Nếu như người Scotland tự hào về rượu scotch whisky - single malt, blended, và hương vị khói đặc trưng, thì người Mỹ có Bourbon.
Định nghĩa bourbon thế nào, và nó khác
biệt ra sao với những loại whisky khác? Đôi khi người ta bị bối rối và
rơi vào tình trạng lẫn lộn giữa các loại whisky. Quả thực để phân biệt
chúng tuy không quá khó nhưng cần có sự yêu mến với loại rượu này, thêm
một chút tỉnh táo, tập trung và khả năng ghi nhớ.
Trước tiên và rất quan trọng, Bourbon là whiskey chứ không phải whisky như cách đánh vần của người Scotland, ngoại trừ Maker’s Mark nổi tiếng của vùng Kentucky vẫn dùng từ whisky bởi loại bourbon sử dụng quy trình tương tự với scotch.
Bourbon được làm từ ít nhất 51% thành phần là ngô. Sau khi chưng cất, nó được làm tuổi trong thùng gỗ sồi hoàn toàn chưa từng được sử dụng, trước đó mặt trong thùng đã được đốt bằng đuốc.
Để được gọi là bourbon, loại rượu đó không được thêm bất cứ hương vị hay màu sắc nào khác: chỉ ngô, nước, lúa mỳ hoặc lúa mạch đen, mạch nha và màu sắc là kết quả của mặt gỗ được đốt cháy phía trong thùng chứa. Cuối cùng, rượu cất được có độ cồn nằm trong khoảng 40 - 80%
Đó là những thông tin cơ bản nhất để phân biệt bourbon với các loại whiskey và whisky khác. Dưới đây là 5 thông tin khác mà bạn nên biết khi đã trót yêu thích loại thức uống từ ngô này.
Trước tiên và rất quan trọng, Bourbon là whiskey chứ không phải whisky như cách đánh vần của người Scotland, ngoại trừ Maker’s Mark nổi tiếng của vùng Kentucky vẫn dùng từ whisky bởi loại bourbon sử dụng quy trình tương tự với scotch.
Bourbon được làm từ ít nhất 51% thành phần là ngô. Sau khi chưng cất, nó được làm tuổi trong thùng gỗ sồi hoàn toàn chưa từng được sử dụng, trước đó mặt trong thùng đã được đốt bằng đuốc.
Để được gọi là bourbon, loại rượu đó không được thêm bất cứ hương vị hay màu sắc nào khác: chỉ ngô, nước, lúa mỳ hoặc lúa mạch đen, mạch nha và màu sắc là kết quả của mặt gỗ được đốt cháy phía trong thùng chứa. Cuối cùng, rượu cất được có độ cồn nằm trong khoảng 40 - 80%
Đó là những thông tin cơ bản nhất để phân biệt bourbon với các loại whiskey và whisky khác. Dưới đây là 5 thông tin khác mà bạn nên biết khi đã trót yêu thích loại thức uống từ ngô này.
1. Bourbon có thể được sản xuất ở bất cứ nơi đâu trên khắp Hoa Kỳ
Bourbon được làm ra lần đầu tiên tại Kentucky
Quê
hương của bourbon là hạt Bourbon thuộc bang Kentucky vào những năm
1880. Có lẽ chính vì tên gọi được đặt theo nơi khai sinh ra nó nên
bourbon bị hiểu nhầm một cách rộng rãi là nó phải được sản xuất tại
Kentucky.
2. Các thùng gỗ dùng trong quá trình làm tuổi bourbon chỉ được sử dụng duy nhất một lần
Và
đó phải là loại thùng mới hoàn toàn, chưa từng được sử dụng bất cứ lần
nào trước đây. Tuy nhiên, các thùng này sau quá trình làm tuổi cho
bourbon, vẫn được tái sử dụng để cho các loại whisky không phải là
bourbon. Ví dụ, Maker's Mark và Jim Beam chuyển các thùng gỗ của hai
hãng này vượt Đại Tây Dương đến Scotland, nơi sẽ dùng chúng cho quá
trình làm tuổi cho loại single malt Laphroaig.
3. Công thức chính thức của loại cocktail mint julep không dùng bourbon
Công
thức chính thức của loại cocktail mint julep được sử dụng trong giải
đua Kentucky Derby nổi tiếng lại không dùng loại whisky mà vùng đất
Kentucky đã sản sinh ra. Thay vào đó, người ta dùng Early Times whiskey,
loại whiskey được làm tuổi trong thùng gỗ cũ được dùng lại từ thùng của
nhà máy bourbon Old Forester.
4. Thời tiết trong thời gian làm tuổi rượu là nhân tố gây ảnh hưởng đến mùi vị của bourbon
Trong
quá trình làm tuổi, các thùng chứa rượu được giữ trong một kho rộng lớn
hầu như không có hệ thống nào để kiểm soát sự ảnh hưởng của khí hậu và
thời tiết. Tùy theo điều kiện thiên nhiên bên ngoài, thùng gỗ sẽ giãn nở
hay co lại, do đó tạo ra nhiều loại hương vị khác nhau cho loại chất
lỏng chứa trong nó. Nhiệt độ làm cho các kẽ hở trên thùng gỗ nở rộng ra,
do đó các thùng nằm ở trên cao hơn, nơi có nhiệt độ cao hơn sẽ cho ra
rượu có hương vị khác so với các thùng nằm dưới.
5.
Trong thời gian xảy ra Thế Chiến II, các nhà máy chưng cất bourbon bị
chuyển thành nơi sản xuất cồn làm nhiên liệu và pê-ni-xi-lin
Các
nhà máy bị ngưng hoạt động do lệnh cấm ban hành từ năm 1920 đến 1930.
Khi Thế chiến II nổ ra, các nhà máy lại có cơ hội hoạt động trở lại nhờ
phát minh ra pê-ni-xi-lin. Chất kháng sinh này là sản phẩm của quá trình
lên men, bởi thế, một cách tự nhiên các nhà máy chưng cất rượu được
chọn lựa là nơi sản xuất ra chúng. Mãi đến cuối những năm 1980, các nhà
máy mới được quay trở lại với việc sản xuất rượu như ban đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét