Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

'Sóng biển' trên mặt kênh trung tâm thành phố Munich

Du khách sẽ không khỏi bất ngờ trước những con sóng cao trắng xóa lại xuất hiện giữa không gian yên bình của công viên công cộng lớn nhất Munich, Đức.

song-bien-tren-mat-kenh-trung-tam-thanh-pho-munich
Kênh Eisbach là một nhánh nhỏ của sông Isar, chảy qua English Garden - công viên trung tâm lớn nhất thành phố Munich, Đức. Ảnh: lapafamily.
song-bien-tren-mat-kenh-trung-tam-thanh-pho-munich-1
Vận tốc dòng chảy lớn, có thể lên tới 5m/s. Nhờ dòng chảy đặc biệt, những con sóng to bất thường cao từ 0.9 đến 1m, rộng 12m thường xuất hiện trên mặt nước. Bởi độ dốc lớn và tốc độ chảy mạnh, người ta thậm chí có thể tới đây lướt sóng. Ảnh: weburbanist.
song-bien-tren-mat-kenh-trung-tam-thanh-pho-munich-2
Những con sóng không xuất hiện thường xuyên, đôi khi biến mất trong vòng nhiều tháng liên tiếp. Tuy nhiên, cộng đồng lướt sóng chuyên nghiệp đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu tính chất dòng chảy. Sau 5 năm nỗ lực, từ năm 2000 họ đã có thể tạo ra những con sóng ổn định. Ảnh: huffingtonpost.
song-bien-tren-mat-kenh-trung-tam-thanh-pho-munich-3
Việc lướt sóng trên kênh đã bắt đầu từ những năm 1970. Đến năm 2010, hoạt động này mới được chính thức hợp pháp hóa. Các tay lướt sóng phải đạt đủ tiêu chuẩn quy định trước khi đặt ván lên mặt kênh. Việc kiểm tra khắt khe bắt đầu từ sau tai nạn thương tâm của một sinh viên người Australia năm 2007.  Một vài người lướt sóng luôn cố giấu địa điểm này khỏi các ống kính nhằm giữ nơi đây bí mật. Ảnh: eisbach.
song-bien-tren-mat-kenh-trung-tam-thanh-pho-munich-4
Từ đó, dòng kênh thu hút ngày càng nhiều người yêu thích lướt sóng, cả những du khách tò mò đến tham quan. Tuy nhiên, những người mới tập lướt sóng được khuyến cáo không nên thực hành ở đây. Những tảng đá bê tông được đặt dưới lòng kênh nhằm tạo ra sóng ổn định không thể nhìn thấy là mối nguy hiểm với những người chưa dày dặn kinh nghiệm. Nhiều trường hợp bị thương do đá bê tông để lại hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân. Không giống như sóng biển, bạn có thời gian để chèo nước rồi từ từ đứng lên, lướt sóng trên kênh đòi hỏi bạn phải luôn sẵn sàng "cưỡi" sóng ngay khi xuống nước. Ảnh: weburbanist
song-bien-tren-mat-kenh-trung-tam-thanh-pho-munich-5
Đoạn kênh yên bình trong khuôn viên English Garden. Ảnh: huffingtonpost.

Như Bình

Những món tráng miệng Nhật Bản tinh xảo không ai nỡ ăn

Trong nghệ thuật ăn uống, người Nhật có khả năng tạo nên những món tráng miệng tinh xảo bắt mắt đến mức không một thực khách nào nỡ ăn.

nhung-mon-trang-mieng-nhat-ban-tinh-xao-khong-ai-no-an
Kẹo hình những chú mèo vờn cá vàng trong bể. Ảnh: boredpanda
nhung-mon-trang-mieng-nhat-ban-tinh-xao-khong-ai-no-an-1
Bánh mochi giọt nước có tên là “mizu shingen mochi”. Nếu muốn thưởng thức mochi giọt nước chính gốc du khách có thể tìm tới cửa hàng Kinseiken Seika ở tỉnh Yamanashi, Nhật Bản. Tuy nhiên, du khách có lẽ sẽ phải xếp hàng rất lâu và ăn ngay tại cửa hàng vì bánh giọt nước chỉ giữ được hình dạng trong vòng 30 phút. Ảnh: odditycentral
nhung-mon-trang-mieng-nhat-ban-tinh-xao-khong-ai-no-an-2
Kẹo mút nghệ thuật Amezaiku hình cá vàng tinh xảo được nghệ sĩ Shinri Tezuka làm bằng tay. Du khách có thể tìm mua những chiếc kẹo mạch nha trong suốt có hình dáng bắt mắt này tại cửa hàng kẹo Ameshin, Tokyo. Ảnh: thisiscolossal
nhung-mon-trang-mieng-nhat-ban-tinh-xao-khong-ai-no-an-3
Havaro là một món thạch đặc biệt chỉ được bán trong khu vực mua sắm Ichibangai ở ga Tokyo. Những phần tráng miệng chứa cánh hoa thật này có giá 2 USD. Đây là một món ăn rất khó làm và các cửa hàng luôn cháy hàng. Ảnh: boredpanda
nhung-mon-trang-mieng-nhat-ban-tinh-xao-khong-ai-no-an-4
Kẹo mèo lười ngủ dưới chăn. Trừ chiếc khay đựng, mọi thứ nhỏ xinh đáng yêu này đều ăn được. Ảnh: wholepeople
nhung-mon-trang-mieng-nhat-ban-tinh-xao-khong-ai-no-an-5
Bánh gấu ôm hạt hạnh nhân "đốn tim" bất cứ thực khách nào. Đây là loại bánh quy được giới thiệu trên blog của Maa Tamagosan, một đầu bếp người Nhật có thời gian học nấu ăn tại Pháp. Ảnh: boredpanda
nhung-mon-trang-mieng-nhat-ban-tinh-xao-khong-ai-no-an-6
Tempura lá phong là một món ăn truyền thống của người Nhật vào mùa thu. Loại bánh đặc biệt này được cho là nét ẩm thực riêng của vùng Osaka. Lá phong tại đây được ướp muối, ủ trong khoảng một năm trước khi được tẩm bột và nhúng dầu cải. Món ăn này có thể được ăn kèm syrup lá phong. Ảnh: boredpanda
nhung-mon-trang-mieng-nhat-ban-tinh-xao-khong-ai-no-an-7
Đây là một set bánh tráng miệng wagashi truyền thống của Nhật Bản. Mỗi mùa trong năm lại có những loại wagashi khác nhau. Từng chiếc bánh sẽ mang trong mình dáng điệu của chú chim, có chiếc là hình một bông hoa nhỏ, đánh thức cảm quan của người thưởng bánh. Ảnh: wikipedia

Phạm Huyền

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Những bữa ăn khó quên ở Anh

Vừa rồi sang Anh năm tuần, thời gian đầu tôi toàn để ý xem người Việt ở Anh làm món Việt ra sao, ăn món Việt thế nào. Nhưng, đến Anh thì phải ăn đồ Anh. Hơn nữa, khách quan mà nói, có những món Anh rất hay và tôi đã có ba bữa ăn thật đáng nhớ.
Đầu tiên là bữa trưa tại nhà hàng NO1 Cromer. Nhà hàng hai tầng màu xanh dương này tọa lạc ngay vị trí nổi bật trên bờ biển Cromer của Bắc Norfolk, từng được báo Times bình chọn là một trong sáu nhà hàng ven biển tốt nhất ở Anh dù mới khai trương chưa lâu. Có thể vì vậy mà khi tôi đến đây, thực khách đang xếp hàng dài tràn cả ra đường, chờ có chỗ ngồi trong một nhà hàng nổi tiếng để ăn món fish & chips (cá lăn bột chiên và khoai tây chiên) danh bất hư truyền.
Fish & chips là món ăn truyền thống ở Anh, ngày nay khá phổ biến không chỉ ở Anh mà cả ở Úc, New Zealand và một số nước Bắc Mỹ. Món này có cách làm tưởng chừng đơn giản, với phi lê cá lăn bột chiên giòn dọn kèm khoai tây chiên. Tuy nhiên, để có được một phần fish & chips hoàn hảo, phải tuân thủ một số quy tắc cơ bản như cách chọn cá tuyết tươi và khoai tây ngon, cách pha bột chiên lăn cá, cách chiên sao cho miếng cá có vỏ ngoài giòn đều mà bên trong không bị khô…
Món sandwiches kẹp trái bơ, cà chua, thịt heo xông khói và gà nướng.
Món sandwiches kẹp trái bơ, cà chua, thịt heo xông khói và gà nướng.
Sau hơn hai mươi phút chờ đợi, tôi cũng được sắp xếp một chỗ ngồi ở trong góc nhà hàng, nhìn thẳng ra biển. Mặc dù đồ ăn được mang ra khá lâu sau đó, lúc tôi đã uống hết sạch ly nước táo, dĩa fish & chips nóng hổi ngon lành của nhà hàng làm tôi quên chuyện đợi chờ và vui ngay. Miếng cá tẩm bột chiên ở đây được chế biến từ cá tuyết tươi vừa đánh bắt nên thịt dai và ngọt. Khoai tây chiên được làm từ loại khoai nhiều bột. Cũng như cá, khoai ở đây được chiên khéo và ráo dầu nên dù là món chiên nhưng ăn không ngấy. Sốt ăn kèm được chế biến theo công thức riêng của nhà hàng. Ngoài ra, nhà hàng còn dọn lên bàn ăn một hộp gỗ với nhiều chai lọ đựng các loại nước chấm ngon lành khác để thực khách có thể thỏa mãn gu ẩm thực của mình. Vắt miếng chanh lên cá và khoai tây chiên, rắc thêm chút muối hột, tôi bắt đầu thưởng thức từng miếng cá chiên có vỏ bột giòn tan và thịt cá ngọt ngon thơm phức.
Bữa ăn đáng nhớ thứ hai được tận hưởng trong một quán trà nhỏ xinh mang đậm phong cách Anh có tên Munnings Tea Room. Quán trà này được thiết kế tại tầng trệt của The Crooked House, một căn nhà cổ hai tầng nghe nói được một thương gia buôn vải xây dựng lần đầu vào khoảng năm 1.400 tại thị trấn Lavenham ở Suffolk. Các loại gỗ xây nhà ngày nay đã bị biến dạng theo thời gian khiến các tầng trên bị uốn cong, tạo ra một nét riêng không thể lẫn cho ngôi nhà và cá tính cho quán trà cũng như phòng trưng bày ở tầng trên.
Chủ quán kiêm người phục vụ đối xử với thực khách niềm nở như với người quen đến chơi nhà. Sau khi thoải mái chụp ảnh nội thất quán trà và tham quan phòng trưng bày ở tầng trên, món sandwiches nướng kẹp trái bơ, cà chua, thịt heo xông khói và thịt gà của tôi được mang ra, ngồn ngộn và thơm phức đầy cám dỗ. Có thể nói đây là món sandwiches ngon nhất tôi từng ăn từ trước đến nay: sandwiches nướng giòn thơm, thịt xông khói giòn dai, thịt gà mềm ngọt, trái bơ và sốt mayonnaises sền sệt béo ngậy…, ngoài ra còn có mấy lát khoai tây chiên giòn rụm và rau trộn chua chua ngọt ngọt dọn kèm theo, làm cho thị giác và vị giác thêm rộn ràng. Sau khi ăn xong dĩa sandwiches nướng “khổng lồ”, tôi đã ước mình không quá no để có thể gọi thêm một trong những món bánh ngọt truyền thống kiểu Anh do chủ quán tự làm, như những thực khách bàn bên đang từ tốn nhâm nhi cùng với ly trà nóng.
Quầy bánh ngọt tại Munnings Tea Room.
Quầy bánh ngọt tại Munnings Tea Room.
Bữa ăn thứ ba, đáng nhớ nhất, diễn ra ở Happisburgh Halt Coffee Shop thuộc khách sạn The Hill House Inn tọa lạc tại làng Happisburgh. Không cần sự nổi tiếng của khách sạn nhờ Sir Arthur Conan Doyle đã lưu trú tại đây khi viết một trong chương truyện về Sherlock Holmes, chỉ riêng bữa tiệc thịt quay ngày Chủ nhật ở nhà hàng thuộc khách sạn cũng đủ làm tôi nhớ hoài một cái tên không dễ nhớ.
Các món quay ngày Chủ nhật (Sunday Roast) là món ăn truyền thống của người Anh, gồm các loại thịt quay, khoai tây nướng, bánh pudding, các loại rau củ và nước sốt. Món này có thể được ăn vào bất cứ ngày nào trong tuần, nhưng ý nghĩa nhất vẫn là vào Chủ nhật, khi cả nhà quay quần ăn uống, tán gẫu và thư giãn sau một tuần “lăn xả” ngoài đường. Trong mấy ngày ở Anh, khi ra đường vào thời gian cuối tuần, cứ đi ngang qua một nhà hàng là tôi thấy tấm bảng dựng ngay trước cửa quảng cáo món ăn này.
Hôm đó chúng tôi đến Happisburgh Halt Coffee Shop khá sớm, khi nhà hàng vẫn còn vắng khách. Các tảng thịt quay vừa được mang từ bếp lên bày trong tủ kính, nguyên vẹn, nóng hổi và thơm phức. Đích thân bếp trưởng đứng sau quầy thịt quay, cắt từng lát bò quay, cừu quay, heo quay, gà tây quay theo yêu cầu của từng thực khách, sau đó còn cẩn thận gắp từng chiếc bánh pudding hình dạng bắt mắt tròn to như cái chén, từng viên stuffing (thức ăn nhồi trong bụng gà tây quay), từng món ăn kèm có hình thù như cái chả giò của Việt Nam, cho thêm vào dĩa.
Buổi trưa mùa hè ở Anh trời nắng nhưng có gió mát rượi. Ngồi ở bộ bàn ghế gỗ mộc mạc đặt trên thảm cỏ ngoài vườn, dưới bóng mát của cây táo trĩu quả, cắt một miếng thịt quay quệt nước sốt cho vào miệng kèm miếng khoai tây nướng và lát bánh pudding, chợt thấy nước Anh sao gần gũi lạ kỳ.

Đi Nhật nhớ ăn hầu thủ

DƯƠNG VĂN MINH LỘC –
Mới nghe sẽ dễ nghĩ ngay đến món “óc khỉ” của bà Từ Hi Thái hậu đời nhà Thanh bên Trung Quốc. Nhưng thật ra, hầu thủ, tức đầu khỉ, là tên gọi của một loại nấm khá quý hiếm – nấm hầu thủ, hay nấm đầu khỉ. Nấm này mọc trong những khu rừng sâu lạnh giá ở Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga… với nhiều tên gọi khác nhau như hóu tóu gū – 猴头菇, yamabushitake – 山伏茸, Norugongdengi beoseot – 노루궁뎅이버섯…
canh-nam-dau-khi-(2)
Những sợi nấm rũ mình xuống, khi còn non có màu trắng, lúc già chuyển sang màu vàng. Nấm đầu khỉ được người dân Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Hoa ưa chuộng, coi như món thượng hạng trên bàn tiệc. Nấm được bán ngoài thị trường thường là nấm khô, ít có nấm tươi. Do là nấm khô nên khi chế biến món ăn người ta phải ngâm nước ấm cho mềm đi, đồng thời để sạch bụi đất.
Đơn giản như món nấm đầu khỉ kho quẹt thôi thì cũng đã rất ngon. Món này chỉ cần nước tương có bỏ vài muỗng đường, tiêu hành tỏi cùng với nấm rồi bắc lên bếp để lửa riu riu là mùi thơm lan tỏa khắp nhà, nổi bong bóng màu nâu non nhìn rất hấp dẫn. Gặp cơm nấu từ lúa đầu xuân mới gặt ăn cùng nấm đầu khỉ kho quẹt thì khỏi chê, hạt cơm ngọt ngào quyện vào từng sợi nấm dai dai, dòn dòn, mằn mặn.
Trúng mùa đậu bắp chín rộ và nấm rơm tràn đồng thì chọn hai thứ này để kết hợp với nấm đầu khỉ càng tuyệt. Nấm đầu khỉ, đậu bắp, nấm rơm, cà rốt, tàu hủ ky xào chung trên chảo nóng, lửa to thì phút chốc đã có đĩa nấm xào thập cẩm ngon lành, ăn ngay lúc còn bốc khói nghi ngút.
Ai đã tới Nhật mà chưa ăn qua bánh xèo nấm đầu khỉ thì hơi tiếc. Thường bánh xèo của Nhật Bản hay bỏ bắp cải hoặc rau củ trong nhân, nhưng nếu có thêm nấm đầu khỉ thì thành món cao cấp. Nấm đầu khỉ chiên dòn cũng nằm trong thực đơn đãi khách quý ở Nhật. Sợi nấm nhúng bột lăn qua dầu nóng trở nên cong cong và vàng ươm, khi ăn cảm nhận được vị ngọt thơm của sợi nấm vốn vừa dai vừa giòn. Cao cấp nhất phải kể đến yến huyết nấu nấm đầu khỉ. Chỉ riêng súp yến thôi thì cũng đã mắc tiền, nay lại còn có thêm nấm đầu khỉ thì thành món thượng hạng cũng phải.
nam-dau-khi-xao-dau-bap
Ngược lại, món nấm đầu khỉ xào măng khá bình dân. Coi vậy nhưng quyến rũ không kém. Măng búp nhỏ xíu bào mỏng xắt sợi xào chung với nấm đầu khỉ tạo nên vị ngọt đằm thắm.
Ngoài ra, còn khá nhiều món ngon với nguyên liệu chính là nấm đầu khỉ, như canh nấm đầu khỉ nấu rau mồng tơi, trứng xào nấm đầu khỉ, bánh pizza nấm đầu khỉ, cơm chiên thập cẩm nấm đầu khỉ…

Krabi không chỉ có biển

LINH NGUYỄN – 
Krabi là một tỉnh ven biển nằm ở miền Nam Thái Lan. Đối với khách du lịch quốc tế, nhắc đến Krabi là sẽ nghĩ ngay tới các bãi biển xinh đẹp với bờ cát trải dài. Tuy nhiên, nơi đây còn có hai điểm du lịch rất thú vị khác bởi mang nét đẹp hoang sơ, đó là đền Tiger Cave và hồ Emerald.
Leo 1.237 bậc thang, ngắm hoàng hôn
DL_2
Điểm bắt đầu chinh phục 1.237 bậc thang.
Đền Tiger Cave hay còn gọi là hang Tham Sue, cách thị trấn Krabi 9 km về phía Bắc, nằm gần sân bay Krabi. Đường đến đền khá sạch đẹp với nhiều hàng cây cổ thụ hai bên đường. Đây là địa điểm lý tưởng để ngắm bình minh, hoàng hôn và toàn bộ quang cảnh Krabi từ trên cao. Nếu muốn ngắm bình minh, du khách nên canh thời gian để đến nơi khoảng gần 6 giờ sáng; còn để ngắm hoàng hôn thì đến lúc 6 giờ chiều. Buổi trưa ở đền rất nóng nên du khách hạn chế đi vào khoảng thời gian này.
Ngôi đền có tên là Hang Cọp bởi trong hang có dấu chân cọp in trên đá. Đền nằm giữa bốn bề là rừng cùng với núi đá vôi ở độ cao 278 m. Tiger Cave không chỉ có hang cọp mà trên đỉnh núi còn có một ngôi đền khá đẹp là nơi thiền tịnh cho những tín đồ Phật giáo. Để lên được đỉnh, du khách sẽ phải leo 1.237 bậc thang.
Tôi đến Tiger Cave vào tầm 5 giờ chiều, khi đó nắng đang nhạt dần báo hiệu hoàng hôn sắp xuống. Sau khi đi dạo một vòng quanh ngôi đền chiêm ngưỡng các tượng Phật và kiến trúc trong khuôn viên, tôi bắt đầu hành trình leo 1.237 bậc thang để kịp ngắm mặt trời lặn.
Những bậc thang uốn lượn theo con đường dẫn lên ngôi đền, dọc đường lên có khá nhiều đền thờ nhỏ ở hai bên. Xung quanh có khá nhiều khỉ, chúng đu cây, đùa giỡn và rất dạn dĩ như có vẻ đã khá quen thuộc với việc hàng ngày có nhiều du khách qua lại. Tuy nhiên, du khách cũng đừng vì vậy mà lại quá gần và tỏ ra thân thiện với bầy khỉ nghịch ngợm này, bởi có thể bị chúng quấy rối. Ngôi đền này ngoài việc thờ phụng, tín ngưỡng còn được xem là một di chỉ khảo cổ học. Đã có nhiều hiện vật như các loại dụng cụ, đồ gốm và khuôn để đúc dấu chân Phật Thích Ca được tìm thấy tại đây.
Sau 45 phút leo hết 1.237 bậc thang, cuối cùng tôi đã lên tới đỉnh. Mồ hôi vã ra như tắm nhưng nhờ trên cao liên tục có những cơn gió mát rượi thổi đến giúp tôi mau chóng lấy cảm giác khỏe khoắn, sảng khoái. Mặt khác, trên đỉnh có sẵn nơi cung cấp nước uống cho khách du lịch. Lên thêm một vài bậc thang nữa là một sảnh lớn có đặt tượng Phật khổng lồ. Đứng từ nơi đây phóng tầm mắt nhìn ra xa là toàn cảnh một Krabi xinh đẹp, không khí thoáng đãng, mát mẻ. Sau khi tận hưởng khoảnh khắc mặt trời giấu những tia nắng cuối cùng và hoàn toàn lặn sau những đám mây, trên đỉnh ngôi đền này chỉ còn lại âm thanh của núi rừng từ xa vọng lại khiến tâm hồn tôi cảm thấy thư thái bình yên.
Khi xuống tới khuôn viên đền thì bầu trời đã nhá nhem tối, khung cảnh xung quanh khá yên tĩnh, lác đác một vài khách du lịch đang lặng lẽ lễ Phật. Tạm biệt ngôi chùa và những bậc thang, tạm biệt khoảnh khắc tôi đã được chiêm ngưỡng, tôi quay về nơi nghỉ để tiếp tục thăm thú địa điểm du lịch thứ hai là hồ Emerald.
Ngâm mình trong màu xanh ngọc lục bảo
DL_7
Màu xanh kỳ diệu của nước hồ Emerald.
Cách trung tâm Krabi khoảng hơn 60 km, Emerald Pool hay còn gọi là Sa Morakot nằm trong khu bảo tồn sinh thái Khao Pra – Bangkram thuộc huyện Klong Thom, tỉnh Krabi, Thái Lan. Hồ Emerald nằm trên một ngọn núi có độ cao 650 m so với mực nước biển. Thượng nguồn của hồ Emerald là hồ Spring (tên tiếng Thái là Sa Nam Phut), đây là một hồ nước nóng tự nhiên được hình thành từ suối nước nóng ngầm dưới lòng đất. Nhiệt độ nước trung bình vào khoảng 31-32 độ C nhưng giảm dần khi chảy xuống hạ nguồn. Chính vì lý do này nên nước trong hồ Emerald khá mát.
Từ cổng khu bảo tồn sinh thái Khao Pra – Bangkram, theo hướng của biển chỉ dẫn, đi bộ dọc theo một con đường mòn xuyên rừng dài khoảng hơn 1 km thì sẽ đến được hồ. Con đường dẫn đến hồ tuy ngắn nhưng là một trải nghiệm khá thú vị cho những du khách nào thích đi bộ trong rừng vì hai bên đường đi có rất nhiều loài thực vật phong phú và đa dạng, trên từng loại cây đều có bảng tên cho du khách dễ tìm hiểu. Ngoài hàng trăm loại cây nhiệt đới và những cây trồng khác thì nơi đây còn có một hệ sinh thái thủy sinh phong phú với các hồ nhỏ, suối nhỏ và thác nước. Khung cảnh thiên nhiên trong lành hòa với tiếng chim hót líu lo và tiếng ve kêu râm ran vọng xuống từ những tán cây khiến cho du khách cảm thấy khoan khoái, dễ chịu.
Dưới ánh nắng vàng rực, hồ Emerald hiện ra lấp lánh với màu xanh của ngọc lục bảo. Màu xanh trong của nước hồ là do một số loại rong biển và vi khuẩn vô hại sống trong nguồn nước tạo ra. Theo thời tiết và thời điểm trong ngày, nước sẽ có màu xanh ngọc lục bảo đậm khi nhiệt độ lên cao và nếu nhiệt độ xuống thấp thì màu sẽ nhạt hơn. Với diện tích khoảng 25 m và độ sâu của mực nước khoảng 1,2 m tương đối đồng đều ở mọi vị trí nên nhiều du khách cả người lớn và trẻ em đều thích bơi lội và ngâm mình trong hồ để thư giãn. Nước suối trong hồ có chứa một lượng calcium carbonate cao, không được phép uống cũng như không được sử dụng bất kỳ chất tẩy rửa hay xà phòng nào tại đây.
Với nét đẹp và màu xanh đặc biệt được thiên nhiên ưu đãi, hồ Emerald được mệnh danh là hồ bơi tự nhiên giữa rừng nguyên sinh. Sau một quãng đường dài nắng nóng thì việc ngâm mình dưới làn nước mát, xung quanh được bao bọc bởi một khu rừng nguyên sinh trong lành và cảnh sắc hoang dã, đủ khiến du khách không khỏi thích thú khi được một lần đến đây.

Văn hóa đi thang máy của người Nhật

Người Nhật, nổi tiếng về ý thức và trách nhiệm, có một văn hóa đi thang máy rất hay.


Văn hóa đi thang máy của người Nhật
Ở Nhật, đi thang máy cũng là một nét văn hóa.
Đi thang máy, không đơn giản chỉ là bước ra bước vào, chọn tầng để bấm, ung dung tự tại muốn làm gì thì làm cho đến khi cửa thang mở ra và bạn tới đúng tầng cần tới. Người Nhật coi việc đi thang máy là một nét văn hóa, cũng như là một thước đo độ văn minh ứng xử của mỗi người.
Vốn dĩ là dân tộc có lối sống bao phủ bởi những nguyên tắc, người Nhật khá nghiêm khắc với bản thân và cả với những người xung quanh ở nơi công cộng. Họ có những luật lệ ngầm dùng để ứng xử với nhau và chỉ cần đi chệch hướng khỏi đường ray ý thức đã được vẽ ra trước đó, người ta có thể sẽ đánh giá bạn. Ngầm thôi, nhưng cũng không hề thoải mái đâu nhỉ.
Đầu tiên phải kể đến việc đứng đợi thang máy. Đừng tỏ ra mình là người vô ý thức khi dàn hàng đứng chắn trước cửa đợi thang máy, chỉ khiến bạn giống như những tay đầu gấu thu nợ đang đợi con mồi mà thôi. Đứng tránh ra hai bên cửa thang, đằng nào thang xuống người ta cũng phải đi ra trước thì mới vào được cơ mà.
Đứng dịch ra vừa tiện cho việc bước vào thang máy, vừa không làm ảnh hưởng đến tâm trạng của người trong thang bước ra. Tin tôi đi, chẳng ai thích chuyện thang vừa mở cửa đã thấy cả đội bóng đứng chắn gôn phạt đền đâu.
Ở những nơi làm việc như cơ quan, nhà máy xí nghiệp, nơi phân chia rõ ràng cấp bậc giữa cấp trên và cấp dưới, các nhân viên cần phải nắm rõ quy tắc ứng xử trong thang máy nói riêng, và trong nội bộ nói chung để không làm mất lòng sếp.
Như ở đây là thang máy, nếu bạn có dịp đi cùng thang máy với cấp trên, việc đầu tiên cần làm là để các sếp vào trước, mình vào sau, không nên ti toe cầm đèn chạy trước ô-tô. Kế đến, khi vào trong thang máy rồi, nhớ đứng ở vị trí thuận tiện gần bảng điều khiển để bấm thang cho sếp.
Có nhiều quy tắc ngầm cho việc sử dụng thang máy ở Nhật.
Chưa kể, đừng tỏ ra mình là một kẻ máu lạnh khi người ta đang lao sồng sộc vào thang mà bạn vẫn dửng dưng mặc kệ cho cửa đóng. Hãy giữ nút mở cửa thang, đằng nào người ta thấy đông cũng sẽ ngại vào mà, lịch sự thảo mai một tý cho đẹp lòng nhau. Tại Nhật, ai vào thang máy đầu tiên sẽ có nhiệm vụ giữ thang cho tất cả mọi người.
Người Nhật không thích những kẻ ồn ào. Người Nhật tôn trọng sự riêng tư cá nhân, và bạn cũng nên như vậy. Điều tối kỵ khi đi thang máy là nói chuyện ồn ào và nghe điện thoại tự nhiên, hồn nhiên như cô tiên, như chốn không người. Đi ngược lại những quy tắc này sẽ biến bạn thành một ông Tarzan lạc giữa chốn phồn hoa mà thôi. Ở Nhật chẳng khó để thấy cảnh yên tĩnh khi đi các phương tiện di chuyển công cộng đâu.
Nhật là đất nước của sự ôn hòa.
Dường như ở cái xứ hoa anh đào này, tĩnh lặng đã trở thành một quy chuẩn, cũng là cái không khí len lỏi khắp đất nước có nền văn hóa được coi là tinh hoa nhân loại này. Khu mua sắm, khu tàu điện, thư viện, trường học, tất cả đều phảng một nét gì đó có phần hơi lơ đãng, cứ chầm chậm, hiền hòa, chẳng xô bồ, không một chút sỗ sàng.
Đến Nhật, đừng vội. Văn hóa sử dụng thang máy Nhật thực ra chẳng có gì quá to tát, chỉ là một chút ý thức mà thôi.
Theo Lương Hồng Phúc
Trí thức trẻ/Kenh14

Ngành kinh doanh đua ngựa tỷ USD ở Hong Kong

Thành lập vào năm 1884, Hong Kong Jockey Club (HKJC) là một trong những di sản quý giá nhất và sinh lợi nhất mà nước Anh để lại cho Hong Kong.

Bình quân, mỗi cuộc đua ngựa, câu lạc bộ này thu hút 138,8 triệu đôla Hong Kong (17,86 triệu USD), nhiều hơn bất kỳ trường đua nào trên thế giới.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Hong Kong Jockey Club (HKJC) được phép kinh doanh và độc quyền cá cược đua ngựa, xổ số và bóng đá nhưng đây cũng là đối tượng nộp thuế lớn nhất ở Hong Kong với 72,5 cent trên mỗi đôla tiền thắng cược.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Mùa giải 2014-2015, khoản tiền đặt cược lên đến 108 tỷ đôla Hong Kong (13 tỷ USD).
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Các cuộc đua vào đêm thứ Tư được tổ chức ở Trường Đua Happy Valley tại trung tâm của thành phố, nơi từng là một đầm lầy.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
HKJC là câu lạc bộ đua ngựa đầu tiên trên thế giới sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất để theo dõi và tính toán tỷ lệ đặt cược.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Nhân viên huấn luyện cưỡi ngựa đua trong buổi tập sáng sớm tại trường đua Sha Tin, một địa điểm tổ chức đua ngựa ở phía Bắc Hong Kong.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Thời gian đi tắm đôi khi là một thử thách đối với chú ngựa nòi này tại trường đua Sha Tin.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Những chú ngựa đua thuần chủng - có giá hàng chục triệu đôla Hong Kong, được nuông chiều tại các cơ sở làm đẹp của câu lạc bộ.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Các nhân viên đang dắt một chú ngựa đua lên sau khi tắm trong bể bơi.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Và trở lại chuồng.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Hong Kong Cup, trị giá 25 triệu đôla Hong Kong (3,22 triệu USD) là giải đua ngựa 2.000m sinh lời nhất thế giới.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Khán giả theo dõi sát sao các hình thức đua với hy vọng thắng cược với số tiền cược tối thiểu là 10 đôla Hong Kong.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Tại khán đài ngoài trời của trường đua Happy Valley trong đêm thứ Tư luôn luôn có hoạt động lễ hội diễn ra.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Đằng sau hậu trường, nhân viên HKJC chuẩn bị cho cuộc đua tiếp theo.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Nhiều người đặt cược trên khán đài trường đua Happy Valley luôn cầm trên tay  tờ báo với thông tin tỷ lệ đặt cược.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Những giây cuối cùng của bất kỳ cuộc đua nào cũng nghẹt thở.
Nganh kinh doanh dua ngua ty USD o Hong Kong
Đua ngựa có thể mang đến đủ loại cảm xúc cho những người đặt cược, đặc biệt là khi con ngựa của họ đặt cược về nhất.
Nhật Trường
Nguồn Bloomberg


Xem tiếp tại: http://nhipcaudautu.vn/song/nganh-kinh-doanh-dua-ngua-ty-usd-o-hong-kong-3301161/#ixzz41MaM3d3L

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Tôi đi tàu điện

(iHay) “Dự kiến năm 2017 TP.HCM sẽ có metro…” - bản tin trên các phương tiện truyền thông khiến ai cũng phấn khích. Tò mò muốn biết cái metro vận hành hữu ích ra sao, trong một dịp đến Minnesota (Mỹ) chúng tôi đã có cơ hội trải nghiệm công nghệ hiện đại này.

Tôi đi tàu điện
Hẳn vào dịp Giáng sinh nào đó, bạn đã từng xem bộ phim Tàu tốc hành Bắc cực (The Polar Express) . Phim của đạo diễn Robert Zemeckis, đưa ta vào thế giới của trí tưởng tượng phong phú về chuyến phiêu lưu của cậu bé Billy cùng với những đứa trẻ may mắn khác trên chuyến tàu tốc hành đến thăm Bắc cực trong đêm Giáng sinh.
Tại Minnesota, vào một đêm đông tuyết rơi giống như ngữ cảnh trong phim, vẳng lên tiếng còi tàu leng keng - như trong phim, của chiếc light rail đi ngang qua nhà và cảm giác mình như cậu bé Billy đó, lạc vào thế giới thần tiên phiêu lưu… Chúng tôi quyết định lên tàu, qua ô cửa sổ ngắm cảnh đường phố nhà cửa, cây thông bên vệ đường với tuyết phủ trắng xóa và cũng chịu cảnh bị xét vé tàu… như Billy, khiến trong tôi bồi hồi nhiều cảm xúc.
Minneapolis-Saint Paul là một vùng đô thị ở tiểu bang Minnesota (Mỹ). Các thành phố chính của vùng đô thị này là Minneapolis và Saint Paul - có biệt danh là Twin Cities. Hệ thống giao thông công cộng tại đây cực kỳ hiện đại và thông dụng. Xe buýt và tàu điện light rail là phương tiện dễ dàng để đi lại giữa khu phố của Minnepolis và Saint Paul.
Chọn lựa tốt nhất là bắt chuyến light rail Green Line - nối hai thành phố này và Đại học Minnesota. Ở Minnepolis, tuyến light rail Blue Line cho bạn đi từ thành phố đến phi trường và từ đó đi tiếp đến Mall of America (MoA) - được xem là siêu thị lớn nhất nước Mỹ - người ta nói phụ nữ Mỹ ao ước ít nhất một lần trong đời được đến đây mua sắm.
Giá vé từ 1,75 đến 3 USD, tùy thuộc thời gian trong ngày. Vé này dùng để đi bus và cả light rail, có thời hạn trong 2 giờ rưỡi. Có một mẹo nhỏ trong giới du học sinh, khi đi xe buýt nếu bạn bỏ 2 USD vào máy trên xe buýt thì bạn không được thối lại 25 cent, nên họ đã đến máy bán vé tự động ở trạm tàu điện quẹt thẻ để chỉ phải trả chính xác 1,75 USD.
Chúng tôi đã làm một hành trình tại Twin Cities, đi từ tây sang đông bằng tàu Green Line và từ bắc xuống nam bằng tàu Blue Line.
Trải nghiệm những âm thanh còi tàu, tiếng thắng kít xe khi tới trạm, những cảnh đẹp như trong phim thần thoại, được tham quan thành phố trên chiếc xe hiện đại ấm áp... Chúng tôi như trong mơ và chắc chẳng thể nào quên được.
Hệ thống giao thông được quy hoạch rất chính xác và khoa học, thầm thán phục các nhà quy hoạch giao thông đô thị ở đây. Ai lại không muốn hệ thống giao thông hiện đại để không cần đến xe cá nhân. Khi ấy, chẳng cần kêu gọi chương trình “nào ta cùng lên xe buýt” thì người dân vẫn sẽ chọn các phương tiện công cộng. Đến năm 2017, người Sài Gòn có cơ hội được hưởng thụ dịch vụ này. Mong lắm thay!
Thiên Ân

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản có một ngôi làng vô cùng đặc biệt, nơi cư dân thường xuyên mặc trang phục truyền thống của Thụy Điển và đón những ngày lễ tết giống với đất nước nằm cách đó 8.000km.

 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 1
Nằm cách thành phố Sapporo (Nhật Bản) chỉ 30km, trên hòn đảo Hokkaido, có một ngôi làng đặc biệt mang tên “Sweden Hills” (“Đồi Thụy Điển”).
 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 2
Ngôi làng này được ví như đất nước Thụy Điển thu nhỏ và là thành phố anh em với thị trấn Leksand ở Dalarna, Thụy Điển (một thành phố anh em hoặc thị trấn sinh đôi là kết quả của một thỏa thuận pháp lý giữa các thị trấn ở các quốc gia khác nhau được kí kết nhằm thúc đẩy mối quan hệ văn hóa và thương mại).
 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 3
Mối quan hệ giữa hai thành phố này bắt đầu được thiết lập vào năm 1979, khi Đại sứ Thụy Điển đến thăm thị trấn này và bị ấn tượng bởi dù nằm giữa Nhật Bản nhưng nó có phong cách giống hệt đất nước quê hương ông.
 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 4
Việc xây dựng “Sweden Hills” bắt đầu vào năm 1984 và đến năm 2005, ngôi làng này đã có 550 người sinh sống.
 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 5
Cư dân “Sweden Hills” thường xuyên mặc trang phục truyền thống của Thụy Điển và đón những ngày lễ giống với đất nước ở cách đó 8.000km.
 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 6
 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 7
Hình ảnh thường thấy trong lễ hội Mùa hè ở Thụy Điển cũng đã xuất hiện ở ngôi làng giữa Nhật Bản này.
 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 8
 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 9
 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 10
Không chỉ vậy, cư dân nơi đây còn tự học tiếng Thụy Điển, treo cờ Thụy Điển trên đường phố và thường xuyên thưởng thức món tôm hùm – món ăn được người Thụy Điển ưa thích.
 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 11
 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 12
 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 13
 Ngôi làng ‘Đồi Thụy Điển’ cực dễ thương ở Nhật Bản - 14
Những em bé Nhật Bản khoe vẻ dễ thương trong trang phục Thụy Điển.