.
.
Người Hadza hiện chỉ còn khoảng 1.000 dân, sống ở phía bắc Tanzanie. Họ đã sống ở vùng đất này khoảng 40.000 năm. Đây là một trong những bộ tộc cổ nhất của loài người.
Theo các nhà khoa học, bộ tộc Hadza ở phía bắc Tanzanie là bộ tộc lạ lùng nhất thế giới. Sở dĩ, các nhà khoa học có quan điểm như vậy, là vì, dù tiếp xúc với thế giới hiện đại nhiều năm nay, song họ chẳng thay đổi gì, vẫn giữ gìn văn hóa, nếp sống y như 200 ngàn năm trước.
200 ngàn năm trước và bây giờ, người Hadza vẫn sống phụ thuộc hoàn toàn vào rừng, chỉ săn bắn và hái lượm để sống. Họ không có thần linh, không có tộc trưởng, lãnh tụ, không sở hữu tài sản riêng và quan hệ quần hôn… Tóm lại, từ 200 ngàn năm trước đến nay, họ vẫn sống đúng như cuộc sống của người tiền sử.
Bộ tộc này sống lang thang trên những đồng cỏ thành từng nhóm khoảng 30 đến 40 người. Dù những cánh đồng cỏ rộng mênh mông, đất đai phì nhiêu, song họ chẳng trồng trọt, chăn nuôi.
Hàng ngày, đàn ông có mỗi việc đi săn, tìm mật ong và đàn bà thì đào củ, hái trái cây. Ăn hết thức ăn, đàn ông lại tổ chức đi săn. Họ chẳng trao đổi, cũng chẳng tích trữ thứ gì.
Chính phủ Tanzanie đã cố gắng tìm cách bảo tồn bộ lạc này trước nguy cơ tuyệt chủng bằng cách truyền bá cuộc sống văn minh. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều thất bại. Nhà xây họ không ở, chỉ ở lều cỏ. Bếp ga, bếp than họ không dùng, cũng chẳng dùng cách đánh lửa của thế giới hiện đại, mà cứ dành cả buổi để lấy lửa từ đá.
Trần Bình Thủy (Newscientist, Geo, Wikipedia)
Bộ tộc sống như người nguyên thủy 200 ngàn năm trước
(VTC News) - Họ không có thần linh, không có tộc trưởng, lãnh tụ, không sở hữu tài sản riêng và quan hệ quần hôn…
Người Hadza hiện chỉ còn khoảng 1.000 dân, sống ở phía bắc Tanzanie. Họ đã sống ở vùng đất này khoảng 40.000 năm. Đây là một trong những bộ tộc cổ nhất của loài người.
Ngôi nhà của bộ tộc Hadza. |
Theo các nhà khoa học, bộ tộc Hadza ở phía bắc Tanzanie là bộ tộc lạ lùng nhất thế giới. Sở dĩ, các nhà khoa học có quan điểm như vậy, là vì, dù tiếp xúc với thế giới hiện đại nhiều năm nay, song họ chẳng thay đổi gì, vẫn giữ gìn văn hóa, nếp sống y như 200 ngàn năm trước.
Họ uống nước như thế này. |
200 ngàn năm trước và bây giờ, người Hadza vẫn sống phụ thuộc hoàn toàn vào rừng, chỉ săn bắn và hái lượm để sống. Họ không có thần linh, không có tộc trưởng, lãnh tụ, không sở hữu tài sản riêng và quan hệ quần hôn… Tóm lại, từ 200 ngàn năm trước đến nay, họ vẫn sống đúng như cuộc sống của người tiền sử.
Sáng sớm, người đàn ông Hadza trèo lên ngọn cây để tìm thú. |
Một đứa trẻ đã phải học cách săn bắn. |
Bộ tộc này sống lang thang trên những đồng cỏ thành từng nhóm khoảng 30 đến 40 người. Dù những cánh đồng cỏ rộng mênh mông, đất đai phì nhiêu, song họ chẳng trồng trọt, chăn nuôi.
Hàng ngày, đàn ông có mỗi việc đi săn, tìm mật ong và đàn bà thì đào củ, hái trái cây. Ăn hết thức ăn, đàn ông lại tổ chức đi săn. Họ chẳng trao đổi, cũng chẳng tích trữ thứ gì.
Họ vẫn lấy lửa bằng... đá. |
Chính phủ Tanzanie đã cố gắng tìm cách bảo tồn bộ lạc này trước nguy cơ tuyệt chủng bằng cách truyền bá cuộc sống văn minh. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều thất bại. Nhà xây họ không ở, chỉ ở lều cỏ. Bếp ga, bếp than họ không dùng, cũng chẳng dùng cách đánh lửa của thế giới hiện đại, mà cứ dành cả buổi để lấy lửa từ đá.
Người Hadza sống phụ thuộc hoàn toàn vào săn bắn và hái lượm. |
Trần Bình Thủy (Newscientist, Geo, Wikipedia)
Bộ tộc quần hôn sống như người nguyên thủy
.
Dù được tiếp cận với nền văn minh nhưng cư dân bộ tộc Hadza thích ở lều cỏ, đánh đá lấy lửa.
Gần
1.000 cư dân Hadza sống quanh vùng núi Kidero, cạnh hồ Eyasi ở phía Bắc
nước Tanzania, Đông Nam châu Phi là một trong những bộ tộc cổ xưa nhất
thế giới.
Đến
nay, họ vẫn giữ cách sống như những người nguyên thủy: săn bắt, hái
lượm. Họ không có thần linh, không có tộc trưởng, lãnh tụ, không sở hữu
tài sản riêng và có mối quan hệ quần hôn (quan hệ tình dục tự do trong
một nhóm người hoặc một bộ lạc).
Người
Hadza đã hiện diện ở châu Phi từ 200.000 năm qua, được coi là bộ tộc lạ
lùng vì dù có tiếp xúc với thế giới hiện đại từ nhiều năm nay song họ
vẫn giữ thói quen săn bắt, hái lượm - nếp sống cũ mà chẳng chịu thay
đổi.
Theo
truyền thuyết của người Hadza, lịch sử bộ tộc được chia làm 4 thời đại,
mỗi thời đại tương ứng với một nền văn hóa khác nhau. Người Hadza nói
rằng, trong thời kỳ đầu của nhân loại, thế giới là nơi sinh sống của các
“gã khổng lồ đầy lông lá” có tên là Akakaanebe hoặc Gelanebe.
Các
Akakaanebe không có công cụ lao động và không có lửa, họ săn bắn bằng
cách nhìn chằm chằm vào con vật và khiến nó chết, sau đó ăn thịt sống.
Họ không xây nhà mà ngủ trên những cành cây.
Trong
kỷ nguyên thứ 2, các Akakaanebe được thay thế bằng các Tlaatlanebe -
những gã khổng lồ nhưng không còn lông lá nữa. Họ đã biết tận dụng các
vụ sét đánh để lấy lửa nấu thịt. Các Tlaatlanebe là những người đầu tiên
sử dụng vũ khí để bảo vệ mình khỏi kẻ thù và sống trong hang động.
Kỷ
nguyên thứ 3 là nơi sinh sống của Hamakwabe. Họ là những người đã phát
minh ra cách chế tạo cung tên và làm chủ việc dùng lửa.
Người Hadza sống phụ thuộc hoàn toàn vào săn bắn và hái lượm.
Kỷ
nguyên thứ 4 nơi sinh sống của những Hamaishonebe - người Hadza ngày
nay. Cư dân Hadza giờ đã biết xây những túp lều phủ lá cây để ở, dùng
lửa để nấu chín thức ăn…
Họ
sống lang thang trên những đồng cỏ, tụ tập thành từng nhóm khoảng 30 -
40 người. Dù những cánh đồng cỏ rộng mênh mông, đất đai phì nhiêu, song
họ không có ý định trồng trọt, chăn nuôi.
Hàng
ngày, đàn ông đi săn, tìm mật ong còn phụ nữ đào củ, hái trái cây. Ăn
hết thức ăn, đàn ông lại tổ chức đi săn. Họ không thực hiện trao đổi,
cũng như không tích trữ thứ gì.
Sáng sớm, người đàn ông Hadza trèo lên ngọn cây để tìm thú.
Những
người đàn ông Hadza luôn đi săn một mình. Sáng sớm, họ trèo lên ngọn
cây để tìm thú. Một cậu bé khi mới 10 tuổi đã có thể tự cầm cây cung đi
săn những con thỏ, sóc, chim… 80% lượng thức ăn của họ là từ rễ cây, hoa
quả, 20% còn lại là từ thịt thú rừng và mật ong.
Người
Hadza chỉ kiếm thức ăn cho qua ngày nhưng không hề nghĩ đến việc nhân
giống hay bảo vệ nguồn thức ăn đó. Khi đào rễ cây, củ quả, họ không để
lại một ít giống để chúng có thể mọc lên.
Khi
lấy mật ong, họ cũng không khéo léo lấy mật để ong có thể trở lại và
làm mật tiếp, thay vào đó là họ phá vỡ tổ ong, đuổi những con ong đi
xa.
Người
Hadza cũng không biết cách phơi khô, cất trữ thịt thú rừng, cuộc sống
của họ chỉ biết đến hôm nay chứ không biết đến ngày mai.
Những
cư dân bộ tộc này đến và đi bất cứ nơi nào họ muốn, tham gia vào bất cứ
nhóm người Hadza nào mà họ gặp. Việc kết hôn cũng vô cùng đơn giản. Nếu
cảm thấy hợp, họ sẽ về ở với nhau như vợ chồng và có thể chia tay bất
cứ khi nào họ muốn để tìm đối tượng khác.
Nếu
một cặp vợ chồng chung sống với nhau trên 20 năm, họ phải chuyển đến ở
với mẹ vợ, ngược lại, vợ chồng nếu không ở gần nhau quá 2 tuần thì được
coi như là chưa kết hôn.
Người
Hadza không biết chữ viết, trẻ em không được đến trường, nghèo đói,
bệnh tật là những mối nguy hiểm đe dọa sự tồn vong của bộ tộc này.
Mặc
dù chính phủ Tanzanie đã cố gắng tìm cách bảo tồn bộ lạc này trước nguy
cơ tuyệt chủng bằng cách truyền bá cuộc sống văn minh, tuy nhiên, mọi
nỗ lực đều thất bại. Người Hadza không thèm để ý đến những ngôi nhà
được xây kiên cố mà chỉ thích ở lều cỏ, không dùng bếp than hay bật lửa
mà dành cả buổi để đánh đá lấy lửa.
Theo Màn Ảnh Sân Khấu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét