra manh mối. Những người làm đồ gỗ đều biết cách có được các tấm ngà mỏng và to hơn bằng việc bung hơn là cắt ngang. Không những việc bao phủ một diện tích lớn hơn bằng những tấm ngà này dễ hơn, độ dày của chúng sẽ giúp việc đổ khuôn ngà dễ hơn một khi được làm mềm. Nhiều nguồn tư liệu thời cổ ghi lại các phương pháp và vật liệu khác nhau trong việc làm mềm và tạo dáng bằng ngà, như lửa, bia, giấm và nấu với quả mandrake, có lẽ Pheidias đã áp dụng những cách này. Một khi đã làm mềm, các tấm ngà mịn sẽ hình thành ngai vàng trong khi các tấm khác ép vào các khuôn đất nung để tạo hình phần thịt. Sau đó, mỗi chi tiết ngà hoàn chỉnh được vận chuyển vào đền, lắp vào phần lõi gỗ bằng đinh tán, các tấm ngà còn ướt sẽ tự động kết dính với nhau.
Phần áo ngoài và giày của tượng được làm bằng vàng, cũng như bức tượng thần Victory trên tay phải của thần Zeus và các chi tiết khác thuộc phần ngai vàng. Người ta áp dụng nhiều kỹ thuật để chế tác chất liệu vàng. Muốn trang trí các chi tiết thuộc tấm lớn ở phần ngai vàng có lẽ phải đập mỏng để tạo dáng. Tuy nhiên, khuôn dùng để tạo hình các chi tiết khác, chẳng hạn như các con sư tử bằng vàng khối nằm ở hai bên ghế để chân, và phần xếp nếp của áo choàng bức tượng thần Zeus. Vàng tan chảy ở nhiệt độ rất cao rồi đổ vào khuôn dưới dạng chất lỏng. Đất sét nung được phát hiện trong việc gia công các chi tiết xếp nếp áo.
Vì thế toàn bộ công trình được chế tạo từng chi tiết một, cho đến khâu trau chuốt ngà và đánh bóng vàng được thực hiện sau cùng. Kết quả hình thành một kỳ quan thật tuyệt vời khiến những người cổ đại phải kinh ngạc và ghi chép cảm tưởng qua tác phẩm của Strabo, Cicero, Callimachus và Pausanias…
Càng về cuối thế kỷ 4 sau CN, tín đồ Cơ Đốc cấm đoán tất cả mọi sự sùng bái ngoại giáo khác. Điện thờ ở Olympia không còn sử dụng và các kỳ thi Thế vận Olympic cũng không được tổ chức nữa. Tuy nhiên tượng thần Zeus ở Olympia vẫn còn sức thu hút mọi người đến mức người ta di dời bức tượng về Constantinople (Istanbul). Năm 462 sau CN, một trận hỏa hoạn khủng khiếp đã tàn phá thành phố và thiêu hủy bức tượng. Bức tượng thần Zeus ở Olympia không hề có bản sao - tất cả những gì chúng ta biết được về bức tượng là qua sự mô tả trong các ghi chép thời cổ đại và bản vẽ phác ở các đồng tiền thời xưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét