Leh Ladakh có lẽ còn là một cái tên xa lạ đối với người Việt Nam, tuy nhiên nơi đây rất đáng để bạn liều một chuyến đấy. 
Ladakh (có nghĩa là “đất đèo cao”) là một vùng đất thuộc bang Jammu Kashmir của Ấn Độ, nằm trải dài từ dãy núi Kuen Lun tới dãy Himalaya về phía nam. Đây là nơi sinh sống của những người gốc Ấn - Aryan và Tây Tạng, đồng thời là một trong những vùng dân cư thưa thớt nhất ở Jammu và Kashmir. Nền văn hóa và lịch sử của vùng đất hoang vu này có liên quan chặt chẽ với Tây Tạng.
Các thành phố lớn nhất ở Ladakh là Leh và Kargil. Gần một nửa dân Ladakh là người Hồi giáo Shia và phần còn lại chủ yếu là Phật giáo Tây Tạng.
Đối với những tâm hồn thích phiêu lưu và yêu thiên nhiên, Ladakh hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe nhất. Ladakh nằm trong khu vực Trans-Himalaya. Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới thích cảnh quan nơi đây vì với họ, khám phá vùng đất rộng lớn và xinh đẹp này không bao giờ là đủ. Ladakhcòn được mệnh danh là Tiểu Tây Tạng vì nó tiếp giáp với Tây Tạng và có một phần khá lớn người Phật giáo Tây Tạng sống ở Ladakh.

Một thung lũng ở Leh Ladakh.
Mặc cho những gì bạn đã đọc về Ladakh hay các thông tin trên mạng xã hội, nếu có dịp đặt chân đến vùng đất này, chắc chắn bạn sẽ có nhiều trải nghiệm đáng nhớ và sinh động hơn hẳn. Tuy nhiên, vì đây là một vùng đất cằn cỗi, áp suất khí quyển thấp nên chắc chắn bạn sẽ cần phải thực hiện một số biện pháp an toàn. Khoảng thời gian từ tháng năm đến tháng tám là mùa cao điểm để du lịch Ladakh. Trừ cư dân của các nước Myanmar, Bhutan, Nepal và Pakistan,bất cứ du khách nước ngoài nào muốn vào Ladakh phải xin giấy phép Khu bảo tồn (Protected Area Permit) và tất nhiên đừng quên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân quan trọng.

Khoảng thời gian từ tháng năm đến tháng tám là mùa cao điểm để du lịch Ladakh. 
Ở Ladakh rất hiếm khách sạn. "Homestay" hoặc cho thuê lều trại là những dịch vụ chỗ ở phổ biến nhất dành cho khách du lịch. Nubra Organic Retreat là một khu trang trại kết hợp cắm trại rất thú vị mà bạn nên ghé qua. Ở đây không chỉ cung cấp những lều trại nhỏ xinh mà còn tổ chức các hoạt động tham quan và tham gia trồng các loại cây thuốc, hoa, rau cải nữa. Bốn bề xung quanh là một màu xanh tươi mát của vườn cây, được hòa mình vào những hoạt động bổ ích và thư giãn, đây quả thật là một thiên đường.

Một góc xanh tươi của khu trại

Nội thât bên trong một căn lều khá đơn giản và dễ thương

Khu trại lung linh khi về đêm

Vườn cây xanh tươi tốt là một điểm cộng cho khu trại.
Khi đến Leh Ladakh, đừng mãi đắm chìm trong bốn bề xanh ngắt và không khí trong lành mà quên hết những hoạt động thú vị ở đây nhé.
Mang những nét tương tự như Cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng, cung điện chín tầng màu nâu xám Leh Palace là biểu tượng kiến trúc của thành phố Leh.Được xây dựng từ thế kỉ 17 dưới thời vua Sengge Namgyal, sau đó cung điện này chủ yếu bị bỏ hoang kể từ khi hoàng gia Ladakh mất quyền lực và tháo chạy đến vùng Stok năm 1846. Ngày nay, những bức tường thô ráp bao quanh cung điện tạo thành không gian triển lãm và một phòng cầu nguyện nhỏ, nhưng phần thú vị nhất là mạo hiểm leo lên trên cùng của cung điện cổ này để ngắm cảnh.

Cấu trúc đáng chú ý bao quanh tầng trệt của cung điện là các Namgyal Stupanổi bật, bích họa Chandazik Gompa sặc sỡ và Chamba Lhakhang với những mảng tranh tường phong cách trung cổ giữa các bức tường bên trong và bên ngoài.
Có thể dễ dàng nhìn thấy khi bạn đứng ở bất kì đâu tại Ladakh, Tsemo Fort (có nghĩa là “pháo đài chiến thắng”) là một di tích nổi bật nằm trên đỉnh núi Palacecó từ thế kỉ 16, tuy nhiên có rất ít hình ảnh về kiến trúc bên trong của ngôi đền thờ Phật nhỏ bé này. Đó là lí do bạn nên ưu tiên đến thăm nơi này để thỏa trí tò mò.

Tsemo Fort (có nghĩa là “pháo đài chiến thắng”) là một di tích nổi bật nằm trên đỉnh núi Palace có từ thế kỉ 16.
Ngay bên dưới pháo đài Tsemo là Tsemo Gompa, gồm 2 ngôi đền nhỏ có niên đại từ thể kỉ 15. Một ngôi đền là nơi cất giữ tượng Phật Di Lặc vàng cao 8m, ngôi đền kia là nơi thờ cúng các vị thần. Để đến được đây, bạn sẽ phải leo lên một con dốc đầy bụi từ Leh Palace. Ngoài ra còn một con đường vòng dài 3km đi từ sân chơi polo.

Tsemo Gompa gồm 2 ngôi đền nhỏ có niên đại từ thể kỉ 15. 
Nằm ở vị trí có tầm nhìn bao quát cả Leh Ladakh từ một sườn núi đá cao, tòa tháp màu trắng khổng lồ có tên Shanti Stupa này được các nhà sư Nhật Bảnxây dựng vào năm 1991 với mục đích thúc đẩy hòa bình thế giới.

Shanti Stupa sừng sững giữa trời mây
Bạn có thể đi vòng quanh và ngồi thiền ở đại sảnh đường hoặc ngắm toàn cảnhLeh Ladakh tươi đẹp từ trên cao. Thời điểm ngắm cảnh lí tưởng nhất chính là vào xế chiều, khi những tia nắng cuối cùng của một ngày rực rỡ hơn bao giờ hết phủ lên từng ngóc ngách của xứ sở thần tiên này.

Những bức bích họa cầu kì trên vách ngoài của Shanti Stupa
Hoặc bạn cũng có thể đến Trung tâm thiền Mahabodhi để tham gia vào các khóa thiền từ căn bản đến nâng cao với mục đích cải thiện sức khỏe và tinh thần, đạp xe từ Leh Ladakh đến Manali trên con đường mòn cùng núi non hùng vĩ ở hai bên, chèo thuyền trên hồ nước chảy xiết. Nếu muốn tìm một chỗ yên tĩnh để trò chuyện cùng bạn bè, hãy ghé quán café nghệ thuật Lala với nội thất đậm chất cổ truyền Tây Tạng.

Một lớp thiền vào buổi sáng

Du khách còn có thể nghe các vị sư giảng triết lí nhà Phật.

Đạp xe từ Leh Ladakh đến Manali trên con đường mòn là một hoạt động dành cho những ai ưa khám phá và thích chinh phục.

Chèo thuyền ở Leh.

Hay dừng chân tại quán cafe Lala để nhìn ngắm nội thất đậm chất Tây Tạngbên trong.
Ngoài ra Lễ hội Hemis là một trong những lễ hội lâu đời nhất của tông pháiDrukpa ở Ladakh, được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 7 của lịch Tây Tạng (khoảng tháng 7 theo lịch dương). Lễ hội kỉ niệm ngày sinh và ngày chiến thắng ma vương của đức Guru Padmasambhava, người sáng lập ra Phật giáoTây Tạng.

Toàn cảnh lễ hội Hemis

Lễ  hội kỉ niệm ngày sinh và ngày chiến thắng ma vương của đức Guru Padmasambhava, người sáng lập ra Phật giáo Tây Tạng.
Lễ hội thường diễn ra dưới sự chứng kiến của khoảng 600 tăng ni và hơn 10.000 du khách tham dự. Đặc biệt trong ngày khai mạc còn có những màn biểu diễn văn hóa truyền thống của Ladakh, văn hóa Phật giáo Tây Tạng, nghi thức trì tụng kinh chú, khiêu vũ, kèn tù và, trống và nhiều hoạt động khác.

Lễ hội thường diễn ra dưới sự chứng kiến của khoảng 600 tăng ni và hơn 10.000 du khách tham dự.
Một quy luật bất thành văn khi đi du lịch dù trong nước hay nước ngoài là hãy tỏ sự tôn trọng với văn hóa của người bản địa, đặc biệt là đối với nền văn hóa Phật giáo lâu đời của người Tây Tạng ở đây. Chú ý ăn mặc kín đáo và hỏi xin phép trước khi chụp ảnh bất cứ thứ gì. Tránh sử dụng túi ni-lông để bảo vệ môi trường tự nhiên nơi đây.
Điện Potala ở Lhasa được xem là thủ phủ của cao nguyên Tây Tạng, nơi này đã từng được nhiều trang bình chọn là một trong bảy kì quan mới của thế giới.
"Potala” trong tiếng Sankrit khi dịch âm chữ Hán có nghĩa là Phổ Đà La, tức cung điện nơi ngự của Bồ Tát. Điện Potala có diện tích khoảng 130.000 mét vuông với 1.500 gian phòng, chứa hơn 10.000 Phật điện, 20.000 tượng điêu khắc. Toàn bộ kiến trúc ở đây đều làm bằng đá và gỗ với tường dày từ 1 mét trở lên, có chỗ dày đến 5 mét, tất cả đều được xây dựng từ những hòn đá to. Trên vách điện ở mọi nơi đều được treo tranh bích họa, bên trong được bày trí hàng ngàn tượng Phật được đúc từ nhiều chất liệu (vàng, bạc, đồng) với các kích cỡ khác nhau, sống động như thật.