Sydney Sydney, thủ phủ của bang New South Wales, Australia đã từng được bình chọn 1 trong 7 thành phố đáng sinh sống
Nhà hát opera Sydney là biểu tượng nổi tiếng nhất của Sydney. Ngoài chức năng là nhà hát, Sydney Opera House cũng được sử dụng làm nơi tổ chức các sự kiện lớn.
Khánh thành vào năm 1932, Cầu cảng Sydney là cầu chính băng qua cảng Sydney mang theo đường xe lửa, xe hơi và người đi bộ giữa khu thương mại trung tâm
St. Marys Church được xây dựng theo kiến trúc Gothic. Trải qua hàng trăm năm, nhà thờ mới hoàn thành xong hoàn toàn
5Bên trong St. Marys Church
Sydney Tower hay còn gọi là Center Point, cao 305 mét, được xây dựng trong khoảng thời gian 1970-1981.
Khu vườn hoàng gia Sydney
Ngôi đền Bahai cũng được xây dựng bằng đá màu trắng
Hội trường thành phố là tòa tháp đồng hồ cổ kính nằm trên đại lộ
Sydney không chỉ có nhà cao tầng. Nằm ven sông, gần bãi du thuyền là hàng cây xum xuê, xanh mát
Đại học Sydney được xây dựng trong năm 1850. Đây là trường đại học lâu đời nhất ở Australia
Circular Quay, the main ferry terminal in Sydney
Leo cầu cảng Sydney
(TNTS) Nằm vắt ngang vịnh Sydney nối liền hai bờ bắc nam và kế bên là Nhà hát Con Sò, cầu cảng Sydney hiện ra khiến cho người có dấu hiệu rối loạn tiền đình như tôi càng cảm thấy hồi hộp, choáng ngợp bởi sự lộng lẫy, bề thế và độ cao của nó: đỉnh cầu cao 134m, dài hơn 500m, là cầu vòm dài thứ 4 trên thế giới.
Nhưng, điều hấp dẫn nhất với du khách khi đến đây không chỉ là ngắm cầu mà là leo cầu. Anh hướng dẫn viên khích “Đỉnh cầu không cao lắm, nhưng cầu thang dốc và gió mạnh nên nhiều du khách đi hoài mà không thấy tới” khiến nhiều người trong đoàn chúng tôi hăng hái muốn đi là phải tới. Chẳng lẽ đến cầu rồi mà lại từ bỏ điều thú vị nhất? Vậy thì tôi leo.
Giá vé thông thường là 155 đô la Úc cho một lần leo cầu vào ngày thường và 175 đô Úc vào thứ bảy, chủ nhật. Ngoài ra, để được leo cầu, chúng tôi còn phải đọc và ký một bản khai chi tiết về tình trạng sức khỏe, thử nồng độ cồn qua hơi thở, trả lời trực tiếp một số câu hỏi trắc nghiệm. Sau đó là khâu bàn giao lại toàn bộ tư trang, kể cả nhẫn, hoa tai, dây chuyền. Một người trong đoàn nói vui: “Có lẽ phải ghi thêm địa chỉ người nhận tư trang nếu mình có... rớt cầu!”. Hồi hộp, thêm chút lo âu.
Nhà tổ chức đã trấn an tinh thần chúng tôi bằng sự chu đáo tới mức ngay cả kính cận hay kính mát của khách cũng được trang bị loại dây buộc đặc biệt để không bị rớt. Mỗi nhóm chỉ được tối đa 10 người với 1 huấn luyện viên kiêm hướng dẫn viên. Thêm một đoạn cây cầu giả được dựng ngay ở khu vực xuất phát để khách làm quen độ cao, các thiết bị bảo vệ, nghe hướng dẫn, chỉ đường, học cách sử dụng con ròng rọc được cột chặt ngang hông - sẽ chạy theo bạn trên thanh cầu trong suốt hành trình.
Hành trình bắt đầu sau khi chúng tôi đã nai nịt gọn trong trang phục kín từ đầu tới chân như một phi hành gia. Đoạn đường chinh phục cầu gian nan với nhiều đoạn leo qua các bậc thang dựng thẳng đứng, những khúc uốn phải khéo léo uốn người... Độ cao của cây cầu hình vòm được chia thành nhiều nấc. Càng lên càng dốc và gió cứ tăng cường thúc ép vào tai vào mặt. Thấm mệt và thấm cái cảm giác sao leo mãi mà không tới. Đột nhiên, tôi nghe hiệu lệnh “stop” và quay lưng lại. Không từ ngữ nào có thể miêu tả cảm giác sững sờ, choáng ngợp khi chứng kiến cảnh tượng sau lưng: những tòa nhà chót vót ở Sydney giờ đang ngang tầm mắt, phía dưới là toàn cảnh Nhà hát Con Sò xinh xắn như một món đồ chơi, các làn đường thẳng tắp ăm ắp xe hơi nhỏ chỉ bằng bao diêm... Trên đầu tôi, thỉnh thoảng lại vù vù những chiếc thủy phi cơ có cánh quạt bay qua.
Phút hạnh phúc chiến thắng độ cao nhanh chóng trôi qua, tôi lại quay về với lo âu và trải nghiệm giờ phút gian nan của chặng đường xuống cầu, cũng vất vả không kém.
Không ít người chọn leo cầu cảng Sydney để ghi lại đám cưới, thời khắc tỏ tình hoặc kỷ niệm ngày sinh nhật. Riêng mình, sau khi leo cầu, tôi đã vượt qua căn bệnh cố hữu là sợ độ cao.
Nhưng, điều hấp dẫn nhất với du khách khi đến đây không chỉ là ngắm cầu mà là leo cầu. Anh hướng dẫn viên khích “Đỉnh cầu không cao lắm, nhưng cầu thang dốc và gió mạnh nên nhiều du khách đi hoài mà không thấy tới” khiến nhiều người trong đoàn chúng tôi hăng hái muốn đi là phải tới. Chẳng lẽ đến cầu rồi mà lại từ bỏ điều thú vị nhất? Vậy thì tôi leo.
Nhà tổ chức đã trấn an tinh thần chúng tôi bằng sự chu đáo tới mức ngay cả kính cận hay kính mát của khách cũng được trang bị loại dây buộc đặc biệt để không bị rớt. Mỗi nhóm chỉ được tối đa 10 người với 1 huấn luyện viên kiêm hướng dẫn viên. Thêm một đoạn cây cầu giả được dựng ngay ở khu vực xuất phát để khách làm quen độ cao, các thiết bị bảo vệ, nghe hướng dẫn, chỉ đường, học cách sử dụng con ròng rọc được cột chặt ngang hông - sẽ chạy theo bạn trên thanh cầu trong suốt hành trình.
Hành trình bắt đầu sau khi chúng tôi đã nai nịt gọn trong trang phục kín từ đầu tới chân như một phi hành gia. Đoạn đường chinh phục cầu gian nan với nhiều đoạn leo qua các bậc thang dựng thẳng đứng, những khúc uốn phải khéo léo uốn người... Độ cao của cây cầu hình vòm được chia thành nhiều nấc. Càng lên càng dốc và gió cứ tăng cường thúc ép vào tai vào mặt. Thấm mệt và thấm cái cảm giác sao leo mãi mà không tới. Đột nhiên, tôi nghe hiệu lệnh “stop” và quay lưng lại. Không từ ngữ nào có thể miêu tả cảm giác sững sờ, choáng ngợp khi chứng kiến cảnh tượng sau lưng: những tòa nhà chót vót ở Sydney giờ đang ngang tầm mắt, phía dưới là toàn cảnh Nhà hát Con Sò xinh xắn như một món đồ chơi, các làn đường thẳng tắp ăm ắp xe hơi nhỏ chỉ bằng bao diêm... Trên đầu tôi, thỉnh thoảng lại vù vù những chiếc thủy phi cơ có cánh quạt bay qua.
Phút hạnh phúc chiến thắng độ cao nhanh chóng trôi qua, tôi lại quay về với lo âu và trải nghiệm giờ phút gian nan của chặng đường xuống cầu, cũng vất vả không kém.
Không ít người chọn leo cầu cảng Sydney để ghi lại đám cưới, thời khắc tỏ tình hoặc kỷ niệm ngày sinh nhật. Riêng mình, sau khi leo cầu, tôi đã vượt qua căn bệnh cố hữu là sợ độ cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét