Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông

Không chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc mà các quốc gia khác như Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, … đều có những lễ hội cúng cô hồn đặc biệt

Đài Loan
Cũng như Việt Nam và một số quốc gia Á đông khác, Đài Loan cũng khá coi trọng tháng 7 âm lịch – tháng cô  hồn với những lễ tiết cúng bái cẩn thận.
Theo truyền thống, mỗi hộ gia đình Đài Loan sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi và các thứ khác để cúng cho những bóng ma đói tại một ngôi miếu hoặc trên một bàn thờ tạm phía trước nhà. Ngoài ra, họ cũng mời các nhà sư để cầu nguyện cho người thân qua đời cũng như linh hồn những người không có con cháu.
Đài Loan thường tổ chức những lễ hội rước ma với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước với hai phần chính là: rước ma với các xe chở hình nộm, hoa quả và múa lân.
 Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 1
Lễ hội rước ma của Đài Loan
Lễ cô hồn của Đài Loan có một phong tục lâu đời đó là thả đèn hoa đăng. Với ý nghĩa rằng đèn sẽ soi sáng đường cho những linh hồn chết trong nước, gọi các linh hồn lên mặt đất để hưởng đồ cúng và cầu nguyện cho các linh hồn được đầu thai sang kiếp khác. Người Đài Loan quan niệm rằng, đèn càng trôi xa thì càng được nhiều tài lộc.
 Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 2
Xe rước ma chở đầy hình nộm diễu hành trên phố ở Keelung, Đài Loan.
 Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 3
Chiếc xe chất đầy hoa quả trong đám rước ma diễu hành trên phố.
 Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 4
Múa lân trong đám rước ma ở Đài Loan.
Hồng Kông
Khoảng 1, 2 triệu người dân Hồng Kông có nguồn gốc từ Triều Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) chính vì thế mà lễ cúng cô hồn của Hồng Kông được tổ chức theo phong tục của ngời Trung Quốc.
Lễ cúng cô hồn ở Hồng Kông thì được tổ chức theo cách riêng của họ và kéo dài cả tháng 7 âm lịch. Sự kiện này đã được tổ chức trong hơn 100 năm và nó được xem như môt loại di sản văn hóa phi vật thể của Hồng Kông.
Trong suốt tháng 7 trên khắp Hồng Kông, bạn sẽ thấy người dân ở mọi nơi như công viện, quảng trường, ven sông hay một vùng đất rộng để cúng tế tổ tiên và những bóng ma lang thang trên đường. Họ đốt vàng hương và các giấy tiền vàng mã, phân phát gạo miễn phí và biểu diễn nhạc kịch hoặc phát một bộ phim để phục vụ các hồn ma.
 Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 5
Người dân Hồng Kông đốt tiền vàng.
Singapore
Singapore là đô thị giàu có và hiện đại, có trình độ học vấn cao bậc nhất ở châu Á, nhưng các thói quen mang màu sắc mê tín dị đoan vẫn luôn là một phần trong cuộc sống của cộng đồng có nhiều người gốc Hoa. Niềm tin siêu nhiên của mọi người nơi đây dường như lên cao hơn trong tháng cô hồn, tháng 7 âm lịch.
Người Singapore đốt hình một vị thần bảo trợ các hồn ma bằng giấy cao hơn 8 mét trong lễ hội tháng 7 năm ngoái. Họ nhìn cách vị thần cháy như thế nào để đoán vận của tương lai của mình.

 Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 6
 Hình ảnh người Singapore đốt vị thần bảo trợ.

4. Malaysia
Tương tự như lễ cúng cô hồn vào tháng 7 của người Việt, đây là dịp người ta dành để cúng tế các vong hồn không có người thân chăm sóc. Ở Malaysia người ta cũng tin rằng những vong hồn này thường dễ làm điều ác. Mỗi năm cửa mở trong vòng 30 ngày cho các vong hồn trở lại với dương gian. Và để vỗ về những vong hồn đó người ta cũng thắp nhang trên bàn thờ và đết giấy cúng ngoài đường.
 Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 7
 Người Hoa ở Kajang, ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, đốt hình nộm một vị thần cai quản địa ngục cao hơn 6 mét
5. Nhật bản
Cũng giống như ngày Rằm tháng Bảy, ngày Xá tội vong nhân ở nước ta, Nhật Bản cũng có một lễ hội Obon được diễn ra vào tháng 8 dương lịch (tháng 7 âm lịch).
Obon có nghĩa là “treo ngược lên” ý chỉ một sự giải thoát to lớn. Người Nhật tin rằng vào ngày này những người chết có thể thoát khỏi cảnh khổ cực của việc bị treo ngược lên dưới địa ngục do những tội ác mà họ đã làm.
 Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 8
 Lễ hội Obon của người Nhật
Nguồn gốc: Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Lễ hội này dược tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục giờ trở thành một lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê hương thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu. Ý nghĩa của Lễ hội Obon là: "Linh hồn của những người đã khuất sẽ quay trở về trần thế".
 Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 9
 Lễ hội Obon mang ý nghĩa sâu sắc.
Đồ cúng thờ: là những chiếc bánh như bánh khảo, làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng… (một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Nhật) vô cùng hấp dẫn và có hình hoa sen. Kèm theo đó là những giỏ hoa quả gồm nhiều loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana.
Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày: ngày 13 là Mukaedango (bánh đón linh hồn),  ngày 14 là Ohagi (bánh bột gạo), ngày 15 là Soumen (Bún làm bằng bột mì) và ngày 16 là Okuridango (Bánh tiễn linh hồn).

 Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 10
Bánh cúng của người Nhật.

Lễ hội Obon được chia hai lễ chính là :lễ Mukaebo (đón linh hồn) và lễ Okuribon (tiễn các linh hồn). Cụ thể là trình tự nghi lễ Obon:
 Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 11
Lễ đón các linh hồn. Vào chiều tối, người ta đặt những cây đèn thắp sáng trước bàn thờ và đốt những cuống gai đã tước trước vỏ ở vườn và cổng. Đây được gọi là “Lửa đón” để giúp các linh hồn thấy đường trở về nhà.

Có nhiều hoạt động tín ngưỡng được người dân Nhật Bản tổ chức để kỉ niệm Lễ hội Obon. Đặc biệt là sự kiện dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất trở về trời bằng 5 đám lửa lần lượt được đốt lên ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng 1 giờ đồng hồ.
Những đám lửa lớn được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán. Bắt đầu là chữ Đại (Daimonji), rồi đến Diệu (Myo), Pháp (Ho) và Thuyền (Funagata). Chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với chùa Vàng. Mặc dù có nhiều nguồn gốc khác nhau về Lễ dâng lửa, nhưng đa số đều cho rằng phong tục này bắt đầu vào thời Muromachi (1336 - 1573).
 Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 12
Ngọn lửa cháy với hình chữ Đại (Daimonji)
 Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông - 13
Đèn lồng giấy được sử dụng rất nhiều trong lễ hội Bon.

Lễ hội kết thúc với nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy). Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ.

Theo Hiểu Nhân (Khampha.vn)

Lễ hội kỳ lạ sờ ngực gái còn trinh để trừ tà ma tháng cô hồn


Lễ xá tội vong nhân hay còn gọi là Lễ cô hồn diễn ra từ 2/7 đến hết ngày rằm tháng 7, là một hoạt động tâm linh không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn là một dịp lễ tết quan trọng của nhiều quốc gia Á Đông. Và ngay cả các nước ở châu Âu cũng có những lễ hội diễn ra trong tháng cô hồn.
Tháng cô hồn ở Trung Quốc
Không chỉ ở Việt Nam, tháng 7 Âm lịch được gọi là tháng “cô hồn”mà ở một số nước phương Đông thì tháng 7 Âm lịch được coi là một tháng đen đủi, nhiều vận hạn. Trong đó có Trung Quốc, người Trung Quốc cực kỳ kiêng kỵ tháng 7 ma quỷ.

20110806093454-hoi5-bb-baaabQ7KOl
Theo truyền thuyết, tại lễ hội các cô gái trong trắng trở thành vật tế nếu chưa bị sờ ngực.
Tháng 7 âm lịch tại Trung Quốc được coi là tháng Ma đói (Hungry Ghost). Đối với nhiều người Trung Quốc, đây là khoảng thời gian không may mắn vì họ tin rằng những bóng ma sẽ được trở về dương gian khi Cổng địa ngục mở từ đầu tháng tới cuối tháng và mang tới nhiều chuyện lạ không tốt xảy ra.
Trong khi các tín đồ Phật giáo và Đạo giáo chuẩn bị lễ cúng để mời các vong hồn lang thang thì một bộ tộc thiểu số ở Trung Quốc lại có cách làm thú vị riêng của họ trong tháng cô hồn.
Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7Âm lịch và thả thuyền giấy hoặc đèn hoa đăng trên sông vào buổi tối như một cách để chỉ đường dẫn lối cho những linh hồn phiêu dạt khỏi bị lạc, biết đường trở về âm phủ trước khi cửa đóng.
Ngoài ra, ở Trung Quốc vào tháng 7 Âm lịch (tháng cô hồn) cũng thường tổ chức văn nghệ quần chúng, mời người dân địa phương đến xem, hàng ghế đầu tiên luôn là hàng ghế trống, để dành cho các linh hồn tới cùng chung vui.
Kỳ lạ lễ hội “Sờ Ngực” trừ tà ma trong tháng cô hồn của người Trung Quốc
Một hoạt động đặc biệt diễn ra trong ngày Rằm tháng 7 (tháng cô hồn)duy chỉ có ở Trung Quốc đó là “Sờ Ngực” các cô gái chưa lấy chồng.
“Sờ Ngực” là một trong những lễ hội độc đáo của người dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, diễn ra vào ngày 13, 14, 17 tháng 7 âm lịch.
Cứ vào ngày 14,15,16 tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn) hằng năm, những nam thanh nữ tú chưa lập gia đình người dân tộc Di ở thị trấn Ngạc Gia, huyện Song Bách của tỉnh Vân Nam sẽ cùng đổ ra đường để tham gia lễ hội sờ ngực (Monai Jie).
Vào những ngày này, các chàng trai sẽ được sờ ngực các cô gái  một cách thoải mái mà không sợ bị mang tiếng là “yêu râu xanh”. Những cô gái bị sờ ngực sẽ không bực tức mà trái lại, còn cảm thấy hãnh diện. Cả người sờ và được sờ đều coi thế là may mắn.
Hoạt động này bắt nguồn từ truyền thuyết cổ xưa. Theo truyền thuyết lưu lại rằng lễ hội này bắt đầu vào khoảng thời nhà Tùy (581-619) khi hầu hết các chàng trai của bộ tộc Di bị ép đi lính và mất mạng trong chiến tranh. Vì thế các buổi lễ vào tháng 7 âm lịch được tổ chức để cầu nguyện cho các linh hồn của những người lính này.
Và theo thầy cúng, những linh hồn này chưa thể siêu thoát vì trước khi chết họ chưa từng được sờ ngực phụ nữ vì thế họ sẽ phải chọn ra 10 người thiếu nữ “trong trắng và chưa bị đàn ông sờ ngực” để đi theo các linh hồn sang thế giới bên kia.
Nhằm tránh việc rơi vào 10 cô gái xấu số này, các thiếu nữ trong trắng đã nhờ các chàng trai trong bộ tộc để sờ lên ngực mình. Tục lệ này vẫn được lưu truyền từ tời này tới đời khác cho tới bây giờ.
20110806093323_hoi1
Để tránh hiểu nhầm cho các vị khách khi tới đây vào đúng dịp lễ hội này, các khu vực đông người qua lại hay ngay trên các con phố đều có các thông báo nhằm giải thích ý nghĩa về hoạt động này.

funny-touch-breast-card-bad-day
Một bảng thông báo nhằm giải thích cho hành động “kỳ quặc” trong lễ hội ở nơi đây: “Xin lỗi, bạn đã có 1 ngày tồi tệ rồi. Bạn có thể chạm vào ngực tôi nếu bạn muốn”.
20110806093454_hoi4
Mặc dù các quan chức chính phủ xác nhận rằng việc này hoàn toàn bịa đặt, thế nhưng các hoạt động cũng như thông báo như trên vẫn tồn tại dễ thấy rằng phần đặc sắc của lễ hội mà người đàn ông nào cũng thích này vẫn đang diễn ra.

BreastTouchingFestivalWikipedia được coi là nguồn cung cấp thông tin chính xác tuy nhiên vì vấp phải nhiều phản ứng, ý kiến không đồng tình nên họ đã phải đã rút lại thông tin. Thế nhưng, người ta lại càng thêm tin tưởng hơn về sự tồn tại của lễ hội này.
Tháng cô hồn ở Nhật Bản
Lễ cô hồn ở Nhật Bản thường được tổ chức vào Rằm tháng 7 hoặc Rằm tháng 8 tùy theo từng địa phương. Cũng tương tự như Việt Nam, đây là ngày mà theo người Nhật là rước linh hồn của tổ tiên về cúng giỗ. Những người còn sống muốn bày tỏ ước nguyện của mình với gia tiên đã khuất thì viết ước nguyện ra giấy rồi treo lên cây trúc với hy vọng điều ước đó sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực.
Người Nhật treo ước nguyện lên cây trúc trong tháng cô hồn
Trong tháng cô hồn, ở Nhật cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa – văn nghệ và những điệu múa truyền thống là không thể thiếu được. Những đoàn người mặc trang phục cổ truyền múa điệu múa đặc trưng đi diễu hành khắp các phố. Vào thời gian lễ hội, người ta treo cao những chiếc đèn lồng với mục đích là để hướng dẫn linh hồn người đã khuất trở về.Phong tục này được người Nhật duy trì trong suốt 500 năm qua.
Ngày nay, Rằm tháng 7 ( thang co hon) ở Nhật Bản không đơn thuần chỉ là một ngày lễ mà còn là dịp để gia đình đoàn tụ, những người đi làm ở xa cũng sẽ quay về nhà để thăm viếng mộ tổ tiên.
Tháng cô hồn ở Singapore và Malaysia
Tại Singapore và Malaysia cũng như nhiều quốc gia khác ở châu Á, những buổi văn nghệ quần chúng là nét văn hóa nổi bật trong dịp lễ tháng cô hồn. Những sân khấu dựng tạm là nơi để các ca sĩ, vũ công nghiệp dư biểu diễn. Tiền dựng rạp và thuê người biểu diễn sẽ do người dân địa phương cùng nhau quyên góp. Các nước vẫn duy trì tục lệ thăm viếng phần mộ của người thân quá cố để sửa sang, quét dọn lăng mộ.
Ngoài ra, trong tháng cô hồn, họ còn đốt giấy tiền, vàng mã cho người quá cố bởi họ tin rằng, khi đốt những đồ hàng mã, linh hồn người mất sẽ nhận được, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ, đỡ vất vả, đồng thời không quấy rầy đến công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống, ngược lại còn phù hộ cho người sống được ăn nên làm ra.
Người dân Malaysia trong đốt vàng mã cho những người đã khuất trong tháng cô hồn
Những người Indonesia gốc Trung Quốc ném tiền giả trong lễ cúng cô hồntại Medan, tỉnh Bắc Sumatra với mong muốn các linh hồn của tổ tiên sẽ được lên thiên đàng
Tháng cô hồn ở các nước Phương Tây
Không chỉ ở các quốc gia châu Á, mà ở phương Tây và nhiều nơi trên thế giới có lễ tương như Xá tội vong nhân trong tháng cô hồn đó chính là lễ hội Halloween.
Lễ hội Halloween (nghĩa là Ma lộ hình) này có từ thời của người Celts cổ, diễn ra vào 31/10 dương lịch. Người phương Tây cổ cho rằng, vào đêm cuối tháng 10, cánh cửa địa ngục sẽ mở ra, ma quỷ từ đó sẽ thoát lên trên trần thế giống như những linh hồn phương Đông. Đặc biệt, chúng rất thích trêu ghẹo, phá phách cuộc sống của người dân trong tháng cô hồn. Cũng vì thế mà trong lễ hội này, tập tục đốt lửa, hóa trang thành quỷ không thể thiếu để xua đuổi ma quỷ, tránh bị chúng làm phiền.
Halloween của phương Tây cũng giống như ngày Xá tội vong nhân trong tháng cô hồn
Theo nhiều tài liệu, đây vốn là nét văn hóa truyền thống của người Ireland, Scotland và xứ Wales cổ. Theo thời gian, nó dần trở nên phổ biến toàn cầu với nhiều hoạt động như hóa trang, “trick or treat”… như ngày nay.

Lễ hội sờ ngực kỳ lạ trong tháng cô hồn ở Trung Quốc

Trong khi đàn ông vui vẻ vì được thoải mái sờ ngực bất kỳ người phụ nữ nào mà họ gặp thì phụ nữ cũng hạnh phúc không kém, họ tin rằng may mắn sẽ đến khi có “bàn tay lạ”đặt ở vòng 1 của mình.


Nếu như Halloween được người phương Tây xem là lễ hội để trừ tà quỷ ma thì người dân tộc Di ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có lễ hội tương tự: Lễ hội sờ ngực (hay còn gọi là lễ hội ma quỷ).
Theo đó, hàng năm, trong tháng cô hồn, vào ngày 14-16/7 âm lịch, nam giới có thể tùy ý sờ ngực các cô gái họ gặp mà không bị coi là hành vi khiếm nhã, thiếu tôn trọng.
   Lễ hội sờ ngực kỳ lạ trong tháng cô hồn ở Trung Quốc - Ảnh 1
Nam nữ trong một lễ hội sờ ngực ở Trung Quốc
Vào ngày này, ngoài việc đốt vàng mã cúng tế, tất cả nam và nữ ở vùng này khi ra ngoài đường đều phải tuân thủ quy định của lễ hội sờ ngực. Đàn ông phải sờ ngực phụ nữ một cách nhiệt tình, còn phụ nữ phải đón nhận việc đó một cách vui vẻ. Mọi người đều coi việc sờ và “được sờ” này sẽ mang đến may mắn cho bản thân.
Để có cơ hội tốt nhất, vào ngày này, theo tục lệ, các chàng trai và cô gái còn độc thân sẽ ra ngoài đường tụ tập tham dự lễ hội và tìm đối tác. Khi tìm được người ưng ý, hai người sẽ nắm tay nhau cùng đi vào rừng tùng trên núi...
Không chỉ người dân bản địa mới được thực hiện tục lệ lạ kỳ này. Các khách du lịch đến đây, nếu trên đường gặp cô gái mình thích đều có thể tùy ý sờ ngực để lấy may. Và các cô gái cũng vui vẻ trước hành động của khách thập phương vì họ tin rằng may mắn sẽ đến với họ.
Trong 3 ngày này, các cô gái dân tộc Di chỉ mặc đồ che kín một bên ngực, còn một bên để hờ hững. Sở dĩ có điều này là bởi lẽ người ta quan niệm bên ngực được che kín chính là để gìn giữ cho chồng tương lai, còn với ngực để lộ, mọi người đều có thể không cần kiêng nể mà động chạm.

   Lễ hội sờ ngực kỳ lạ trong tháng cô hồn ở Trung Quốc - Ảnh 2

Sờ ngực không còn được coi là hành vi khiếm nhã ở lễ hội sờ ngực

Theo truyền thuyết, vào đời nhà Tùy (581 – 619) chiến tranh liên miên, có rất nhiều thanh niên bị bắt đi lính và chết trận khi còn rất trẻ. Do cuộc sống ngắn ngủi chưa tận hưởng hết hương vị của đời nên những người bị chết oan uổng này biến thành những cô hồn đi lang thang khắp nơi bắt các cô gái chưa chồng về làm vợ.
Những cô hồn này lại thích các trinh nữ nên chúng không bắt các cô gái đã bị người khác sờ vào ngực. Và bởi vậy, nếu không muốn trở thành vợ của quỷ các trinh nữ phải nhờ thanh niên trong bộ tộc sờ lên ngực mình.
Cứ thế tục lệ được lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay và trở thành một nét văn hóa truyền thống độc đáo, thu hút lượng lớn khách du lịch đến nơi đây.
Hiện nay, lễ hội sờ ngực đã trở thành lễ hội quốc tế. Rất nhiều khách du lịch đổ về vùng này để tham dự lễ hội kỳ lạ nhưng vô cùng vui vẻ này.
Ông Chin, một đàn ông tuổi trung niên ở địa phương này đã kể rằng ông cũng như đàn ông trong vùng không bỏ qua bất kỳ lễ hội sờ ngực nào. Ông không thể nhớ nổi đã chạm tới vòng 1 của bao nhiêu người. Tuy nhiên, ông cho rằng ông làm vậy đơn giản vì muốn mang lại may mắn cho các chị em.
Thanh Ngọc

Không có nhận xét nào: