Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Thăm 'ngôi nhà' của các thần linh ở Nhật Bản

Khi nhắc tới các công trình của đạo Shinto (Thần đạo), Ise Jingu là quần thể kiến trúc tôn giáo nổi tiếng nhất.

Khởi công từ thế kỷ thứ 5 ở vùng Mie, Nhật Bản, đền thờ được xây dựng để tôn vinh Amaterasu-omikami, nữ thần mặt trời của Nhật. Các gia đình hoàng tộc ở Nhật Bản tin rằng họ chính là con cháu của bà. 

Quần thể có tới 120 đền thờ nhưng đền thờ chính, nổi tiếng nhất là Geku và Naiku. Để giữ gìn di tích này luôn còn mãi với thời gian, cứ 20 năm một lần, người dân Nhật lại xây lại công trình này một lần và năm nay là lần thứ 62. 



Không giống như các công trình khác chỉ được tu sửa, đền thờ Naiku được xây dựng lại hoàn toàn. Sau khi làm lễ chuyển nữ thần mặt trời về “nhà mới”, ngôi đền cũ sẽ bị đốt bỏ! Chỉ có những con cháu của hoàng gia mới được phục vụ tại đền Naiku. 



Quần thể đền Ise Jingu được bao bọc bởi khu rừng thiêng, trải rộng trên diện tích tới 5.500 hec-ta.  Khoảng 90 hec-ta rừng bao quanh khu đền hầu như chưa bị thay đổi gì kể từ khi quần thể được xây dựng tại đây từ 16 thế kỷ trước. Những cây gỗ phía bên ngoài 90 hec-ta này được sử dụng làm vật liệu, cung cấp cho quá trình xây dựng đền thờ. Phải mất hàng trăm năm, những cây này mới đủ lớn để làm vật liệu xây dựng. 





Ise Jingu là điểm du lịch linh thiêng nhất ở Nhật Bản. Mỗi ngày, có rất nhiều người dân xứ sở hoa anh đào tới đây cầu nguyện. Họ không được vào trong các ngôi đền mà chỉ được cầu nguyện ở cửa vào, sau những bức tường cao. Trong ảnh là đền Geku, ngôi đền thiêng thứ 2 ở Ise Jingu. Du khách muốn chụp ảnh đền cũng phải đứng cách xa một khoảng nhất định. 



Một số đền thờ nhỏ hơn được xây dựng từ thế kỷ thứ 2. Kỹ thuật xây dựng truyền thống độc đáo này được truyền từ đời này sang đời khác. 



Cổng vào của các đền thờ Shinto là cổng tori, đây là nơi đánh dấu bạn đã bước vào khu vực tôn nghiêm, linh thiêng. Một số cánh cổng cũng được xây dựng lại năm nay, từ gỗ trắc bá 400 tuổi. 



Trước khi vào thăm các ngôi đền, bạn phải tẩy trần trong các temizusha, những ngôi nhà chứa nước. Tại đây, bạn phải rửa sạch tay và miệng. Ban đầu là rửa tay phải rồi đến tay trái và cuối cùng là đổ một chút nước vào lòng bàn tay phải rồi uống một ngụm. 



Để cầu nguyện, khách phải ném một đồng xu vào hòm công đức, vỗ tay 2 lần, cúi đầu 2 lần rồi mới bắt đầu cầu khấn. 



Tương truyền, có rất nhiều vị thần sống ở Ise Jingu. Ngay cả những tảng đá trong bức ảnh dưới cũng được coi là nơi thần linh trú ngụ. Người ta đồn rằng những tảng đá thiêng này truyền nhiệt. Rất nhiều du khách đã hơ tay ở đây để kiểm chứng. 



Rất nhiều du khách mua bùa Omamori để cầu may mắn và được bảo vệ. Duyên may này sẽ kéo dài 1 năm nhưng trước khi hết hạn 1 năm này, lá bùa phải được mang trở lại ngôi đền để được rút phép. Theo truyền thuyết, mỗi lá bùa đều có một vị thần sống bên trong vì vậy người thường không thể tự mở ra hay rút phép. Mỗi lá bùa có giá 5 USD (khoảng hơn 100.000 đồng).



Bên ngoài khu vực đền chính Naiku, có con phố để du khách đi dạo, mua đồ lưu niệm và đồ ăn. Khu phố này đã được xây dựng để mô phỏng một thị trấn xa xưa.

Kawaii (Xzone/Tri Thức Thời Đại)

Đền thiêng nhất Nhật Bản xây lại... 62 lần

 (Kienthuc.net.vn) - Đền Naiku linh thiêng bậc nhất "xứ sở mặt trời mọc" theo truyền thống thần đạo Nhật Bản trong suốt nghìn năm tồn tại đã được tái tạo tới 62 lần

   Khi nhắc tới Thần đạo Nhật Bản (Shinto) - tôn giáo bản địa ở xứ sở mặt trời mọc không thể không nhắc tới Ise Jingu – vùng đất thiêng được sùng kính bậc nhất ở đây

 Được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 tại tỉnh Mie, Ise Jingu là nơi tôn vinh và thờ nữ thần mặt trời – theo truyền thuyết là thủy tổ của Hoàng gia Nhật Bản. 

  Thần cung Ise Jingu tọa lạc giữa khu rừng thiêng mỗi năm có khoảng 6 triệu người trên cả nước Nhật đến viếng.

  Thần cung Ise Jingu bao  gồm 120 đền thờ nhưng quan trọng nhất là Naiku – đền thờ bên trong và Geku (đền thờ bên ngoài). Trong đó, Naiku là đền thờ linh thiêng nhất.

  Đặc biệt, theo truyền thống của thần đạo Nhật Bản, cứ mỗi 20 năm, đền thờ Naiku lại được xây mới dựa trên kiến trúc của phiên bản cũ bằng toàn bộ nguyên vật liệu và đồ nội thất mới trong một dịp lễ được gọi là Shikinen Sengu. 

  Việc tái xây dựng đền Naiku tượng trưng cho sự đổi mới hay "sự sống, cái chết và sự hồi sinh". Mỗi lần xây kéo dài 8 năm với rất nhiều lễ nghi đi kèm.

  Hiện nay đền Naiku đang trong quá trình xây mới lần thứ 62 và dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm nay.

 

Khi đền mới được xây dựng xong, một tượng thần bằng vàng sẽ được chuyển vào đây

.

 Tượng thần cũ sẽ bị phá hủy và tất cả lễ phục bị đốt cháy. Chỉ có dòng dõi hoàng tộc mới được chào đón ở Naiku

  Dân thường chỉ được cầu nguyện ở bên ngoài chứ không được bước vào trong các đền thờ. 

 

Không có nhận xét nào: