Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Nhà thờ trong hang đá của người Zabbeleen, Ai Cập

Làng "đồng nát" ngoại ô thủ đô Cairo sở hữu nhà thờ lớn nhất Trung Đông, nằm trong hang đá độc đáo với sức chứa 20.000 người. 
zabaleen-church-6-6_1378888474.jpg
Cổng vào Nhà thờ hang. Ảnh: cavedral.
Tu viện Saint Simon hay còn được biết đến với cái tên Nhà thờ hang, nằm ở phía đông nam thủ đô Cairo, Ai Cập. Khu vực này được gọi là "thành phố rác" vì phần lớn người dân Zabbaleen sinh sống ở đây làm nghề thu gom phế thải. Người Zabbale là hậu duệ của những nông dân di cư từ Thượng Ai Cập đến Cairo năm 1940. Chạy khỏi mùa màng thu hoạch kém và sự nghèo đói, họ đến thành phố tìm việc làm và tạo thành các khu định cư tạm thời xung quanh Cairo. Ban đầu, cuộc sống của họ khá khó khăn với truyền thống nuôi lợn, dê, gà và các loài thú khác. Nhưng cuối cùng, họ cũng tìm được công việc mang lại thu nhập tốt hơn: thu gom và phân loại rác thải. Những người Zabbaleen phân loại rác thải ra từ các hộ gia đình trong thành phố, tận dụng những đồ còn dùng được và bán những thứ giá trị hơn, trong khi đó các chất thải hữu cơ trở thành thức ăn cho gia súc. 
zabaleen-church-16-2.jpg
Người Zebbaleen chủ yếu làm nghề thu gom rác. Ảnh: vabagonblogger.
Trong nhiều năm, những khu định cư tạm thời của người Zabbale phải di chuyển vòng quanh thành phố để lẩn tránh chính quyền. Cuối cùng, một nhóm lớn đã định cư trên các vách đá của mỏ đá Mokattam hay Moquattam ở rìa phía đông thành phố. Khu này phát triển từ 8.000 dân năm 1980 thành cộng đồng "đồng nát" lớn nhất ở thủ đô Cairo với hơn 30.000 người Zabbale sinh sống. 
Người Ai Cập chủ yếu theo đạo Hồi, nhưng 90% người Zabbale lại theo Kito giáo Coptic (Coptic là loại ngôn ngữ được người Ai Cập sử dụng đến thế kỷ 17). Cộng đồng Kito giáo rất hiếm ở Ai Cập. Vì vậy, người Zabbale vẫn thích cư trú ở Mokattam cùng cộng đồng của mình, mặc dù nhiều người hoàn toàn có khả năng dựng nhà nơi khác. 
Nhà thờ Coptic địa phương tại làng Mokattam được xây dựng vào năm 1975. Sau khi có nhà thờ này, người Zabbale cảm thấy an toàn hơn và bắt đầu tập trung định cư yên ổn với những ngôi nhà vững chãi bằng gạch, đá. Trước kia từng bị đuổi khỏi Giza năm 1970, người Zabbale chỉ sống trong những túp lều tạm bợ. Năm 1976, một đám cháy lớn xảy ra ở Manshiyat Nasir. Dân làng bắt đầu xây dựng nhà thờ trên núi đầu tiên dưới núi Mokattam với diện tích 1000 m2. Một vài nhà thờ khác cũng được xây dựng. Nhà thờ hang của thánh Simon ở Mokattam là nhà thờ lớn nhất ở Trung Đông với sức chứa 20.000 người. 
zabaleen-church-14-6.jpg
Nhà thờ có sức chứa 20.000 người. Ảnh: bugan.

zabaleen-church-2-2_1378888739.jpg
Ảnh: adibgoubran. 
zabaleen-church-3-2_1378888763.jpg
Ảnh: adibgoubran. 
zabaleen-church-5-6_1378888763.jpg
Ảnh: Amusing Planet.
zabaleen-church-6-6_1378888763.jpg
Ảnh: Amusing Planet.
zabaleen-church-8-5_1378888763.jpg
Ảnh: Amusing Planet.
zabaleen-church-10-5_1378888763.jpg
Ảnh: Amusing Planet.
zabaleen-church-15-6_1378888763.jpg
Ảnh: Amusing Planet.

Cùng khu vực

Cùng chủ đề

Ảnh - Video

Vào dịp lễ hội San Fermin, 6 chú bò tót với cặp sừng sắc nhọn sẽ được thả trên đường phố Pamplona. Hình ảnh dòng người đông nghịt đuổi theo các chú bò hay chạy bạt mạng để tránh không bị bò tấn công khiến nhiều người xem nín thở.
Như Bình

Kỳ bí nhà thờ trong hang động của người Zabbaleen

(Tin Nóng) Tu viện thánh Simon hay còn được biết đến với cái tên “Nhà thờ trong hang động” tọa lạc dưới ngọn núi Mokattam, phía Nam thủ đô Cairo (Ai Cập).

Nhà thờ kỳ bí trong hang động của người Zabbaleen 1
Trong lòng núi Mokattam là ngôi nhà thờ kỳ bí
Người ta hay gọi khu vực này là “thành phố rác” bởi vì nơi đây tập trung đông cư dân làm nghề thu gom phế liệu, theo Amusing Planet.
Người Zabbaleen là cư dân chính ở đây. Họ di cư từ thượng Ai Cập xuống Cairo trong những năm 1940.
Mùa màng thất bát ở quê nhà đã kéo họ tập trung về thành phố lớn để tìm lối thoát. Tuy vậy, họ vẫn gắn liền với những công việc nông nghiệp như nuôi heo, dê, gà và các loại gia cầm khác, đồng thời tìm ra một nghề mới là thu gom rác có thể tái chế.
Nhà thờ kỳ bí trong hang động của người Zabbaleen 2
Những người Zabbaleem sống với nghề thu gom phế liệu
Những người Zabbaleen chủ yếu tìm kiếm, nhặt nhạnh hay mua rác gia dụng, sắt vụn và bán lại chúng với giá cao hơn một chút. Còn rác hữu cơ họ dùng làm thức ăn cho gia súc.
Cuộc sống dưới chân ngọn Mokattam vì thế trở nên khá trật tự và đã thu hút ngày thêm nhiều người từ thượng Ai Cập đổ về ngoại ô Cairo.
 Nhà thờ kỳ bí trong hang động của người Zabbaleen 3
Khu vực được mệnh danh là thành phố rác ở ngoại ô Cairo
Trong nhiều năm, một số lượng lớn những người Zabbaleen đã tập trung dưới những vỉa đá của núi Mokattam phía bờ tây thành phố. Dân số đã tăng từ 8.000 đến nay khoảng 30.000.
Ai Cập là đất nước với phần đông dân cư theo Hồi giáo. Thế nhưng khoảng 90% người Zabbaleen lại theo Thiên Chúa giáo.
Nhà thờ kỳ bí trong hang động của người Zabbaleen 4
Hơn 2 vạn giáo dân có thể cùng làm lễ và cầu nguyện cùng nhau
Giáo xứ ở Mokattam được thành lập năm 1975. Sau khi có nhà thờ, người Zabbaleen mới bắt đầu xây những ngôi nhà kiên cố bằng gạch và đá. Trước đó, năm 1970, tộc người này đã từng bị một lần xua đuổi ở Giza. Vì vậy, họ luôn sống trong những căn nhà tạm bợ.
Nhà thờ kỳ bí trong hang động của người Zabbaleen 6
Những hình ảnh về Thiên Chúa và các vị môn đồ hiện diện nhiều nơi trong nhà thờ
Năm 1976, trận hỏa hoạn lớn xảy ra ở Manshiyat Nasir. Để quên đi đống đổ nát, người ta bắt đầu cho xây dựng ngôi nhà thờ đầu tiên dưới chân núi Mokattam trên diện tích 1.000 m2.
Những nhà thờ mới hơn cũng được xây dựng trong các hang động, và tu viện thánh Simon là một trong số đó. Với sức chứa 20 ngàn tín đồ cầu nguyện cùng lúc, đây là ngôi nhà thờ lớn nhất khu vực Trung Đông và Ai Cập.
Nhà thờ kỳ bí trong hang động của người Zabbaleen 7
Bên ngoài nhà thờ với những mái hàng quán và lối vào trong lòng núi
Nam Trần

Không có nhận xét nào: