Cầu Ponte Vecchio - Ảnh: Đoàn Xuân Hải |
Ponte Vecchio là cây cầu nổi tiếng nhất tại thành phố Florence ở Ý, bắc ngang sông Arno - được xem là một trong những cây cầu đẹp nhất thế giới.
Cầu Ponte Vecchio được xây bằng đá từ thời La Mã, sau hai trận lụt năm 1117 và 1333, cầu được xây dựng lại và định hình cho đến nay. Cầu Ponte Vecchio có nhiều chức năng, vừa là nơi buôn bán, vừa là cầu bộ hành. Nhìn từ xa, khó mà nghĩ rằng đó là một cây cầu bởi chẳng có xe cộ chạy qua, chỉ có hai dãy nhà cổ như đang nằm lơ lửng ngang qua sông Arno.
Hai bên thành cầu ở phần đầu và cuối cầu là các cửa hàng bán nữ trang nên khi dạo bước qua đây, du khách vẫn có cảm giác như đang đi trên khu phố mua sắm. Có thể nói cây cầu này là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, từ thương nhân lớn cho đến các tiểu thương nhỏ lẻ. Và đây cũng chính là nơi xuất hiện cụm từ “phá sản” trong kinh tế. Nếu một thương nhân làm ăn thua lỗ, không trả được tiền thuê mặt bằng trên cầu, cảnh sát sẽ đến đập gãy chiếc bàn họ dùng để bày bán hàng hóa. Mất bàn đồng nghĩa với việc không thể làm ăn được nữa. Trên mặt cầu có một hành lang với mái che. Du khách có thể đứng giữa cầu ngắm cảnh hai bên bờ sông Arno và những tòa tháp cổ kính hay những ngôi nhà nhỏ xinh xắn phía xa xa. Nếu muốn chiêm ngưỡng chân dung của các họa sĩ hàng đầu nước Ý và châu Âu, du khách có thể vào hành lang Vasari ở bên cầu, nơi để phòng trưng bày chân dung tự họa hoặc do người khác vẽ các danh họa nổi tiếng để thỏa sức chiêm ngưỡng.
Ngoài ra, điểm độc đáo luôn thu hút sự tò mò của du khách đó là những ổ khóa được móc rất nhiều nơi trên cầu. Cầu Ponte Vecchio không chỉ là chứng nhân của thành phố Florence qua những thăng trầm của lịch sử, mà còn là chứng nhân cho tình yêu đôi lứa. Các cặp tình nhân đến từ nhiều nước trên thế giới không ai bảo ai, như đã thành thông lệ, nếu đã đến đây, họ lấy ổ khóa, ghi tên hai người vào rồi móc lên trên cầu, còn chìa khóa ném xuống dòng sông.
Họ tin rằng nếu làm như thế, tình cảm của mình sẽ được trường tồn vĩnh cữu. Nhiều người đến đây một mình cũng chuẩn bị một cái khóa và viết tên người mình thầm thương trộm nhớ vào và hy vọng một ngày gần nhất sẽ có đôi. Không chỉ có thể, cầu Ponte Vecchio còn được thế giới biết đến bởi nó là cây cầu duy nhất “sống sót” trong chiến tranh thế giới thứ 2 khi Đức quốc xã rút khỏi Florence năm 1944, không giống số phận của những cây cầu khác bắc qua sông Arno đều bị phá hủy.
Hai bên thành cầu ở phần đầu và cuối cầu là các cửa hàng bán nữ trang nên khi dạo bước qua đây, du khách vẫn có cảm giác như đang đi trên khu phố mua sắm. Có thể nói cây cầu này là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, từ thương nhân lớn cho đến các tiểu thương nhỏ lẻ. Và đây cũng chính là nơi xuất hiện cụm từ “phá sản” trong kinh tế. Nếu một thương nhân làm ăn thua lỗ, không trả được tiền thuê mặt bằng trên cầu, cảnh sát sẽ đến đập gãy chiếc bàn họ dùng để bày bán hàng hóa. Mất bàn đồng nghĩa với việc không thể làm ăn được nữa. Trên mặt cầu có một hành lang với mái che. Du khách có thể đứng giữa cầu ngắm cảnh hai bên bờ sông Arno và những tòa tháp cổ kính hay những ngôi nhà nhỏ xinh xắn phía xa xa. Nếu muốn chiêm ngưỡng chân dung của các họa sĩ hàng đầu nước Ý và châu Âu, du khách có thể vào hành lang Vasari ở bên cầu, nơi để phòng trưng bày chân dung tự họa hoặc do người khác vẽ các danh họa nổi tiếng để thỏa sức chiêm ngưỡng.
Ngoài ra, điểm độc đáo luôn thu hút sự tò mò của du khách đó là những ổ khóa được móc rất nhiều nơi trên cầu. Cầu Ponte Vecchio không chỉ là chứng nhân của thành phố Florence qua những thăng trầm của lịch sử, mà còn là chứng nhân cho tình yêu đôi lứa. Các cặp tình nhân đến từ nhiều nước trên thế giới không ai bảo ai, như đã thành thông lệ, nếu đã đến đây, họ lấy ổ khóa, ghi tên hai người vào rồi móc lên trên cầu, còn chìa khóa ném xuống dòng sông.
Họ tin rằng nếu làm như thế, tình cảm của mình sẽ được trường tồn vĩnh cữu. Nhiều người đến đây một mình cũng chuẩn bị một cái khóa và viết tên người mình thầm thương trộm nhớ vào và hy vọng một ngày gần nhất sẽ có đôi. Không chỉ có thể, cầu Ponte Vecchio còn được thế giới biết đến bởi nó là cây cầu duy nhất “sống sót” trong chiến tranh thế giới thứ 2 khi Đức quốc xã rút khỏi Florence năm 1944, không giống số phận của những cây cầu khác bắc qua sông Arno đều bị phá hủy.
Cẩm Nhung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét