Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Kỳ cục nước Mỹ…

Ở Mỹ, những người béo không được xã hội “nể nang” bằng những người cao, gầy vì người Mỹ cho rằng, những người béo là người “vô trách nhiệm với bản thân” nên không thể mong họ có trách nhiệm với xã hội.
PHẦN I: Ngạc nhiên nước Mỹ

Aniruddh Chaturvedi đến từ thành phố Mumbai, Ấn Độ đang theo học ngành Khoa học máy tính tại trường ĐH Carnegie Mellon (Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ) đang “gây bão” trên hàng trăm diễn đàn mạng quốc tế bằng bài viết trên mạng xã hội Quora (mạng xã hội kiểu hỏi – đáp, chia sẻ kiến thức) của mình. Bài viết có tiêu đề: Những chuyện kỳ cục của nước Mỹ và được viết dưới dạng cảm nhận của một chàng sinh viên quốc tế về cuộc sống, phong cách sống và làm việc của người Mỹ, sau 2 năm du học và một mùa hè thực tập tại một công ty công nghệ ở thung lũng Silicon.
Ở đây, không một ai nói đến chuyện điểm số (khi đi học)
Mọi người thường giữ bí mật cá nhân rất chặt chẽ về những gì họ đạt được và cả những lần thất bại của mình. Điều này hoàn toàn khác với ở Ấn Độ, nơi mọi người rất thích khoe khoang sự giàu có và thành công của mình với những người xung quanh.
Những thói quen và trải nghiệm khi đi mua hàng ở Mỹ và Ấn Độ là vô cùng khác nhau. Ở Ấn Độ, có thể là do giá nhân công rẻ nên mỗi khi đi mua sắm, người ta có thêm một người đi bên cạnh để cầm quần áo hộ bạn và đưa ra những lời gợi ý. Ở Mỹ, bạn sẽ phải tự làm hoàn toàn, kể cả khi bước chân vào những cửa hàng sang  trọng như Nordstrom hay Bloomingdales. Có thể nói, mua sắm ở Mỹ thực chất là một công việc đi lựa chọn hàng hóa chứ không còn là phương pháp “xả stress” như người ta vẫn lầm tưởng.
Có thể không hoàn toàn chính xác hay cũng có thể bởi vì tôi chỉ là một thực tập sinh nhưng tôi cảm thấy ít nhất là trong lĩnh vực công nghệ ở Mỹ, sẽ chẳng có ai “giết” bạn (nguyên văn: nhét bạn xuống gầm một chiếc xe buýt) chỉ vì bạn làm sai việc gì đó hay không hiểu mình cần phải làm gì. Mọi người sẽ ngồi xuống cùng bạn, kiên nhẫn với bạn cho đến khi bạn hiểu mình cần phải làm như thế nào. Nếu bạn không thể hoàn thành công việc sau một thời hạn nào đó, một người trong nhóm của bạn sẽ rất sẵn lòng đề nghị được làm nốt phần việc của bạn.
Điều này cũng đúng trong môi trường học đường ở Mỹ. Trước khi sang Mỹ, tôi đã từng nghe một câu chuyện kể rằng các sinh viên của trường ĐH Johns Hopkins, nơi có môi trường học tập cạnh tranh gay gắt đến nỗi các sinh viên thường tìm cách xé mất một vài trang quan trọng nhất của cuốn sách trong thư viện để sinh viên khác không thể đọc được và sẽ thua kém họ. Trên thực tế, những gì mà tôi đã trải qua trái ngược hoàn toàn. Các sinh viên Mỹ (tính cả những sinh viên nước ngoài học ở Mỹ) rất có tinh thần tập thể. Họ tự giác hình thành các nhóm học tập để học bài, làm bài tập, thảo luận đề tài… cùng nhau một cách nghiêm túc cho đến khi tất cả mọi người trong nhóm đều thốt lên “Hiểu rồi!” mới thôi. Tôi nghĩ, nguyên nhân chính của thói quen này là sự thiết kế chương trình học rất khéo của nhà trường , vô hình tạo ra cho sinh viên một nhu cầu cần phải hợp tác với nhau và học hỏi lẫn nhau.
Rất tự trọng. Tất cả những sinh viên Mỹ mà tôi quen biết đều rất tự trọng, ít nhất là trong chuyện học hành. Nếu một ai đó không thể nộp bài tập hoàn chỉnh đúng hạn, họ sẵn sàng nộp bài làm đang dở dang chứ nhất định không đi quay cóp, hỏi kết quả hay xin xỏ, nhờ vả ai đó làm hộ. Mọi người thường tỏ ra rất hãnh diện vì sự làm việc chăm chỉ và không gian lận của mình. Điều này hoàn toàn khác với những sinh viên Ấn Độ hay Trung Quốc – những người rất thích “hợp tác với nhau để gian lận trong thi cử và học hành” .
Ở Mỹ, những người béo thường không nhận được nhiều sự tôn trọng của xã hội.
Ở Mỹ, người giàu thường là những người gầy hoặc có thân hình gọn gàng, thon thả còn những người béo đa số là người nghèo. Sự khác biệt này là do những thực phẩm rẻ tiền ở Mỹ thường là đồ ăn giàu chất béo và tất nhiên là người giàu thì không ăn đồ ăn rẻ tiền. Họ (người giàu) thường có xu hướng ăn đồ ăn nhà tự nấu hay ở những nhà hàng sang trọng, đắt tiền với đồ ăn rất ít chất béo. Nói một cách khác, muốn trở thành người khỏe mạnh ở Mỹ cũng khá là tốn kém.
Những người béo thường không nhận được nhiều sự tôn trọng của xã hội. Người ta quan niệm rằng, để cho cơ thể phát phì có nghĩa là bạn đã vô trách nhiệm với bản thân và chắc chắn khó có thể đòi hỏi bạn có trách nhiệm với xã hội. Nếu bạn gầy (và cao nữa thì càng tốt), mọi người sẽ tỏ ra rất tôn trọng bạn và đối xử với bạn tử tế hơn nhiều. Thậm chí, khi đi mua hàng bạn cũng sẽ được phục vụ tận tình hơn nếu bạn tỏ ra là người chăm chỉ thể thao, quan tâm đến thân hình của mình vì họ cho rằng nhiều khả năng bạn là một người giàu có. Chính bản thân tôi đã tự kiểm chứng điều này khi tôi quyết định giảm cân từ mức 210 pound (khoảng 95 kg) xuống còn 148 pound (67 kg), ngay cả người bán hàng ở Starbucks cũng đối xử với tôi tử tế hơn và pha đồ uống cho tôi một cách chăm chút, cẩn thận hơn rất nhiều.
Các cô gái Mỹ không phải là những người cẩu thả và lộn xộn, trái ngược với hầu hết những gì mà các bộ phim của Hollywood miêu tả.
Hầu như tất cả những người Mỹ đều có thể được tiếp cận với những thứ cơ bản của cuộc sống như: thức ăn, quần áo, nước uống và vệ sinh. Tôi chưa từng đến các bang như Louisiana và những thành phố kiểu như Detroit (thành phố vừa phải đệ đơn xin phá sản), nhưng từ những gì đã chứng kiến, tôi tin rằng không người Mỹ nào gặp khó khăn khi tiếp cận với những điều kiện sống cơ bản nhất.
Bạn sẽ phải tốn rất nhiều tiền để có thể được ở trong một ngôi nhà xây bằng gạch, trái ngược với Ấn Độ, nơi nhà gạch là quá bình thường.
Người Mỹ rất chú trọng đến việc tập tành để giữ thân hình gọn gàng và đặc biệt là rất thích những hoạt động ngoài trời. Ở California, tôi thường thấy các gia đình đi đạp xe, chèo thuyền, leo núi, cắm trại, tổ chức tiệc nướng ngoài trời… vào mỗi cuối tuần hay ngày nghỉ. Người Mỹ đặc biệt tự hào về vẻ đẹp tự nhiên của môi trường xung quanh họ và thường có xu hướng tận hưởng nó một cách có trách nhiệm.
Mỗi buổi sáng, các cửa hiệu cà-phê như Starbucks, Dunkin… luôn đông nghịt dân văn phòng và sinh viên.
Người Mỹ rất phí phạm đối với thực phẩm. Điều này cũng không khó giải thích bởi thức ăn là thứ  “càng mua nhiều càng rẻ”.
Người Mỹ là những kẻ nghiện cà-phê nặng, hay nói đúng hơn là họ bị ám ảnh bởi cà –phê. Mỗi buổi sáng, các cửa hiệu cà-phê như Starbucks, Dunkin… luôn đông nghịt dân văn phòng và sinh viên. Tôi không thể hiểu nổi tại sao họ không pha cà-phê ở nhà rồi mang đi làm? Hãy thử làm một phép tính: 5 USD/ngày x 5 ngày/tuần x 52 tuần…. bạn sẽ thấy họ phí phạm đến mức nào!
Hút cỏ (ma túy dạng nhẹ) cũng bình thường như người ta hút thuốc lá.Người ta treo, vẽ, trang trí cờ Mỹ ở khắp mọi nơi: trong trường học, trên mái nhà, thậm chí là người ta có thể mặc đồ lót (bikini) có hình cờ Mỹ mà chẳng ai ý kiến. 

PHẦN II: Những thứ vô lý của nước Mỹ

Các cửa hàng của Mỹ thường niêm yết giá theo kiểu rất “phi thương mại” và chẳng có tí logic nào cả. Ví dụ, 1 lon Coca-cola có giá 1 USD nhưng nếu bạn mua 1 thùng (12 lon) giá bán cũng chỉ là 3 USD hay 1 que kem Häagen-Dazs giá 3USD nhưng 12 que giá 7 USD.
Ở Mỹ người ta mua bất cứ thứ hàng nào xong có thể mang trả lại sau đó. Không có người bạn Ấn Độ nào của tôi tin điều này khi tôi kể rằng bạn có thể mua mọi thứ (kể cả đồ ăn) nhưng có thể mang trả lại trong vòng 90 ngày mà không cần phải giải thích lý do và  được người bán hoàn lại toàn bộ số tiền mặc dù trong tờ khai trả lại hàng vẫn có dòng “Lý do hoàn trả” nhưng đa số đều để trống.
Không ngoa khi gọi nước Mỹ là "Vương quốc của đồ ăn nhanh" (fast food) và những thứ cùng loại. Một siêu thị thông thường cũng có tới hàng trăm loại bánh pizza. Có lần tôi đã phải kinh ngạc khi nhìn thấy chủng loại đồ ăn được bày bán ở một cửa hàng tiện lợi cạnh một trạm xăng nhỏ.
Soda, nước uống có ga thường rẻ hơn nước tinh khiết. Thật vô lý khi thứ nước đã được pha trộn thêm đủ thứ hương vị và qua công đoạn sản xuất lại có thể rẻ hơn thứ nước thông thường, nhưng đó là nước Mỹ.
Dọc theo các xa lộ hay đường cao tốc liên bang, cứ cách vài dặm lại có một điểm nghỉ chân với chuỗi các dịch vụ đi kèm, thậm chí có cả chuỗi nhà hàng và đại siêu thị.
Giá cả của các loại hoa quả và rau cỏ so với đồ ăn nhanh cũng tỏ ra rất “vô lý”. Ví dụ: Một túi nho 6 USD, 1 hộp dâu tây 5 USD, 1 pound (450 gram) cà chua 3 USD nhưng 1 suất ăn thịt gà của Mc Donald’s (McChicken) có giá chỉ 1 USD hay thậm chí là 1 suất đúp (McDouble) cũng chỉ 1 USD.
Một suất ăn của người Mỹ thường vô cùng… khổng lồ (Ảnh minh họa)
Lần đầu tiên (và cũng là lần cuối cùng) tôi ghé một cửa hàng McDonalds là vào năm 2007, khi tôi yêu cầu 1 cốc soda, người thu ngân đã đưa cho tôi 1 cái cốc không. Khi đó, khái niệm về “dùng soda không hạn chế” vô cùng xa lạ với tôi. Khi bước chân đến máy bán nước, tôi đã thực sự choáng bởi sự lựa chọn vô cùng phong phú. Ở đó người ta có Pepsi, Pepsi Max, Sprite, Sprite Zero, Hi-C, Powerade, nước chanh, nước quả mâm xôi (Raspberry)… và cả những thứ đồ uống của hãng đối thủ Coca-cola. Chỉ cần trả tiền 1 lần (rất rẻ) bạn muốn uống bao nhiêu cũng được và loại gì cũng được.

Thông thường, một suất ăn của người Mỹ thường vô cùng… khổng lồ. Mặc dù tôi đã được cảnh báo trước khi mua hàng là một phần ăn rất nhiều nhưng với một kẻ ăn khỏe như tôi (khi tôi 95 kg) thì mỗi suất ăn của họ tôi cũng phải ăn thành 1,5 bữa.

Người ta treo, vẽ, trang trí cờ Mỹ ở khắp mọi nơi: trong trường học, trên mái nhà, thậm chí là người ta có thể mặc đồ tắm (bikini) có hình cờ Mỹ mà chẳng ai ý kiến. Điều này thật khác với Ấn Độ khi các quy định về trưng bày hay sử dụng quốc kỳ rất nghiêm khắc.
Người ta có thể mặc đồ tắm (bikini) có hình cờ Mỹ mà chẳng ai ý kiến
Các lễ hội ở Mỹ đã được thương mại hóa một cách quá mức. Các ngày lễ kiểu như Black Friday, Cyber Monday… hay các ngày lễ khác như Giáng sinh, Lễ hội hóa trang, Phục sinh… đều trở thành cơ hội để người ta bán hàng.
Một xã hội gần như không có đẳng cấp. Tôi nhận thấy gần như mọi người Mỹ đều có chung một mức sống. Mọi người đều có thể mua thật nhiều đồ ăn, mọi người đi mua sắm ở cùng một chỗ. Thứ được cho là biểu tượng cá nhân và có thể “khẳng định đẳng cấp” của bạn chỉ có thể là nghề nghiệp và những bằng cấp mà bạn đã đạt được.
Lương Minh

Những lễ hội kỳ lạ ở Mỹ ít nghe nói tới

(Dân trí) - The American Festivals Project là dự án được thực hiện với mục đích tìm kiếm và ghi chép lại những vết tích cuối cùng của những lễ hội truyền thống ở các thị trấn nhỏ trên nước Mỹ trước khi nó biến mất vĩnh viễn.

Fasnacht – Lễ hội tiễn mùa đông
Những lễ hội kỳ lạ ở Mỹ ít nghe nói tới
Lễ hội này được tổ chức tại một thị trấn nhỏ với dân số chỉ vỏn vẹn 59 người ở Helvetia, West Virginia. Vào đêm thứ Bảy trướcTuần Chay tháng Ba, cư dân của thị trấn chủ yếu gốcThụy Sĩ - Đức cầm theo những chiếc đèn lồng làm từ giấy bột và đeo những chiếc mặt nạ tự trang trí một cách cầu kì đến dự lễ hội tiễn biệt mùa đông. Họ tập trung cùng nhau trong phòng sinh hoạt chung của thị trấn và bắt đầu nhảy múa theo vòng tròn quanh hình nộm “Ông già mùa Đông” được treo ở giữa phòng. Khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm, hình nộm được kéo xuống và ném vào đống lửa lớn đang cháy với hy vọng mùa đông lạnh lẽo ở West Virginia sẽ kết thúc.
Faquetigue Mardi Gras Courir – Ngày thứ Ba béo của người Acadian

Faquetigue Mardi Gras Courir – Ngày thứ Ba béo của người Acadian
Faquetigue Mardi Gras Courir – Ngày thứ Ba béo của người Acadian
Bạn đã bao giờ đuổi theo một con gà trong bộ đồ pajama cùng với khoảng 300 người khác. Bạn đã bao giờ băng qua cánh đồng tôm trên một chiếc xe bò chở những nhạc công đeo mặt nạ đang chơi nhạc.
Đây chính là một trong số những hoạt động trong lễ hội Mardi Grass của người Acadian, những người Canada gốc Pháp định cư tại vùng Louisiana, miền Nam nước Mỹ. Khác với ngày thứ Ba béo được tổ chức đình đám ở các thành phố khác, lễ hội Mardi Gras ở đây được tổ chức một cách dân dã mang tính cộng đồng cao. Những người tham dự lễ hội sẽ ca hát, nhảy múa suốt dọc đường đi từ nhà này sang nhà khác để thu thập đủ thực phẩm chuẩn bị cho bữa tiệc chung của cả thị trấn.
Tuần lễ tốc độ

Tuần lễ tốc độ
Tuần lễ tốc độ
Cuộc đua tốc độ này được tổ chức hàng năm ở bình nguyên muối Bonneville dành cho tất cả những tay đua đến từ khắp nơi trên thế giới. Tuần lễ tốc độ không chỉ dành cho những chiếc xe đua mà bất cứ loại phương tiện nào từ xe mô tô, xe chở dầu, những chiếc đầu xe tải chạy bằng diesel cũng được tham gia. Những tay đua được sử dụng mọi chiến thuật, kĩ thuật để giúp phương tiện của mình đạt được tốc độ lớn nhất với mong muốn chinh phục kỉ lục tốc độ trong những cuộc đua trước.

Okie Noodling – Lễ hội bắt cá bằng tay


Okie Noodling – Lễ hội bắt cá bằng tay
Okie Noodling – Lễ hội bắt cá bằng tay
Mỗi năm một lần, cuộc thi bắt cá bằng tay không lại được tổ chức tại thung lung Pauls, Oklahoma. Sẽ có một cuộc thi được tổ chức trong vòng 24 giờ và người thắng cuộc là người bắt được con cá lớn nhất. Những ngư dân tham dự cuộc thi hoàn toàn phải dùng tay mà không được phép sử dụng móc câu hay mồi câu để bắt những con "quái vật" của hồ. Một phần đáng sợ của cuộc thi là họ phải đối mặt với những mối nguy hiểm khác đang rình rập dưới hồ như rắn, hải ly, hay những chú rùa snapping (loài rùa hung dữ với bộ cơ và hàm chắc khỏe).
Lễ tế thần của bộ lạc Oglala Lakota

Lễ tế thần của bộ lạc Oglala Lakota
Lễ tế thần của bộ lạc Oglala Lakota
Pine Ridge, phía Nam Dakota là nơi những bộ lạc Lakota từ khắp các bang miền Tây sẽ tụ tập về vào dịp lễ tế thần. Họ cùng nhau nhảy múa, đánh trống và trình diễn những điệu nhảy truyền thống của bộ lạc mình. Dịp lễ hội cũng là thời điểm diễn ra cuộc thi nhảy truyền thống. Những người tham gia cuộc thi sẽ khoác trên mình những bộ trang phục và trình diễn trong nhiều giờ liền liên tiếp. Những điệu nhảy được đem đến đây như là sợi dây liên kết với quá khứ, với tổ tiên của những bộ lạc này.
Lê Nhàn
Lê Nhàn
Theo Fess 300

Không có nhận xét nào: