Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Citadelle Laferriere (Haiti) kỳ quan thứ 8 của thế giới

Citadelle Laferrirere là một pháo đài cũ nằm ở phía bắc Haiti. Không chỉ là một địa điểm thu hút du lịch, Citadelle Laferrirere còn là một chứng tích quan trọng của Haiti. Đó là thành lũy của ông vua cựu nô lệ Henry Christophe, được xây dựng vào năm 1805. Pháo đài này được UNESCO công nhận là di sản thế giới và thậm chí còn được coi là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
VTCN 18.zip
Dân bản địa nồng nhiệt chào mời du khách đi dịch vụ xe ngựa lên pháo đài Citadelle Laferrirere.
Từ thị trấn Milot, đoàn chúng tôi thuê 3 con ngựa, vượt qua 7,5km đường núi đá lởm chởm, gồ ghề để lên thăm pháo đài cổ Citadelle Laferrirere. Tuy bị dằn xóc nhưng phong cảnh lạ mắt, thỉnh thoảng dừng ngựa, ghé lại hai bên đường mua mấy trái dừa tươi uống giải khát, nên chúng tôi cũng nhanh chóng quên đi những mệt mỏi của cuộc hành trình.
Thành lũy của ông vua cựu nô lệ Henry Christophe ngất ngưởng trên một trong những ngọn núi cao nhất ở Haiti, cách thành phố Cap-Haitien 27 km về phía nam. Pháo đài cổ này có thể so sánh với lâu đài Windsor (Anh) về mặt kích thước. Tuy ngày nay đã bị hư hại nhiều, nhưng kiến trúc này thực sự vẫn còn là một kỳ quan.
Citadelle Laferrirere quả là một kiệt tác của Henry Christophe, thủ lĩnh cuộc cách mạng của những người cách mạng thành công duy nhất trong lịch sử Haiti. Hơn 250.000 người làm việc trên các pháo đài, vận chuyển vật liệu lên núi trong suốt một thập niên. Khoảng 20.000 người, những người vừa được giải thoát khỏi tay những ông chủ Pháp, đã chết trong quá trình xây dựng thành trì kiên cố chưa hề bị tấn công này. Chưa có ai biết được kiến trúc sư nào đã thiết kế ngôi thành cổ này.Vài sử gia nói họ là những kỹ sư người Đức, đã bị giết và chôn vùi trong trong những bức tường thành vào lúc hoàn tất công trình. Vào năm 1820, quá chán ngán với triều đại bạo ngược của Henry Christophe về cuối đời, người dân Haiti đã nổi dậy dưới sự lãnh đạo của tướng Jean-Pierre Boyer. Henry Christophe tự kết liễu đời mình bằng một viên đạn bạc và được chôn cất ở thao trường của ngôi thành, dưới một tảng đá lớn.
Hướng dẫn viên Dieudone Saincy nói khi chúng tôi rời Citadelle Laferrirere, nếu bỏ qua sự bạo ác thì Henry Christophe được nhớ đến như một nhà khai hóa cho một dân tộc mà ngày nay đại đa số vẫn còn mù chữ và nghèo đói nhất tây bán cầu. Ngành du lịch-sinh kế chính của người dân Haiti đã sút giảm mạnh trong một thời gian dài do tình trạng lộn xộn về mặt chính trị. Cho đến gần đây, ngành du lịch Haiti mới phục hồi trở lại và ngôi thành cổ của Henry Christophe - được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1982, điểm nhấn quan trọng hàng đầu bên cạnh vịnh Acul, bảo tàng Musee de Guahaba, Khu du lịch Petionville, khu dự trữ sinh quyển Plaine du Cul de Sac…
“Nếu không có sức hút của Citadelle Laferrirere thì Haiti không thể nào có được 4 triệu du khách quốc tế mỗi năm ”, Dieudone Saincy nói.
Bài ảnh: HIỀN LÊ
;

Không có nhận xét nào: