Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Chơi gì trong tháng cô hồn?

Depplus.vn -
Tháng Bảy âm lịch được gọi là tháng Cô hồn – tháng của ma quỷ và linh hồn, trong tháng này không chỉ tại Việt Nam mà hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có những lễ hội cúng cố hồn đặc biệt.


Trung Quốc 
Ngoài một vài phong tục tương đồng với Việt Nam thì người Trung Quốc còn tổ chức thả thuyền giấy hoặc đèn hoa đăng trên sông vào buổi tối như cách để chỉ lối cho các linh hồn phiêu dạt khỏi bị lạc và biết đường trở về âm phủ trước khi cửa đóng hẳn. 
 
Nghi lễ thả đèn hoa đăng
Họ còn tổ chức văn nghệ quần chúng và mời người dân địa phương đến xem, hàng ghế đầu tiên luôn được để trống để các linh hồn cùng chung vui. 
Đài Loan 
Vào thời điểm này ở nhiều nơi trên khắp Đài Loan thường tổ chức lễ hội rước ma vô cùng long trọng với 2 phần chính là: rước ma và múa lân 
 
Lễ hội rước ma ở tổ chức ở nhiều nơi  
Để thể hiện lòng tôn kính của mình, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi sau đó mời nhà sư về để cầu nguyện cho những người thân và cả những bóng ma đói đang lưu lạc. 
 
Nghi lễ nhằm tưởng nhớ những người đã khuất  
Một phong tục không thể thiếu trong lễ hội đó là thả đèn hoa đăng với mong muốn ánh đèn sẽ soi đường cho những linh hồn và gọi linh hồn lên mặt đất để hưởng đồ cúng. Ngoài ra họ còn tổ chức Lễ hội Toucheng Chiang Ku để cúng những linh hồn lang thang và tránh những điều không may. 
Hồng Kông 
Không giống như những nước khác chỉ tổ chức trong một vài ngày của tháng bảy, tại Hồng Kông lễ cúng cô hồn kéo dài trong cả tháng Bảy âm lịch.  
Người dân ra các khu đất trống để đốt hương cho các linh hồn  
Trong suốt tháng bảy, người dân thường đổ ra công viên, quảng trường, sân đấu hay một khu vực đủ rộng để cúng tổ tiên và những bóng ma lang thang bằng cách đốt hương và giấy vàng mã, phân phát gạo miễn phí và biểu diễn vở nhạc kịch opera Trung Quốc và phim truyền hình mang phong cách Chiu Chow để các bóng ma giải trí. 
Singapore 
Nơi đây có một số lượng lớn người dân gốc Hoa sinh sống nên họ vẫn giữ được những thói quen mang màu sắc mê tín dị đoan. Vào những ngày này, họ sẽ đốt hình một vị thần bảo trợ các hồn ma bằng giấy cao hơn 8m và nhìn cách những vị thần cháy để đoán vận mệnh tương lai của mình. 
 
Họ đốt hương cúng tổ tiên  
Bên cạnh đó một nét văn hóa không thể thiếu trong dịp lễ này là tổ chức những buổi văn nghệ quần chúng do các ca sĩ vũ công nghiệp dư biểu diễn. 
Malaysia 
Cũng giống như Việt Nam, người Malaysia thường thắp nhan lên bàn thờ và đốt giấy cúng ngoài đường nhưng bên cạnh đó họ còn làm hình nộm một vị thần cai quản địa ngục và sau đó mang đi đốt. 
 
Vị thần cai quản địa ngục  
Nhật Bản 
Vào tháng bảy hàng năm người Nhật sẽ tổ chức lễ Obon (Ngày của người chết) có nghĩa là “treo ngược lên”. Người Nhật tin rằng người chết ở dưới địa ngục sẽ bị treo ngược lên và đây chính là cách để những linh hồn thoát khỏi điều đó. 
 
Lễ hội Obon " treo ngược lên"
Lễ hội được chia thành 2 lễ chính : Lễ Mukaebo (đón linh hồn) và lễ Okuribon (tiễn các linh hồn) với nhiều hoạt động tín ngưỡng với mục đích tưởng nhớ những người thân đã qua đời.
 
Với nhiều hoạt động diễn ra trong ngày 
Lễ hội kết thúc với nghi thức Tora Nagashi (Thả thuyền giấy), các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như biểu tượng để đưa tiễn linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ. 
Tổng hợp  
Trần Hạnh (Depplus.vn/MASK)

1 nhận xét:

Doanh Doanh nói...
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.