Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Mỹ nhân nước non đệ nhất

(Nguoiduatin.vn) - Người ta đã ví thành phố Heidelberg đẹp như tranh vẽ bởi nếu so sánh Heidelberg ngày nay với Heidelberg trong bức tranh khắc đồng của Matthaeus Merian (1620) thì thành phố chẳng thay đổi là bao trong vòng mấy trăm năm qua, ngoại trừ lâu đài đã thành phế tích.
Đã từ lâu tôi yêu em, đã muốn, cho thoả lòng, 
Gọi em là mẹ và tặng em một bài ca không chải chuốt 
Em, mỹ nhân nước non đệ nhất 
Trong những thành phố quê cha, như ta từng nhìn qua

Tựa chim rừng bay qua đỉnh 
Chiếc cầu nhẹ hửng mà mạnh mẽ 
Cất mình băng qua sông, nơi khúc sông chảy sáng ngời vì em,
Vang vang tiếng xe tiếng người
Như từ những thần linh phái đến, một tay ảo thuật đã buộc chặc tôi thuở ấy
Trên cầu, lúc tôi đi qua
Rồi vào sâu trong núi
Dặm xa quyến rũ hiện ra

Và chàng trai trẻ,- dòng sông-, kéo phăng đến đồng bằng
Mừng vui buồn bã, khi con tim, bừng yêu chính mình,
Quá đẹp
Để trầm thân
Tự buông mình vào thuỷ triều thời gian.
Em đã
Cho sông những suối nguồn, cho dòng phù du
Những bóng mát, và cả thành quách nhìn theo
Sông mêng mông, và sông lay động
Bóng hình yêu kiều trên những sóng dồn

Nhưng rồi, nặng nhọc treo mình vào thung lũng
Toà lâu đài, đồ sộ, đầy định mệnh, bám đất cho đến tận nền,
Rách nát vì nắng mưa
May sao mặt trời vĩnh cữu đã tưới
Ánh sáng hồi dương trên
Bức hình vĩ đại đang hoá cổ, và đó đây bừng xanh
Giải trường xuân đằng leo quanh; những khu rừng thân thương
Xôn xao tràn từ lâu đài xuống phố.

Những lùm cây nở hoa rũ xuống thị thành, cho đến nơi nao
Trong thung lũng hân hoan
Tựa vào đồi hay bên bờ duyên dáng
Những con đường nhỏ tươi vui em
Nằm im dưới những khu vườn ngát hương.
***
Nhà thơ người Đức Friedrich Hölderlin đã ca tụng Heidelberg như thế đó. Không phải mãi đến bây giờ du khách trên toàn thế giới mới khám phá ra thành phố Heidelberg. Phong cảnh thành phố cổ xinh xắn nằm nép mình dưới chân núi cạnh dòng sông Neckar uốn khúc, phía trên có lâu đài đổ nát hùng vĩ đã quyến rũ Mark Twain, Goethe, Sir Walter Scott và Victor Huge đến mức họ đã lưu lại đây cả một mùa hè để chiêm ngưỡng cảnh đẹp.
Người ta nói rằng thành phố Heidelberg không bị phá hủy trong Đệ nhị thế chiến có lẽ là nhờ vào tác phẩm nhạc kịch "The Student Prince" rất ăn khách ở Mỹ trong thập niên 1920. Tác phẩm kể về câu chuyện tình của một hoàng tử nối ngôi người Đức, đã "khám phá" ra tự do trong lúc là sinh viên ở Heidelberg rồi yêu cô con gái của người chủ quán trọ. Thay vì dội bom hiện thân cho tính lãng mạn Đức, người Mỹ đã thiết lập sở chỉ huy quân sự ở châu Âu tại đây sau năm 1945. Vào những dịp tổ chức lễ hội (từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm) vở nhạc kịch này vẫn còn được trình diễn bằng tiếng Anh trong sân của lâu đài Heidelberg.
Phan Ba
Thơ Thái Kim Lan (dịch

Không có nhận xét nào: