Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

Diệu kỳ những "chiếc tủ lạnh” thời cổ đại

Theo afamily.vn -
Những “chiếc tủ lạnh” có tuổi đời hàng trăm năm, nằm sừng sững giữa sa mạc nắng cháy là minh chứng cho sức mạnh không giới hạn của con người.
Vào năm 400 sau Công nguyên, các kỹ sư người Ba Tư đã làm chủ kỹ thuật lưu trữ đá giữa mùa hè trên sa mạc. Một số lượng lớn đá được lấy từ các ngọn núi gần đó trong suốt mùa đông và lưu trong một “hầm đá” hay còn gọi là Yakhchal.
Diệu kỳ những
Một “chiếc tủ lạnh” ở tỉnh Yazd.
Các Yakhchal được sử dụng chủ yếu để trữ đá cho mùa hè, cũng như để bảo quản thực phẩm trong điều kiện khí hậu khô nóng trên sa mạc Iran. Đá trong Yakhchal được dùng trong các bữa tiệc chiêu đãi hoàng gia trong suốt những ngày hè nóng nực và để làm faloodeh, một món tráng miệng đông lạnh truyền thống của Ba Tư.
Diệu kỳ những
Công trình này gồm một mái vóm lớn bằng gạch bùn, thường cao gần 20 mét. Bên trong mái vòm là một không gian lớn và khoét sâu dưới lòng đất, rộng khoảng 5.000 m3. Một kênh dẫn nước ngầm dưới mặt đất và một hệ thống thông gió được thiết kế thông minh, giúp làm giảm nhiệt độ bên trong xuống mức băng giá vào những ngày hè.
Diệu kỳ những

Diệu kỳ những
Hầm băng “song sinh” ở Sirjan, tỉnh Kerman, Iran.
Phần chân của những chiếc tủ lạnh cổ đại này là bức tường gạch bùn dày đến 2 mét, làm từ một loại vữa đặc biệt gọi là sarooj. Thành phần của sarooj gồm có cát, đất sét, lòng trắng trứng, vôi, lông dê và tro được trộn với một tỉ lệ đặc biệt. Loại hỗn hợp này có thể ngăn sự truyền nhiệt và được cho là hoàn toàn không thể xuyên thủng.
Diệu kỳ những
Một Yakhchal nằm gần tỉnh Kerman.
Những bức tường cách ly dày và dòng nước làm mát chảy liên tục giữ cho đá được bảo quản suốt mùa hè. Một rãnh ngầm phía dưới hứng lượng nước chảy ra từ đá và làm đóng băng trở lại vào những đêm giá lạnh trên sa mạc. Và quy trình này cứ thế được lặp đi lặp lại.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh từ 400 năm trước Công nguyên

 

Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời… cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

 

Năm thứ 400 trước Công nguyên, các kỹ sư Ba Tư đã làm chủ được công nghệ lưu trữ đã vào giữa mùa hè trên sa mạc. Băng được mang đến vào mùa đông từ trên núi và lưu trữ trong các Yakhchal, hay còn gọi là hầm băng. Những chiếc “tủ lạnh” băng cổ đại này được dùng với mục đích lưu trữ băng, thức ăn để dùng trong mùa hè. Ngoài ra, những tảng băng này được dùng để chữa trị cho các thành viên hoàng gia.
Yakhchal- tủ lạnh thời cổ đại của người Ba Tư.
Là một cấu trúc nổi, hầm băng -“tủ lạnh” được tạo thành bởi hỗn hợp bùn - gạch, có hình vòm. Nó đạt chiều cao khoảng 18 m. Trong hầm, người ta đào một hố sâu dưới lòng đất, rộng khoảng 5000m3, để trữ đồ. Yakhchal có những bức tường bùn - gạch dày tới 2 m ở phía nền, được tạo thành bởi hỗn hợp của cát, đất sét, lòng trắng trứng, chanh, lông dê, và tro với một tỉ lệ vừa phải. Hỗn hợp này có tác dụng chống truyền nhiệt và chống thấm nước.
Yakhchal hoạt động như sau: một ganat, một hệ thống mương dưới lòng đất, chuyển nước tới hầm băng, nơi nó bị đóng băng vào buổi đêm. Sau đó, những tảng băng này được đập nát ra và đưa vào lưu trữ tại những tủ riêng biệt, nơi chúng có thể dễ dàng được chuyển đi khi cần.
Hầu hết các yakhchal có một bức tường được xây dựng ở phía nam để tránh ánh mặt trời và giữ cho hầm băng luôn được râm.
Nhiều yakhchal hoạt động theo một nguyên tắc hơi khác. Những tảng băng lớn được di chuyển từ trên núi xuống vào mùa đông và lưu trữ trong những hầm băng. Khi băng bị tan chảy, những mương dưới nền hầm sẽ giữ nước đó lại, và lượng nước này sẽ bị đóng băng trở lại vào ban đêm, dễ cho việc vận chuyển.
Hầu hết các yakhchal có một bức tường được xây dựng ở phía nam để tránh ánh mặt trời và giữ cho hầm băng luôn được râm. Những tòa tháp cao, gọi là Badgirs, được dùng trong hệ thống thông hơi. Bằng việc luân chuyển không khí nóng từ mặt đất và không khí lạnh từ hầm băng, badgirs hoạt động như một bộ ổn nhiệt, điều hòa nhiệt độ phía trong yakhchal.
Những yakhchal dạng này được tìm thấy nhiều ở đất nước Iran thời nay
Theo Kiến Thức

Không có nhận xét nào: