Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

Lý do thuyết phục để bạn chọn đi du lịch Hàng Châu thay vì Thượng Hải

Phương Linh  

Hangzhou (Hàng Châu) là nơi đã từng được chọn để tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2016 và được nhà thám hiểm người Ý Marco Polo coi là “thành phố đẹp và lộng lẫy nhất thế giới”. Hiện tại, đây là một trong những thành phố năng động nhất ở Trung Quốc.

Ngay cả một số người Thượng Hải cũng thừa nhận là Hàng Châu có những điều tốt đẹp hơn chỗ của họ. Nơi đây là điểm đến lý tưởng trong những ngày cuối tuần.

Cuộc sống bên hồ
Khi được trông thấy hồ Tây ở Hàng Châu (được cho là chị em sinh đôi với Hồ Tây ở Hà Nội) cùng những sườn đồi tươi tốt xung quanh, nhiều người sẽ hiểu được lý do vì sao nơi này đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ, nhà thơ và nhà triết học trong suốt các thời đại của Trung Quốc.
Bao quanh hồ Tây ở Hàng Châu là những ngọn núi, bên cạnh là các ngôi chùa, đền thờ, vườn tược cùng rất nhiều con đường ở xung quanh hồ…

Đi dạo dọc theo hồ Tây ở thành phố Hàng Châu, chúng ta sẽ hiểu được tại sao nơi này lại được ví như “thiên đường nơi hạ giới”
Điểm xuất phát được nhiều du khách yêu thích là đường Beishan, nơi du khách sẽ được nhìn thấy nhiều hoa sen và những chiếc lá như trải dài đến tận chân trời. Phía bên kia đường là những lâu đài và biệt thự mang dấu ấn lịch sử.
Để có được những trải nghiệm thú vị nhất ở hồ Tây, du khách hãy leo lên những ngọn đồi vào các buổi sáng sớm hoặc lúc hoàng hôn.

Chia sẻ xe đạp
Trong khi phần còn lại của đất nước đang chuyển đổi phương tiện giao thông từ xe hai bánh sang xe bốn bánh, văn hóa xe đạp lại đang phát mạnh ở Hàng Châu.

Từ năm 2008, Hàng Châu là thành phố đầu tiên của Trung Quốc phát triển hệ thống chia sẻ xe đạp với mong muốn giảm bớt gánh nặng tắc nghẽn giao thông. Từ đó, Hàng Châu đã nhanh chóng phát triển thành một thành phố có hệ thống xe đạp công cộng lớn và tốt nhất thế giới. Trong phạm vi khoảng một kilomet, du khách có thể gặp các trạm chia sẻ xe đạp.
Người dân Hàng Châu có quyền được sử dụng hơn 84 nghìn xe đạp nằm rải rác trên 3.300 điểm dịch vụ. Những chiếc xe đạp ở Hàng Châu đã thực hiện được hơn 600 triệu chuyến đi trong 7 năm qua.

Nếu muốn tham gia chương trình này, du khách sẽ phải làm gì?
Trước hết, du khách cần có thẻ “giao thông thông minh Z” được thiết kế cho những khách sử dụng. Những chiếc thẻ này có sẵn tại các trung tâm thẻ thông minh, mở cửa từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều hàng ngày. Địa chỉ các trung tâm thẻ thông minh cần được cập nhật ngay tại thời điểm du khách có mặt tại Hàng Châu.
Chiếc thẻ sẽ hiển thị thông tin cá nhân của khách khi giao dịch thành công. Sau khi đặt cọc 300 nhân dân tệ, thủ tục đã hoàn tất. Du khách có thể để lại xe ở bất kỳ trạm dừng nào vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Trà Long Tỉnh
Trà Long Tỉnh là một trong những loại trà xanh tốt nhất và đắt nhất ở Trung Quốc. Mùa xuân đến, trước tiết Thanh minh truyền thống, những người yêu trà từ khắp nơi trên đất nước Trung Quốc đều đến Long Tỉnh, ngôi làng nằm phía nam hồ Tây ở Hàng Châu để thưởng thức những tách trà chất lượng nhất Trung Quốc.

Hàng Châu là quê hương của những lá trà chất lượng nhất Trung Quốc. Làng Long Tỉnh là nơi trồng được những lá trà cho hoàng đế Trung Hoa
Suốt mùa thu hoạch trà (thường vào cuối tháng 3 và tháng 4), du khách có thể ngửi thấy mùi hương tươi mới của những lá trà, khi lá được hái và sao tẩm ngay trong làng. Làng trà mở cửa tự do cho khách thăm quan. Du khách có thể tự mình hái lá trà sau khi được sự cho phép của người dân trồng trà địa phương.
Trà Long Tỉnh khá tinh tế. Để chất lượng trà ngon nhất, du khách không được pha với nước quá nóng, nhiệt độ lý tưởng để pha trà 90 độ C. Trà Long Tỉnh mới pha có màu vàng xanh và mùi thơm của hạt dẻ và cỏ mới cắt.

Một trong những địa điểm hàng đầu để trải nghiệm văn hóa trà của khu vực là vườn hoàng gia Long Tỉnh ở sau làng. Nhà vườn phức hợp cổ điển ở Hàng châu cũng là nơi du khách có thể ngồi thong dong, nhâm nhi, thưởng thức trà và dùng bữa.
Trong khi đó, tại khu bảo tàng Trà quốc gia, những người quản lý đã liên tục bật các màn hình giới lịch sử và kỹ thuật pha trà cũng như các nghi lễ liên quan đến trà.

Ẩm thực Hàng Châu
Không giống như các món ăn từ miền bắc Trung Quốc, vốn nặng về nước sốt và gia vị, ẩm thực Hàng Châu nhẹ nhàng, nhưng lại có hương vị, tập trung vào các nguyên liệu tươi.
Du khách sẽ không thể rời Hàng Châu mà không thử các món ăn nổi tiếng ở nơi này, đặc biệt là món tôm Long Tỉnh, kết hợp với những lá trà xanh nổi tiếng của thành phố cùng những con tôm nước ngọt từ các dòng sông địa phương.
Tôm được bóc vỏ, nêm ướp gia vị. Lá trà xanh được nhúng trong dầu để mang lại hương vị đậm đà. Sau thời gian tẩm ướp, tôm được chiên trong chảo. Khi tôm chiên gần xong, đầu bếp múc vào chảo một thìa trà xanh đã được đun sôi để tăng mùi thơm cho món ăn.

Đầu bếp Colin Cheng cho biết: Đây là món ăn đại diện cho Hàng Châu, là linh hồn của Hàng Châu vì nguyên liệu của nó đến từ cả vùng nước và vùng núi. Phiên bản lý tưởng nhất của món ăn này là tôm sông được rắc lá trà lên trên.

Nơi ẩn trú trên núi
Cách trung tâm thành phố Hàng Châu khoảng 40 km, Quiandai Resort nằm trên núi Jing, “vương quốc” trồng trà khác ở Hàng Châu.

Resort chỉ có 10 phòng. Đây là kiểu khu nghỉ dưỡng không quá hoành tráng hay sang trọng. Nhưng mọi chi tiết ở đây đều được thiết kế chu đáo. Xây dựng bởi các công ty kiến trúc địa phương, khu nghỉ dưỡng bình dị này khá hòa nhập với môi trường, cảnh quan xung quanh.

Một mạc nhưng tinh tế. Nguyên bản nhưng giàu trí tưởng tượng. Kiến trúc tối giản ở đây khá trang nhã. Tất cả đồ nội thất ở khu nghỉ dưỡng đều bằng gỗ. Các đồ trang trí cũng được làm từ gỗ có nguồn gốc địa phương hoặc được tái sử dụng từ các nội thất gỗ đã bỏ đi.
Các loại đá được sử dụng trên những bức tường và lối đi từ cổng tiếp đón. Khách sạn có thể đón trả khách từ từ sân bay và nhà ga ở Hàng Châu. Nhân viên ở đây có thể nói tiếng Anh để giao tiếp với khách nước ngoài.

Tơ lụa
Hàng Châu là thành phố của tơ lụa. Các sản phẩm tinh tế từ lụa đã nổi tiếng không chỉ ở Trung Quốc và trên thế giới. Thậm chí, lụa Hàng Châu còn được UNESCO công nhận.
Khăn quàng cổ từ lụa là món quà lưu niệm phổ biến nhất. Những chiếc khăn còn được làm nổi bật bởi các kỹ thuật nhuộm tiên tiến. Đứng đầu ngành tơ lụa ở Hàng Châu là Wensli, thương hiệu tơ lụa này quyết tâm trở thành phiên bản khác của thương hiệu Hermes ở Trung Quốc. Vì thế, Wensli đã mua hẳn công ty tơ lụa nổi tiếng của Pháp là Marc Rozier, đồng thời thuê luôn giám đốc của Hermes làm giám đốc điều hành cho hãng.

Năm 1975, Wensli được thành lập bởi Shen Aiqin, người có nguồn gốc gia đình sản xuất lụa ở Hàng Châu từ triều đại Nam Tống. Du khách có thể may bộ váy, quần áo trong các cửa hàng may đo sẵn hàng đầu của Wensli trong các cửa hàng ở tháp Hàng Châu (Hangzhou Tower), trung tâm thương mại được chi phối bởi các thương hiệu xa xỉ phương Tây.

Trung tâm Phật giáo
Hàng Châu là trung tâm Phật giáo lớn ở miền nam Trung Quốc, điểm đến phổ biến cho các cuộc hành hương.
Một trong những vị trí hàng đầu mà những người thiền định tìm kiếm nhiều nhất khi đến Hàng Châu là đền Lingyin, có ý nghĩa là “nơi linh hồn ẩn náu”. Đây là một trong những tu viện Phật giáo lâu đời và quan trọng nhất ở Trung Quốc.

Ngay cả khi du khách không quan tâm đến tôn giáo, chùa chiền, vẫn có thể đến đây để thưởng ngoạn cảnh quan và không khí trong lành.
Đền Lingyin nằm bên trong khu thắng cảnh Fei Lai Feng. Khu thắng cảnh mở cửa hàng ngày từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều.

Những chiếc quạt tay
Trà, lụa, quạt tay là ba món quà tuyệt vời ở Hàng Châu. Nhãn hiệu quạt tay được ưa chuộng nhất là của nhãn Quang Xing Ji.

Thành lập từ năm 1875, thương hiệu quạt nổi tiếng này đã làm say mê khách du lịch bởi những thiết kế cầu kỳ, tinh tế.

Quạt Hàng Châu thường được làm từ gỗ đàn hương và loại giấy màu đen. Loại giấy này từng được sử dụng để làm quạt cho vua với ít nhất 80 chi tiết trên mỗi chiếc quạt.

Phương Linh

Tiên cảnh Hàng Châu và những điều không thể bỏ lỡ tại xứ thiên đường này


Hàng Châu là một trong những thành phố thịnh vượng nhất ở Trung Quốc. Ở thành phố giàu sang này có rất nhiều di sản kiến trúc cổ được bảo vệ rất tốt và chúng đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Hàng Châu bên cạnh danh lam thắng cảnh lừng danh, Hồ Tây.

Xihu (Hồ Tây)
Tiên cảnh Hàng Châu và những điều không thể bỏ lỡ tại xứ thiên đường này - 1
Đến Hàng Châu, Hồ Tây chắc chắn là một địa điểm không thể bỏ qua. Đó là một hồ nước vô cùng đẹp đẽ với rất nhiều khu vườn, đình chùa và những hòn đảo nhân tạo rất dễ thương. Vì vẻ đẹp tuyệt vời của nó, Hồ Tây được đánh giá là 1 trong 10 khu nghỉ mát hàng đầu ở Trung Quốc vào năm 1985 và được ghi tên vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 2011.
Đền Lingyin
Tiên cảnh Hàng Châu và những điều không thể bỏ lỡ tại xứ thiên đường này - 2
Khai trương vào năm 326, vào thời Đông Jin, Đền Lingyin là một ngôi đền hoài cổ được thành lập bởi Master Hui Li, một nhà sư Tây Ấn. Đây là một trong những ngôi chùa Phật giáo lâu đời nhất và lớn nhất ở Trung Quốc. Đền vô cùng đẹp và trang trọng, nhiều khách du lịch đến thăm đền đều đánh giá cao phong cách kiến ​​trúc tuyệt vời của nó. Đây cũng là một ngôi đền khổng lồ với tổng diện tích khoảng 90.000 m2.
Phi Lai Phong
Tiên cảnh Hàng Châu và những điều không thể bỏ lỡ tại xứ thiên đường này - 3
Fei Lai Feng là một ngọn núi đá vôi, cao 168 mét và bao gồm 345 bức tượng Phật bằng đá thủ công. Các bức tượng đều cổ xưa, và chủ yếu được chế tác trong thời Tống, Nguyên, và Năm triều đại (các triều đại sau này là Liang, Tang, Jin, Han và Zhou), chúng thực sự tinh tế, linh thiêng và trang nghiêm.
Chùa Leifeng
Tiên cảnh Hàng Châu và những điều không thể bỏ lỡ tại xứ thiên đường này - 4
Được xây dựng vào năm 975, trong thời kỳ Năm triều đại và Mười vương quốc, chùa Leifeng là một tòa tháp năm tầng cổ với tám mặt và nằm ở phía nam của Hồ Tây. Ngôi chùa rất nổi tiếng vì một truyện dân gian Trung Quốc, Truyền thuyết về rắn trắng. Câu chuyện mang lại danh tiếng cho ngôi chùa, khiến nó trở nên nổi tiếng khắp Trung Quốc và là một điểm du lịch rất hấp dẫn ở Hàng Châu.
Công viên đầm lầy Xixi
Tiên cảnh Hàng Châu và những điều không thể bỏ lỡ tại xứ thiên đường này - 6
Công viên đầm lầy Xixi là một điểm du lịch rất khổng lồ với tổng diện tích 11,5 km2. Đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch cấp quốc gia của Trung Quốc. Có 6 dòng nước chính, rất nhiều động vật hoang dã, thực vật tự nhiên và phong cảnh đẹp chắc chắn có thể mang lại cho du khách những trải nghiệm mới mẻ và lành mạnh. Thực sự có rất nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt vời đáng để ghé thăm ở nơi đây, như làng chài, ngôi đền tuyết mùa thu… tất cả đều đẹp như tranh vẽ.
Dim Sum ở Zi Wei Guan
Tiên cảnh Hàng Châu và những điều không thể bỏ lỡ tại xứ thiên đường này - 7
Nếu bạn muốn thử món dim sum ngon tuyệt, chắc chắn không thể bỏ qua Zi Wei Guan. Quán ăn này mở cửa vào năm 1913, và cung cấp đồ ăn nhẹ và món tráng miệng chính thống. Họ cung cấp nhiều loại dims sum và một số món ăn truyền thống cũng có thể được thử ở đây, bao gồm cá Xihu trong nước sốt giấm và gà ăn xin.
Công viên Tống Thành
Tiên cảnh Hàng Châu và những điều không thể bỏ lỡ tại xứ thiên đường này - 8
Được xây dựng vào năm 1996, Songcheng là công viên giải trí lớn nhất thời nhà Tống ở Trung Quốc, đón khoảng 6 triệu khách du lịch mỗi năm. Buổi biểu diễn lãng mạn của Songcheng là một chương trình phải xem bởi đây là một màn trình diễn tuyệt vời được trao tặng là một trong 3 ​​chương trình nổi tiếng nhất trên thế giới, cùng với O Show và Moulin Rouge. Nếu là người yêu thích văn hóa Trung Quốc, bạn chắc chắn nên ghé thăm công viên này.
Đi dạo quanh phố Hefang
Tiên cảnh Hàng Châu và những điều không thể bỏ lỡ tại xứ thiên đường này - 9
Là một phần của ngõ Qinghe, phố Hefang là một phố mua sắm cổ dành cho người đi bộ, có rất nhiều nhà cung cấp, cửa hàng và quán trà kiểu cổ, như cửa hàng gối, cửa hàng cắt giấy và cửa hàng điêu khắc kẹo đường. Tất cả đều là người địa phương và mang tính lịch sử. Đi dạo quanh phố, bạn có thể trải nghiệm cuộc sống của người Hàng Châu cổ đại, và đây chắc chắn là một trải nghiệm tuyệt vời.
Nơi ở cũ của Hu Xueyan
Tiên cảnh Hàng Châu và những điều không thể bỏ lỡ tại xứ thiên đường này - 10
Được xây dựng giữa năm1872 và 1875, vào thời nhà Thanh, khu nhà lớn này với những khu vườn và ao đẹp được thiết kế bởi một vị quan trong chính quyền nhà Thanh, Hu Xueyan. Nơi ở của ông vô cùng sang trọng, với nhiều đồ cổ quý giá, những bức tranh hiếm, đồ nội thất bằng gỗ đắt tiền, và thậm chí một số đồ trang trí phương Tây thời thượng, cho thấy sự pha trộn văn hóa Trung-Tây. Bên cạnh những đồ trang trí quý giá đó, thiết kế nội thất của mỗi phòng cũng vô cùng tuyệt vời, với bố cục tốt và các tác phẩm điêu khắc tinh tế trên cửa ra vào, khung cửa sổ và đồ nội thất.
Theo Hàn Ly (Theo theculturetrip) (Dân Việt)

Không có nhận xét nào: