Ngồi trong sân vườn của Hotel Nationale buổi chiều tối, nhìn ra bờ biển gió mơn man, với điếu xì gà và cốc Mojito mát lạnh, tôi ngỡ như đang trong mơ.
Khi đặt chân tới bờ đông Cuba năm 1492, nhà thám hiểm Christopher Columbus đã thốt lên rằng “Đây là nơi đẹp nhất mà mắt con người đã từng nhìn thấy được!”. Vì thế, tôi ấp ủ ý định đi Cuba từ lâu và biết chắc rằng đấy sẽ là một chuyến đi đặc biệt. Thời gian gần đây, khi đọc thấy du lịch Cuba đã chiếm phần lớn trên tổng doanh thu quốc gia và lượng khách tới thăm hòn đảo này đã lên tới hàng triệu người mỗi năm, tôi quyết tâm phải khám phá Cuba trước khi cấm vận kết thúc, trước khi McDonald’s và Starbucks tràn vào mỗi góc phố...
Máy bay của hãng KLM tuyến Amsterdam-Havana chật ních không còn một ghế trống. Dân du lịch Hà Lan mười người như một, mặc đồ thể thao, đồ đạc gọn nhẹ, mang cả em bé chưa đầy một tuổi lẫn các ông bà già chống gậy, đẩy xe lăn. Cứ như thể du lịch là nghĩa vụ đối với người dân xứ sở hoa tu-lip vậy. Các cô chiêu đãi viên cao to, mặt mũi để mộc không son không phấn, tóc buộc tự do luôn miệng cười nói vui vẻ, thoải mái với từng hành khách, không nghỉ tay đến một phút trên suốt chặng đường bay 10 tiếng đồng hồ.
Khi hạ cánh xuống sân bay Jose Marti, trong một khoảnh khắc tôi cứ ngỡ như đang ở sân bay Nội Bài thời cách đây 20 năm: vắng vẻ, đơn sơ, cũ kỹ. Cùng một lúc, hơn chục cửa kiểm soát làm việc khá nghiêm túc. Theo như tôi được biết, về mặt lý thuyết, dân du lịch Mỹ vẫn không được phép đến Cuba. Nhưng trên thực tế, hàng trăm ngàn người Mỹ vẫn mua vé đi Cuba từ Canada, Mexico và hải quan Cuba cũng chỉ “ý tứ” đóng dấu vào tờ visa của họ chứ không vào hộ chiếu. Và cũng chưa mấy người Mỹ nào đi du lịch Cuba về bị phạt tiền như ghi rõ trong hiệp định cấm vận.
Ra khỏi cửa sân bay, chúng tôi “đâm sầm” vào cái nóng ẩm cuối tháng Tư. Bãi đỗ xe ngột ngạt mùi xăng dầu của những chiếc xe buýt tương đối mới nhập từ Trung Quốc và hàng loạt xe Mỹ cổ tuổi đời trên 50. Ban đầu, tôi thấy ngỡ ngàng vì sao những chiếc xe “bảo tàng” như vậy vẫn còn chạy được trên đường phố. Những xe sản xuất trước năm 1954 thường có dạng tròn trịa. Còn những xe sau năm 1955 thì dài ngoằng, nhọn hoắt như tên lửa. Người Cuba có điều kiện kinh tế thì đánh bóng xe như mới vừa rời xưởng ra. Người ít tiền thì xe lồi lõm, thủng lỗ chỗ, sơn chằng chịt như sơn cửa gỗ. Dân chúng chỉ có quyền mua bán đổi chác các xe cũ có ở Cuba từ trước năm 1959. Xe nhập mới phải có giấy phép của Chính phủ với giá rất cao, dân không thể với tới được. Nhưng cũng chính vì thế mà những chiếc xe Mỹ “cổ lỗ sĩ” độc nhất vô nhị trên thế giới này lại trở thành biểu tượng độc đáo của Havana.
Cảm tưởng chung về Havana thật khó nói vì lắm thứ lẫn lộn. Hàng loạt khách sạn, casino ở những vị trí lộng lẫy trên bờ biển xanh ngắt vắng vẻ, tuyệt nhiên không thấy một con tàu. Do nhu cầu của du lịch, nhiều khách sạn nay được sửa sang lại, có nhạc và quầy bar tấp nập khách ra vào. Ngồi trong sân vườn của Hotel Nationale buổi chiều tối, nhìn ra bờ biển gió mơn man, với điếu xì gà thơm phức và cốc Mojito mát lạnh trên tay, tôi ngỡ như mình đang trong một giấc mơ.
Ban ngày, quang cảnh có rõ nét hơn. Những tòa nhà “vô chủ” của tư sản Cuba thời trước nằm ngay trên con đường chạy dọc bờ biển cũng bị sụt lở, bởi thuộc về sở hữu của nhà nước thì không thể trùng tu. Cô hướng dẫn viên thầm thì: “Chỉ có nhà nào có người ở nước ngoài gửi tiền về mới bí mật mua lại được nhà cổ, sửa lại bên trong, mặt ngoài vẫn để đổ nát cho đỡ bị dòm ngó, rồi cho khách du lịch thuê”.
Ngoài các khách sạn thuộc sở hữu nhà nước, cho thuê phòng là dịch vụ làm ăn tư nhân duy nhất mà Cuba đồng ý với điều kiện phải đóng thuế (các hiệu café, cửa hàng quần áo, rạp chiếu phim tư nhân cũng bị đóng cửa mấy năm trước). Chúng tôi trọ lại trong một ngôi nhà như vậy. Nhà xây theo trường phái Tây Ban Nha trần cao vút, sàn gạch đá hoa cổ, thoáng mát với đầy đủ trang thiết bị đồ gỗ cổ trạm trổ cầu kỳ từ đầu thế kỷ trước như đồng hồ đứng, bàn gương, bàn ăn, tủ trang trí, ghế bập bênh...
Cụ bà hàng xóm đứng nhìn chúng tôi từ trên ban công, dang rộng hai cánh tay như kiểu chào đón và cười móm mém. Bất chợt có một anh đeo các xâu tỏi khô đi qua, bà ra hiệu muốn mua, thả chiếc dây xuống và anh ta buộc tỏi vào để bà ta kéo lên. Suýt nữa do mải chụp ảnh mà tôi đâm sầm vào chiếc xe ba gác chất đầy hoa quả. Thấy tôi thích thú cầm nải chuối lá mật giơ lên ngắm nghía, anh ta cười tươi cho tôi chụp ảnh, phô hàm răng trắng toát. Bên kia đường túm năm tụm ba một tốp các ông già vác bàn ra ngoài vỉa hè dưới bóng cây chơi domino cười nói râm ran. Chao ôi sao mà yên bình thanh thản như phố nhà tôi ở Hà Nội thời bao cấp!
Phần lớn những nơi tham quan của Havana nằm trong khu phố cổ được người Tây Ban Nha xây dựng từ thế kỷ thứ 16. Những ngôi nhà này làm tôi liên tưởng tới các lâu đài trong chuyện cổ tích Nghìn Lẻ Một Đêm. Từ năm 1982 tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận khu này vào danh sách bảo tồn văn hóa thế giới. Đọc sách Hemingway xong đi Cuba ngay mới cảm nhận được đúng như không gian của nhà văn viết và thích thú vô cùng.
Hotel Ambos Mundos, nơi Hemingway đã từng sống nhiều năm và viết toàn bộ cuốn tiểu thuyết “Chuông nguyện hồn ai”, là một khách sạn rất gần bến cảng thời xưa. Căn phòng nổi tiếng 511 bé nhỏ với những đồ đạc đơn sơ và tủ sách bày đầy các tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Được biết hàng ngày, Hemingway lên đó ăn sáng và có hôm ở lại viết lách cả ngày đến tận đêm.
Đi bộ dọc theo những khu phố cổ của Havana, tôi cũng hình dung được tại sao thời trươc khách du lịch Mỹ lại mê nơi này đến như vậy. Havana cổ mang đầy không gian kiến trúc của châu Âu cổ như nhà thờ Cathedral xây dựng từ thế kỷ 18 đã từng chứa hài cốt của Columbus, hay nhà của tổng thống thời trước xây theo trường phái ba-rốc Palacio de los Capitanes Generales.
Những quảng trường bán đầy đồ tranh ảnh, sách báo cũ về Fidel Castro, Che Guavara, đồ lưu niệm huy hiệu, mũ giải phóng quân. Những dãy phố đi bộ, khu mua bán của Havana thoạt nhìn thấy tấp nập chẳng kém gì ở Mỹ hay châu Âu, nhưng ngoài những của hàng đồ ăn uống ra, các mặt hàng rất buồn cười: tivi cũ bán kèm với thảm, bột giặt, trang thiết bị xe đạp, dép lê…
Chúng tôi tạt vào một cửa hàng mậu dịch to, đông người xếp hàng. Hôm nay đúng ngày bán trứng gà theo tem phiếu, mỗi người bê về cả khay. Ngoài ra còn có bánh quy gai, bột mì và bột gia vị nữa. Ai cũng hớn hở, kể cả người mua và người bán.
Tôi nhớ lại thời bao cấp ở Việt Nam, ai cũng gầy vì thiếu ăn. Ngược lại với hình dung của tôi, con trai con gái Cuba mạnh khỏe, nở nang, ăn mặc tương đối tươm tất. Người Cuba ăn rất nhiều gạo, đậu, khoai lang, khoai sọ, sắn và hoa quả đầy rẫy khắp nơi. Bấy giờ đang mùa đu đủ, một quả phải nặng đến 1,5-2 kg, vỏ vàng, trong đỏ chót, ngọt đậm và thơm. Ổi đào rất to và dứa la liệt các xe đi bán dọc phố.
Trưa có thể ăn ở các quán du lịch với thực đơn chẳng có gì đặc biệt như sandwich với giăm bông, pho mát hay thịt gà rán, cá rán… Nhưng buổi tối, chúng tôi được dẫn đến những quán nấu “tại gia” với tôm hùm mua chợ đen to bằng cánh tay, tươi, dai thịt và ngọt khủng khiếp.
Buổi tối chia tay Havana, chúng tôi đi xem show diễn ở Tropicana, một sản phẩm được Mỹ đưa vào từ năm 1939 mà Cuba không thể từ chối được vì quá đẹp, quá hoàng tráng, quá ăn sâu vào máu của người Cuba. Và cái chính là thu được quá nhiều tiền bởi giá vé khá đắt mà sân khấu ngoài trời hàng ngàn người luôn chật kín khán giả. Rất nhiều ý kiến cho rằng nếu đã xem Tropicana rồi sẽ thấy Moulin Rouge thật “yếu đuối”. Tôi không dám đánh giá, nhưng Tropicana mang đậm phong cách Mỹ như thể đang đi ở Las Vegas vậy.
Đã từ lâu, trong ngôn ngữ Cuba hình thành từ “mulat” chỉ các chàng trai cô gái lai giữa hai dòng máu da trắng và da đen. Qua nhiều thế hệ, họ có nước da hơi ngăm đen bánh mật, nhiều cô còn có mắt xanh với những đường nét cực kỳ thanh tú, cộng thêm đôi chân dài thẳng tắp, bộ hông nở nang và đặc biệt đôi mông chắc nịch. Không thể kiếm đâu ra những diễn viên nhảy chuẩn hơn họ được nữa. Chương trình Tropicana phần lớn mô phỏng dựa trên nền văn hóa Cuba từ thời các bộ tộc da đỏ với các điệu nhảy của thổ dân. Các bước nhảy quyến rũ, mạnh mẽ nên nền nhạc luôn tiết tấu nhanh, dồn dập đến ngạt thở và các bộ xiêm áo lộng lẫy gấp cả trăm lần lông công. Tôi chắc không mấy ai ân hận vì trong đời đã một lần từng xem Tropicana.
Sân bay Havana vẫn nắng nóng và chật chội. Khi máy bay cất cánh, ngoái lại nhìn thành phố Havana từ trên cao, tôi tin chắc rằng Cuba chỉ có thể đẹp mãi. Đầu năm nay khi nhìn bức ảnh chụp Tổng thống Obama trong Nhà Trắng ngay sau quyết định hủy bỏ cấm vận với Cuba, tôi cảm thấy xúc động và vui mừng thật sự. Mong cho cái đẹp luôn trường tồn dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Máy bay của hãng KLM tuyến Amsterdam-Havana chật ních không còn một ghế trống. Dân du lịch Hà Lan mười người như một, mặc đồ thể thao, đồ đạc gọn nhẹ, mang cả em bé chưa đầy một tuổi lẫn các ông bà già chống gậy, đẩy xe lăn. Cứ như thể du lịch là nghĩa vụ đối với người dân xứ sở hoa tu-lip vậy. Các cô chiêu đãi viên cao to, mặt mũi để mộc không son không phấn, tóc buộc tự do luôn miệng cười nói vui vẻ, thoải mái với từng hành khách, không nghỉ tay đến một phút trên suốt chặng đường bay 10 tiếng đồng hồ.
Khi hạ cánh xuống sân bay Jose Marti, trong một khoảnh khắc tôi cứ ngỡ như đang ở sân bay Nội Bài thời cách đây 20 năm: vắng vẻ, đơn sơ, cũ kỹ. Cùng một lúc, hơn chục cửa kiểm soát làm việc khá nghiêm túc. Theo như tôi được biết, về mặt lý thuyết, dân du lịch Mỹ vẫn không được phép đến Cuba. Nhưng trên thực tế, hàng trăm ngàn người Mỹ vẫn mua vé đi Cuba từ Canada, Mexico và hải quan Cuba cũng chỉ “ý tứ” đóng dấu vào tờ visa của họ chứ không vào hộ chiếu. Và cũng chưa mấy người Mỹ nào đi du lịch Cuba về bị phạt tiền như ghi rõ trong hiệp định cấm vận.
Ra khỏi cửa sân bay, chúng tôi “đâm sầm” vào cái nóng ẩm cuối tháng Tư. Bãi đỗ xe ngột ngạt mùi xăng dầu của những chiếc xe buýt tương đối mới nhập từ Trung Quốc và hàng loạt xe Mỹ cổ tuổi đời trên 50. Ban đầu, tôi thấy ngỡ ngàng vì sao những chiếc xe “bảo tàng” như vậy vẫn còn chạy được trên đường phố. Những xe sản xuất trước năm 1954 thường có dạng tròn trịa. Còn những xe sau năm 1955 thì dài ngoằng, nhọn hoắt như tên lửa. Người Cuba có điều kiện kinh tế thì đánh bóng xe như mới vừa rời xưởng ra. Người ít tiền thì xe lồi lõm, thủng lỗ chỗ, sơn chằng chịt như sơn cửa gỗ. Dân chúng chỉ có quyền mua bán đổi chác các xe cũ có ở Cuba từ trước năm 1959. Xe nhập mới phải có giấy phép của Chính phủ với giá rất cao, dân không thể với tới được. Nhưng cũng chính vì thế mà những chiếc xe Mỹ “cổ lỗ sĩ” độc nhất vô nhị trên thế giới này lại trở thành biểu tượng độc đáo của Havana.
Tòa nhà Quốc hội Cuba tại Havana - Nguồn: palmbeaches.org |
Ban ngày, quang cảnh có rõ nét hơn. Những tòa nhà “vô chủ” của tư sản Cuba thời trước nằm ngay trên con đường chạy dọc bờ biển cũng bị sụt lở, bởi thuộc về sở hữu của nhà nước thì không thể trùng tu. Cô hướng dẫn viên thầm thì: “Chỉ có nhà nào có người ở nước ngoài gửi tiền về mới bí mật mua lại được nhà cổ, sửa lại bên trong, mặt ngoài vẫn để đổ nát cho đỡ bị dòm ngó, rồi cho khách du lịch thuê”.
Ngoài các khách sạn thuộc sở hữu nhà nước, cho thuê phòng là dịch vụ làm ăn tư nhân duy nhất mà Cuba đồng ý với điều kiện phải đóng thuế (các hiệu café, cửa hàng quần áo, rạp chiếu phim tư nhân cũng bị đóng cửa mấy năm trước). Chúng tôi trọ lại trong một ngôi nhà như vậy. Nhà xây theo trường phái Tây Ban Nha trần cao vút, sàn gạch đá hoa cổ, thoáng mát với đầy đủ trang thiết bị đồ gỗ cổ trạm trổ cầu kỳ từ đầu thế kỷ trước như đồng hồ đứng, bàn gương, bàn ăn, tủ trang trí, ghế bập bênh...
Cụ bà hàng xóm đứng nhìn chúng tôi từ trên ban công, dang rộng hai cánh tay như kiểu chào đón và cười móm mém. Bất chợt có một anh đeo các xâu tỏi khô đi qua, bà ra hiệu muốn mua, thả chiếc dây xuống và anh ta buộc tỏi vào để bà ta kéo lên. Suýt nữa do mải chụp ảnh mà tôi đâm sầm vào chiếc xe ba gác chất đầy hoa quả. Thấy tôi thích thú cầm nải chuối lá mật giơ lên ngắm nghía, anh ta cười tươi cho tôi chụp ảnh, phô hàm răng trắng toát. Bên kia đường túm năm tụm ba một tốp các ông già vác bàn ra ngoài vỉa hè dưới bóng cây chơi domino cười nói râm ran. Chao ôi sao mà yên bình thanh thản như phố nhà tôi ở Hà Nội thời bao cấp!
Phần lớn những nơi tham quan của Havana nằm trong khu phố cổ được người Tây Ban Nha xây dựng từ thế kỷ thứ 16. Những ngôi nhà này làm tôi liên tưởng tới các lâu đài trong chuyện cổ tích Nghìn Lẻ Một Đêm. Từ năm 1982 tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận khu này vào danh sách bảo tồn văn hóa thế giới. Đọc sách Hemingway xong đi Cuba ngay mới cảm nhận được đúng như không gian của nhà văn viết và thích thú vô cùng.
Hotel Ambos Mundos, nơi Hemingway đã từng sống nhiều năm và viết toàn bộ cuốn tiểu thuyết “Chuông nguyện hồn ai”, là một khách sạn rất gần bến cảng thời xưa. Căn phòng nổi tiếng 511 bé nhỏ với những đồ đạc đơn sơ và tủ sách bày đầy các tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Được biết hàng ngày, Hemingway lên đó ăn sáng và có hôm ở lại viết lách cả ngày đến tận đêm.
Đi bộ dọc theo những khu phố cổ của Havana, tôi cũng hình dung được tại sao thời trươc khách du lịch Mỹ lại mê nơi này đến như vậy. Havana cổ mang đầy không gian kiến trúc của châu Âu cổ như nhà thờ Cathedral xây dựng từ thế kỷ 18 đã từng chứa hài cốt của Columbus, hay nhà của tổng thống thời trước xây theo trường phái ba-rốc Palacio de los Capitanes Generales.
Những quảng trường bán đầy đồ tranh ảnh, sách báo cũ về Fidel Castro, Che Guavara, đồ lưu niệm huy hiệu, mũ giải phóng quân. Những dãy phố đi bộ, khu mua bán của Havana thoạt nhìn thấy tấp nập chẳng kém gì ở Mỹ hay châu Âu, nhưng ngoài những của hàng đồ ăn uống ra, các mặt hàng rất buồn cười: tivi cũ bán kèm với thảm, bột giặt, trang thiết bị xe đạp, dép lê…
Chúng tôi tạt vào một cửa hàng mậu dịch to, đông người xếp hàng. Hôm nay đúng ngày bán trứng gà theo tem phiếu, mỗi người bê về cả khay. Ngoài ra còn có bánh quy gai, bột mì và bột gia vị nữa. Ai cũng hớn hở, kể cả người mua và người bán.
Tôi nhớ lại thời bao cấp ở Việt Nam, ai cũng gầy vì thiếu ăn. Ngược lại với hình dung của tôi, con trai con gái Cuba mạnh khỏe, nở nang, ăn mặc tương đối tươm tất. Người Cuba ăn rất nhiều gạo, đậu, khoai lang, khoai sọ, sắn và hoa quả đầy rẫy khắp nơi. Bấy giờ đang mùa đu đủ, một quả phải nặng đến 1,5-2 kg, vỏ vàng, trong đỏ chót, ngọt đậm và thơm. Ổi đào rất to và dứa la liệt các xe đi bán dọc phố.
Trưa có thể ăn ở các quán du lịch với thực đơn chẳng có gì đặc biệt như sandwich với giăm bông, pho mát hay thịt gà rán, cá rán… Nhưng buổi tối, chúng tôi được dẫn đến những quán nấu “tại gia” với tôm hùm mua chợ đen to bằng cánh tay, tươi, dai thịt và ngọt khủng khiếp.
Buổi tối chia tay Havana, chúng tôi đi xem show diễn ở Tropicana, một sản phẩm được Mỹ đưa vào từ năm 1939 mà Cuba không thể từ chối được vì quá đẹp, quá hoàng tráng, quá ăn sâu vào máu của người Cuba. Và cái chính là thu được quá nhiều tiền bởi giá vé khá đắt mà sân khấu ngoài trời hàng ngàn người luôn chật kín khán giả. Rất nhiều ý kiến cho rằng nếu đã xem Tropicana rồi sẽ thấy Moulin Rouge thật “yếu đuối”. Tôi không dám đánh giá, nhưng Tropicana mang đậm phong cách Mỹ như thể đang đi ở Las Vegas vậy.
Đã từ lâu, trong ngôn ngữ Cuba hình thành từ “mulat” chỉ các chàng trai cô gái lai giữa hai dòng máu da trắng và da đen. Qua nhiều thế hệ, họ có nước da hơi ngăm đen bánh mật, nhiều cô còn có mắt xanh với những đường nét cực kỳ thanh tú, cộng thêm đôi chân dài thẳng tắp, bộ hông nở nang và đặc biệt đôi mông chắc nịch. Không thể kiếm đâu ra những diễn viên nhảy chuẩn hơn họ được nữa. Chương trình Tropicana phần lớn mô phỏng dựa trên nền văn hóa Cuba từ thời các bộ tộc da đỏ với các điệu nhảy của thổ dân. Các bước nhảy quyến rũ, mạnh mẽ nên nền nhạc luôn tiết tấu nhanh, dồn dập đến ngạt thở và các bộ xiêm áo lộng lẫy gấp cả trăm lần lông công. Tôi chắc không mấy ai ân hận vì trong đời đã một lần từng xem Tropicana.
Vũ điệu truyền thống của Tropicana - Ảnh: Đặng Nhật Minh |
Đặng Phương Lan
NGUYỄN CHÁNH HƯNG
Một ngày ở thủ đô Cuba: 'La Habana đẹp quá!'
TTO - Những mệt mỏi sau gần 20 tiếng đồng hồ bay, hàng giờ xếp hàng nhập cảnh... dường như được xóa tan khi các du khách VN được tận mắt chứng kiến cảnh đẹp của đất nước Cuba trên đường vào trung tâm thủ đô La Habana.
Du khách VN được khám phá một vòng thủ đô La Habana trên các ôtô có “tuổi đời” hơn 60 năm - Ảnh: CHÁNH HƯNG |
Ngay khi đặt chân vào khách sạn 5 sao Melia Cohiba ở trung tâm La Habana, mọi người đều ngạc nhiên vì sự hiện đại và tiện nghi của khách sạn...
Có lẽ hiểu được thắc mắc của chúng tôi, anh Antonio - hướng dẫn viên theo đoàn - giải thích Cuba dành hết những gì có thể để xây dựng các khách sạn và nhà hàng nhằm phục vụ du khách, thu hút ngoại tệ.
Rừng và gió biển
trong lòng thành phố
Sau khi tắm rửa nghỉ ngơi 45 phút, ai cũng háo hức để xếp hàng lượn quanh thành phố La Habana bằng những chiếc “xế” cổ của Hoa Kỳ từ thập niên 1950 màu sắc sặc sỡ, đủ loại từ Buicks, đến Ford, GM...
Đây là những chiếc xe đã được nhập vào Cuba từ trước cách mạng Cuba vào năm 1959. Sau thời điểm này, Nhà nước Cuba quốc hữu hóa toàn bộ ngành kinh tế và nhập xe hơi là một điều xa xỉ trong gần 60 năm qua.
Theo anh Antonio, Cuba đã nới lỏng một số rào cản thương mại đối với ngành ôtô vào đầu năm nay, cho phép những chiếc xe mới được mua và bán trên hòn đảo này. Tuy nhiên, trong khi các loại xe đời mới chưa vào nhiều, phần lớn trong số gần 60.000 chiếc xe cổ điển tại Cuba hiện rơi vào tay những nhà sưu tập xe.
Do quy định hạn chế nhập khẩu trong nhiều chục năm, các bộ phận thay thế của xe rất khó tìm kiếm, những chiếc xe mui trần Cadillac tại Cuba như còn nguyên phiên bản đầu tiên.
Sau khi giới thiệu ngắn gọn, đoàn chúng tôi leo lên những chiếc xe cổ, khởi đầu tại khách sạn Melia Cohiba bắt đầu cuộc hành trình lượn vòng quanh con đường bờ vịnh La Habana, nổi tiếng quanh năm với ánh nắng mặt trời chói chang.
Cũng chính trên đoạn đường xinh đẹp uốn lượn bao quanh mặt tiền thành phố và vịnh kín gió La Habana, đoàn làm phim Fast and Furious đã làm náo loạn La Habana với những màn đua xe tốc độ và rượt đuổi đến nghẹt thở nhằm chuẩn bị cho ra mắt phần 8 của xêri phim này.
Chúng tôi đi ngang qua nhiều tòa nhà cổ và cũ kỹ của La Habana, tòa đại sứ Liên Xô (cũ) và tòa đại sứ Hoa Kỳ vừa mới mở cửa lại gần đây.
Đặc biệt ở La Habana đó là các khu phố cổ được bảo tồn và giữ gìn rất tốt. Các doanh nhân của Hoa Kỳ đến từ Florida, rồi doanh nhân Nhật, Trung Quốc và Trung Đông cũng tấp nập ra vào các khách sạn, nhà hàng bàn chuyện làm ăn với đối tác địa phương.
Đoàn xe tiếp tục lượn qua một rừng cây mát rượi ngay giữa La Habana, mà theo lời anh Antonio, khu rừng này có diện tích gần 170km2. Gió biển và không khí êm dịu từ khu rừng khiến du khách cảm thấy dễ chịu hơn.
Tiếp tục đến quảng trường Cách Mạng, nơi có bức tượng của nhà văn Jose Marti và bức hình Che Guevara đang chào đón du khách, cả đoàn háo hức chụp hình tập thể và nghe giới thiệu về lịch sử thành phố.
“Ngay cả phái đoàn của Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng đến đây đặt vòng hoa tưởng niệm anh hùng dân tộc Cuba Jose Marti”, anh Antonio giới thiệu với giọng tự hào.
Một góc thủ đô La Habana xinh đẹp và thanh bình - Ảnh: CHÁNH HƯNG |
Cổ kính và thân thiện
Sau một vòng lượn quanh TP La Habana, đoàn chúng tôi dùng bữa trưa tại nhà hàng địa phương với món ăn đậm chất Caribê kết hợp Tây Ban Nha Địa Trung Hải và chắc chắn không thể thiếu ly cocktail Mojito hòa cùng vũ điệu Guantalamera nhộn nhịp.
Theo anh Antonio, một bữa ăn theo đúng kiểu truyền thống của người dân vùng vịnh này, các món sẽ được đưa ra cùng lúc chứ không phải phục vụ từng món như thường thấy ở các nước phương Tây.
Cũng trong bữa ăn, chúng tôi được giới thiệu nhiều về những món đặc sản tại Cuba. Một trong số đó là Paella Habana (dạng cơm hơi nhão, nặng mùi nghệ, nấu chung với chem chép, nghêu để cả vỏ, mực, tôm), hấp dẫn bởi màu vàng ươm của nghệ và những màu sắc của các loại rau trang trí, kèm theo đó là vị ngọt mát của các loại hải sản.
Tamales được làm từ bắp nghiền, bột bắp, shortening và thịt heo xay, gói trong lá bắp, cột chặt lại, sau đó luộc trong nước muối. Tamales và xúp đậu đen là một trong những món ăn truyền thống hiếm hoi vẫn rất được ưa chuộng trong ẩm thực hiện đại của Cuba.
Ropa vieja, gồm thịt bắp bò xé nhỏ nấu chung với nước xốt cà chua criollo cho đến khi chín mềm. “Ropa vieja tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “quần áo cũ”, vì sau khi nấu thịt bò rất mềm và thịt được xé bằng tay nên trông giống những miếng vải cũ”, anh Antonio giải thích.
Theo nhiều du khách trong đoàn VN, người dân Cuba hiền hòa và thân thiện, tạo cảm giác gần gũi cho du khách lần đầu đặt chân lên đất nước này.
Sau bữa trưa, đoàn tiếp tục thăm quảng trường Thánh San Francis cổ kính, được xây dựng từ đầu thế kỷ 18.
Toàn bộ quảng trường vẫn còn nguyên vẹn những viên đá ngày xưa. Vừa qua đoạn đường với rất nhiều tiệm sách và tranh ảnh, đập vào mắt du khách là tòa nhà màu hồng, nơi nhà văn người Mỹ Ernest Hemingway đặt bút viết tác phẩm trứ danh của mình là Chuông nguyện hồn ai.
Chính căn phòng Hemingway sống ở khách sạn Ambos Mundos đã trở thành bảo tàng cho du khách đến tham quan. Sau này, ông chuyển tới sống tại một trang trại gần La Habana và nơi này cũng đã biến thành bảo tàng.
Kết thúc tour tham quan phố cổ La Habana không thể thiếu xì gà và rượu rhum Cuba số 1 thế giới. Ngay cả trước khi ký lệnh cấm vận Cuba, cố tổng thống Mỹ thời đó John F. Kennedy ký lệnh nhập khẩu ngay hàng ngàn điếu xì gà từ Cuba.
Vì vậy, viếng thăm Bảo tàng rượu rhum và xem cuốn xì gà bằng tay là điều không thể thiếu khi đến La Habana. Internet và WiFi chỉ mới có ở các khách sạn 4 và 5 sao từ năm 2015, còn lại du khách ở các khách sạn nhỏ hơn phải mua thẻ cào mới vào WiFi được.
Dù vậy, khi tôi hỏi “Anh cảm thấy La Habana như thế nào?”, anh Cảnh (Hội An) - một vị khách trong đoàn - không ngần ngại khẳng định “La Habana đẹp quá!”.
Siêu mẫu Gisele Bundchen đến La Havana tham quan vá trình diễn thời trang - Ảnh; Reuters |
“Đặc sản” của Cuba
Theo lời anh Antonio, một chiếc Chevrolet 210 Delray Club đời 1954 hiện có giá khoảng 25.000 USD ở Mỹ, trong khi “Cuba Limited Edition” có thể có giá từ 45.000 - 55.000 USD. Tương tự, một chiếc Buick Century 1955 được tái nhập khẩu từ Cuba hiện có giá hơn 60.000 USD dù giá trị ban đầu là 25.000 USD.
Xe cổ chính là một phần văn hóa Cuba, là những viên kim cương thô mà người Mỹ rất muốn sưu tập hay ít ra là lượn vòng phố xá La Habana nơi một thời tràn ngập người Mỹ.
Không chỉ có “xế” cổ, Cuba còn sở hữu các thành phố mang đậm dấu ấn lịch sử như TP Trinidad nằm ngay dưới chân dãy núi đá Escambray (tỉnh Sancti Spiritus, miền trung Cuba), được xây dựng bởi nhà chinh phục người Tây Ban Nha Diego Velazquez de Cuellar trên đường đi tìm vàng. Hay như Cienfuegos, một thành phố nằm ở bờ biển phía nam Cuba, thủ phủ của tỉnh Cienfuegos, được mệnh danh là “hạt ngọc trai của phương nam”...
Tên ban đầu của nó là Fernardina de Jagua, nhằm vinh danh vua Ferdinand VII của Tây Ban Nha. Khu định cư này trở thành một đô thị (tiếng Tây Ban Nha: villa) năm 1829, và trở thành thành phố năm 1880, với tên gọi Cienfuegos.
Những bãi biển đẹp của Cuba có thể kể tới Varadero, một khu nghỉ mát lớn nhất trong vùng biển Caribê. Cách La Habana 140km về phía đông và là điểm cực bắc của đảo Cuba. Varadero có khu bảo tồn thiên nhiên với rừng nguyên sinh và bãi tắm đầy cát trắng (là một trong 10 bãi biển được công nhận đẹp nhất thế giới), những khách sạn 4, 5 sao được xây dựng từ những năm 1990.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét