Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới sắp ra đời

Một vùng biển trên Thái Bình Dương có diện tích gấp đôi nước Pháp sẽ trở thành khu bảo tồn hải dương lớn nhất hành tinh.
Một du khách thám hiểm
Một du khách thám hiểm đáy biển gần một đảo thuộc quốc đảo Cook. Ảnh: travelonline.com.
Kế hoạch lập khu bảo tồn hải dương lớn nhất được công bố trong lễ khai mạc Diễn đàn Các đảo quốc Thái Bình Dương tại quần đảo Cook – vùng lãnh thổ tự trị thuộc New Zealand - hôm 31/8, AFP đưa tin.
Thủ tướng Henry Puna của quần đảo Cook thông báo khu bảo tồn sẽ trải dài trên vùng nước có diện tích 1.065.000 km2 thuộc lãnh hải phía nam của đất nước ông.
“Đây là khu bảo tồn biển lớn nhất trong lịch sử do một quốc gia thành lập để thống nhất hoạt động quản lý và bảo tồn trên biển”, ông Puna phát biểu.
Ông Puna cho rằng, bảo vệ Thái Bình Dương, một trong những hệ sinh thái hải dương nguyên sơ nhất, là đóng góp to lớn của quốc đảo Cook đối với nhân loại.
“Khu bảo tồn hải dương sẽ tạo tiền đề để thúc đẩy phát triển bền vững bằng cách cân bằng các hoạt động du lịch, đánh bắt thủy sản, khai thác tài nguyên dưới đáy biển với bảo tồn đa dạng sinh học của đại dương”, ông lập luận.
Tổng diện tích của 15 đảo quốc tham dự Diễn đàn Các đảo quốc Thái Bình Dương chỉ vào khoảng 240 km2 – lớn hơn một chút so với thủ đô Washington của Mỹ - song vùng biển của họ có nhiều rạn san hô, bãi cỏ biển và nguồn hải sản dồi dào.
Marea Hatziolos, chuyên gia cao cấp về các vấn đề biển của Ngân hàng Thế giới, nhận định rằng sáng kiến của quần đảo Cook mang đến lợi ích cho cả môi trường lẫn nền kinh tế, vì nó sẽ giúp bảo vệ nguồn hải sản và quảng bá du lịch.
“Các nước nhỏ giữa Thái Bình Dương sẽ thu được những khoản tiền lớn từ khu bảo tồn”, bà Hatziolos nói.
Minh Long
Dừng chân trên hòn đảo tận cùng thế giới

Palmerston là một đảo san hô thuộc quần đảo Cook, cách New Zealand 3.200 km và được mệnh danh là hòn đảo tận cùng thế giới.
 Dừng chân trên hòn đảo tận cùng thế giới - 1
Đây là một trong những  miền đất cô lập và nhỏ bé ở Thái Bình Dương với rất nhiều rạn san hô nhô cao nên máy bay không thể hạ cánh đươc, phương tiện duy nhất được sử dụng để đến đây là tàu biển.
 Dừng chân trên hòn đảo tận cùng thế giới - 2
Cuộc hành trình đến đảo Palmerston quá lâu và nguy hiểm nên chỉ có những khách du lịch dũng cảm nhất mới đặt chân được đến hòn đảo này. Nhưng không vì lẽ đó mà Palmerston mất đi sức hút vốn có của một hòn đảo thiên đường với lịch sử hình thành độc đáo.
 Dừng chân trên hòn đảo tận cùng thế giới - 3
Đảo san hô Palmerston được hình thành từ một số đảo cát nhỏ nối liền nhau tạo thành vòng kín, với những rặng san hô bao quanh một đầm phá. Sáu trong số các đảo cát lớn nhất ở khu vực bao gồm: Palmerston, North Island, Lee To Us, Leicester, Primrose, Toms, và Cooks. Với tổng diện tích đất của các đảo là 2,6  km2.
 Dừng chân trên hòn đảo tận cùng thế giới - 4
Ông William Marsters, người đầu tiên sinh sống trên đảo Palmerston
Hòn đảo hầu như không có người ở trong gần một thế kỷ sau đó, cho đến khi người thợ mộc William Marsters (người đã sáng tạo ra những chiếc thùng rượu gỗ) ghé đến hòn đảo vào năm 1860 và bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của hòn đảo. Ba năm sau đó ông đã cùng với vợ và hai người em gái họ của vợ chyển đến và quyết định sinh sống trên hòn đảo này.
 Dừng chân trên hòn đảo tận cùng thế giới - 5
Marsters đã sử dụng những mảnh gỗ vớt từ con tàu đắm để dựng nên một cộng đồng nhỏ gồm một nhà thờ, phòng học và nhà cửa.
 Dừng chân trên hòn đảo tận cùng thế giới - 6
Marsters cùng với 3 người phụ nữ sinh được 17 người con. Từ đó đến nay, dân số trên đảo đã tăng lên 62 người.
 Dừng chân trên hòn đảo tận cùng thế giới - 7
Trước khi William Marsters qua đời, ông đã phân chia hòn đảo cho ba người vợ và con cháu của họ một phần của hòn đảo chính và mỗi  đảo san hô.
 Dừng chân trên hòn đảo tận cùng thế giới - 8
Ngày nay, trên mỗi hòn đảo nhỏ đều có Hội đồng riêng, đại diện cho chính quyền địa phương, và các thành viên của ba gia đình. Họ đã ra luật cấm kết hôn giữa các thành viên thuộc một nhóm gia đình.
Mặc dù được quản lý bởi chính phủ Quần đảo Cook thuộc thẩm quyền New Zealand, nhưng đến năm 1954 những người sinh sống trên đảo Palmerston đã được cấp quyền sử dụng đất.
 Dừng chân trên hòn đảo tận cùng thế giới - 9
Sinh sống trên đảo Palmerston rất khó khăn. Ở đây không có cửa hàng, chỉ có hai nhà về sinh, nước mưa được tận dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Điện chỉ được sử dụng hai lần một ngày, từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa và một lần vào buổi tối. Có một trạm điện thoại duy nhất được lắp đặt trong vùng để người dân có thể liên lạc với bên ngoài.
 Dừng chân trên hòn đảo tận cùng thế giới - 10
Cá là nguồn thực phẩm chủ yếu và là mặt hàng xuất khẩu duy nhất của người dân trên đảo. Mỗi năm, có hai chuyến tàu chở những vật tư thiết yếu như gạo, nhiên liệu đến đảo và thu mua cá vẹt đông lạnh về đất liền.
 Dừng chân trên hòn đảo tận cùng thế giới - 11
Ngoài các tàu chở hàng, mỗi năm Palmerston đón khoảng 10 tàu du lịch ghé thăm. Vì không có khu nghỉ dưỡng và khách sạn, nên theo phong tục, gia đình đầu tiên chào đón các du khách sẽ cung cấp chỗ nghỉ ngơi cho họ tại chính ngôi nhà của mình.
Theo Ngọc Nguyễn (Theo Amusingplanet) (Khampha.vn)
Palmerston, quần đảo Cook
Palmerston, quần đảo Cook:
Đảo Palmerston rất xa xôi và chỉ có trên bản đồ thế giới kể từ năm 1969. Nơi đây có đảo san hô được hình thành từ đỉnh của ngọn núi lửa cũ và không có sân bay. Hàng ngày trên đảo có điện từ 6h  đến nửa đêm.
Palmerston chỉ được thăm viếng hai năm một lần bởi tàu tiếp tế. Hầu hết người dân trên đảo có nguồn gốc từ người Anh định cư cách đây 150 năm.

Quần đảo CookTập tin:Flag of the Cook Islands.svg

Tập tin:Flag of the Cook Islands.svg
 (Tiếng Māori quần đảo Cook: Kūki ‘Āirani) là một nền dân chủ nghị viện tự trị trong liên minh tự do với New Zealand. Mười lăm đảo nhỏ trong quốc gia ở Nam Thái Bình Dương này có diện tích đất liền tổng cộng 240 kilômét vuông (92,7 sq mi), Khu vực Kinh tế Độc quyền (EEZ) của Quần đảo Cook bao phủ dến 1,8 triệu kilômét vuông (0,7 triệu dặm vuông) đại dương[1].
Trung tâm đông dân nhất là đảo Rarotonga (khoảng 10.000), có một sân bay quốc tế. Cũng có nhiều dân cư quần đảo này sống ở New Zealand, cụ thể là ở Đảo Bắc; trong điều tra năm 2006, 58.008 người tự nhận mình là hậu duệ của người Māori đảo Cook[2].
Với 90.000 du khách viếng thăm đảo vào năm 2006, du lịch là ngành công nghiệp số một của đất nước, và yếu tố hàng đầu của nền kinh tế, bỏ xa ngành ngân hàng, khai thác ngọc, hải sản và xuất khẩu cây ăn quả.
Phòng vệ là trách nhiệm của New Zealand, theo sự hội ý với Quần đảo và có sự yêu cầu từ Quần đảo. Trong thời gian gần đây, Quần đảo Cook đã đưa vào những chính sách ngoại giao ngày càng độc lập.

Địa lý

Quần đảo Cook nằm ở Nam Thái Bình Dương, đông bắc New Zealand, giữa Samoa thuộc Mỹ và Polynésie thuộc Pháp. Với 15 hòn đảo chính trải dài trên 2,2 triệu km² mặt biển, có 2 nhóm đảo riêng biệt: Quần đảo Nam Cook và Quần đảo Bắc Cook. Các hòn đảo được tạo thành từ các hoạt động của núi lửa; nhóm đảo phía bắc lâu đời hơn và bao gồm 6 đảo san hô vòng (san hô phát triển vùng trũng của miệng núi lửa). Khí hậu mang kiểu nhiệt đới
The Wikipedia

Không có nhận xét nào: