Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Từ chốn phồn vinh trở thành thị trấn ma ghê rợn

Ngọn lửa không thể dập tắt đã biến Centralia từ chốn phồn vinh thành thị trấn ma ghê rợn với những tòa nhà hoang phế, các con đường nứt toác...




Thị trấn Centralia ở hạt Columbia
Nằm trên những mỏ than đá lớn, thị trấn Centralia ở hạt Columbia, bang Pennsylvania, Mỹ, ra đời vào năm 1866 cùng với ngành công nghiệp khai thác than đá. Đầu thập niên 1960, Centralia trở thành một thị trấn phồn thịnh với dân số trên 2.000 người. Nơi đây có ngân hàng riêng, 7 nhà thờ, 5 khách sạn, 27 quán rượu, 2 nhà hát, bưu điện và 14 cửa hàng tạp hóa. 

Thảm họa ở  Centralia
Nhưng một thảm họa đã xảy ra vào năm 1962, đẩy thị trấn này đến chỗ suy tàn. Centralia giờ đây chỉ còn là một thị trấn ma ghê rợn với những tòa nhà hoang phế và các con đường nứt toác, bốc khói nghi ngút. Phía dưới lòng đất của thị trấn phồn vinh một thời, một biển lửa khổng lồ vẫn âm ỉ cháy trong suốt nửa thế kỷ qua.
Thành phố ma Centralia
Vào tháng 5/1962, Hội đồng thị trấn Centralia đã thuê một đội chữa cháy tình nguyện đến xử lý hố chôn rác của thị trấn. Hố này mới được dời đến gần một mỏ than lộ thiên bị bỏ hoang cạnh nghĩa trang Odd Fellows. Và những người lính cứu hỏa đã thiêu hủy rác bằng lửa. 
Bốc cháy bãi rác Centralia
Rác trong hố đã bốc cháy và lan tỏa sức nóng vào mạch than bên dưới. Ngọn lửa đã lan tỏa đến mỏ than ngầm phía dưới Centralia và ngày càng mở rộng phạm vi cháy.
Đám cháy kéo dài ở Centralia
Trong nhiều thập niên sau đó, những nỗ lực dập lửa của chính quyền địa phương đều không thành công, và đám cháy vẫn kéo dài đến ngày nay, bao trùm một diện tích khoảng 160 ha. 
Thọa của dân cư Centralia
Thảm họa đã khiến dân cư lần lượt rời bỏ Centralia. Đến năm 1981, thị trấn còn 1.000 người. Đến thời điểm năm 2005, con số này chỉ còn 12. Quá trình suy tàn của Centralia gắn với nhiều câu chuyện hãi hùng.
nhiệt độ xăng tăng lên 80 độ C
Năm 1979, một người chủ trạm xăng nhúng một cây gậy vào bể ngầm để đo mức nhiên liệu. Ông đã hoảng hồn khi nhận ra nhiệt độ xăng trong bể đã tăng lên 80 độ C. 
Mặt đát nứt ở Centralia
Năm 1981, cậu bé 12 tuổi Todd Domboski suýt chết khi mặt đất nứt thành một hố sâu 46m ngay dưới chân cậu và phun ra những cột khói CO độc hại. May mắn thay, anh họ của Todd đã nhanh tay đẩy cậu ra khỏi chiếc “hố tử thần” này. Vụ việc đã làm nước Mỹ bàng hoàng và đám cháy ở Centralia trở thành một vấn đề nóng trên báo chí.
Thành phố Centralia
Năm 1984, chính phủ Mỹ đã chi 42 triệu USD để di tản cư dân Centralia. Một vài người vẫn quyết định bám trụ lại nơi này bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra. Với nguy cơ hỏa hoạn, sụt lở đất và khí độc, Centralia giờ đây trở thành một trong những địa điểm nguy hiểm nhất nước Mỹ. Dù vậy, điều này lại hấp dẫn những người ưa mạo hiểm tìm đến khám phá “thị trấn hỏa ngục”.
Ngọn lửa ở Centralia
Các nhà khoa học dự đoán, ngọn lửa dưới lòng đất Centralia sẽ còn cháy trong nhiều thế kỷ tới. Đây quả là một bài học đắt giá cho con người trong cách ứng xử với thiên nhiên…

Kienthuc.net.vn


Thị trấn “ma” Morley của Mỹ được đem rao bán

(Dân trí) - Thị trấn “ma” Morley, nơi từng là một mỏ than lớn vào đầu thế kỷ 20, tại tiểu bang Colorado của Mỹ đang được một công ty bất động sản rao bán với giá 220.000 USD.


Thị trấn Morley được rao bán với giá 220.000 USD
Thị trấn Morley được rao bán với giá 220.000 USD
Thị trấn Morley gắn liền với một câu chuyện đầy ám ảnh. Vụ nổ tại mỏ than vào năm 1909 đã làm thiệt mạng khoảng 300 thợ mỏ, đây được coi là thảm họa kinh hoàng nhất do con người gây ra vào thời điểm đó.
Các nhân viên điều tra cho rằng chính luồng khí Mê-tan rò rỉ từ mặt đất đã bốc cháy khi gặp những chiếc xe chạy bằng điện chở than chạy qua.
Giờ đây, Morley được nhắc đến như một thị trấn “ma” của sự hoang tàn, đổ nát với những vết tích ám ảnh.
Thị trấn Morley từng là một mỏ than lớn
Thị trấn Morley từng là một mỏ than lớn
Thị trấn này tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 1878 đến năm 1956. Morley nằm gần đỉnh Đèo Raton và ban đầu là một bến đỗ tàu hỏa trước khi được phát triển thành một mỏ than bởi Công ty Khai thác Sắt và Nhiên liệu Colorado (CF&I) vào năm 1906.
Sau 50 năm hoạt động, công ty đã đóng cửa mỏ than này do một số vấn đề như khó khăn về kinh tế, sản lượng khai thác giảm sút và tranh chấp về lao động. Sau đó, công ty cũng phá bỏ toàn bộ những khu nhà mà họ đã xây tại khu mỏ để ngăn chặn tình trạng tranh chấp nhà ở của công nhân. Vì vậy, hầu hết các công nhân và gia đình của họ phải chuyển đến khu vực khác như Đảo Trinidad, tiểu bang Colorado, và thành phố Raton, tiểu bang New Mexico.
Tuy nhiên, một số dấu tích của thị trấn cổ Morley vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, điển hình là phần mặt trước nhà thờ thiên chúa giáo nổi tiếng St. Aloysius.
Khu thị trấn rộng khoảng 20ha, cách tuyến đường sắt nổi tiếng Sante Fe khoảng 6.4km. Theo các chuyên gia bất động sản, thị trấn này có một số cảnh quan kỳ thú, dễ thu hút sự chú ý của mọi người.
Phần mặt trước nhà thờ thiên chúa giáo nổi tiếng St. Aloysius còn khá nguyên vẹn
Phần mặt trước nhà thờ thiên chúa giáo nổi tiếng St. Aloysius còn khá nguyên vẹn
“Khi dạo bộ qua thị trấn Morley, có thể người ta dễ tưởng tượng ra những chuyện trong quá khứ. Tôi đã bán khu đất này trong vòng 17 năm qua, nhưng vẫn chưa tìm được chủ nhân mới cho nó”, ông Peter Chase, người môi giới của công ty bất động sản Peaks Land của Tây Ban Nha, cho biết.
Theo ông Chase, chuyến tàu của tuyến đường sắt Sante Fe vẫn chạy qua phía đông của thị trấn Morley. Từ thị trấn Morley, người ta có thể ngắm nhìn quang cảnh của khu Đèo Mesa. Thị trấn Morley hoang tàn này vẫn có triển vọng để phát triển. Lý do những chủ nhân hiện tại của khu đất muốn bán vì họ đang thực sự rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, ông Chase cho hay.
Vào thời hoàng kim, thị trấn Morley là một công trường khai thác than nhộn nhịp và quan trọng của nước Mỹ ở đầu thế kỷ 20. Đây cũng là nơi sinh sống ở cho 600 công nhân của công ty.
Phần mặt trước nhà thờ thiên chúa giáo nổi tiếng St. Aloysius còn khá nguyên vẹn
Sau vụ tai nạn vào năm 1909, công ty CF&I đã chuyển sang sử dụng con la để kéo than thay vì những chiếc xe chạy bằng điện
Phần mặt trước nhà thờ thiên chúa giáo nổi tiếng St. Aloysius còn khá nguyên vẹn
Mỏ than Morley đã từng đạt công suất khai thác khoảng 600 tấn một ngày. Ngoài nhà thờ St. Aloysius, thị trấn còn có trường học, bưu điện và một số công trình khác.

Bậc thang để đi lên trung tâm giải trí cho công nhân tại mỏ than
Bậc thang để đi lên trung tâm giải trí cho công nhân tại mỏ than
Giờ đây, thị trấn chỉ còn là một khu đất hoang với những “cư dân” hoang dã
Giờ đây, thị trấn chỉ còn là một khu đất hoang với những “cư dân” hoang dã
Giờ đây, thị trấn chỉ còn là một khu đất hoang với những “cư dân” hoang dã
Phần móng của một số ngôi nhà lớn và trường học còn sót lại đến ngày nay
Phần móng của một số ngôi nhà lớn và trường học còn sót lại đến ngày nay

Phương Nam
Theo DM

Không có nhận xét nào: