Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật

Thiếu Lâm tự huyền bí, Đại Lý kỳ ảo hay Nhạn Môn Quan là những địa danh từng xuất hiện trong truyện kiếm hiệp của nhà văn Trung Quốc

Những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật
Núi Nga Mi: Nhắc đến núi Nga Mi, tín đồ của "Ỷ Thiên Đồ Long ký" sẽ nhớ ngay đến những nhân vật nổi tiếng như Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái. Trong thế giới của Kim Dung, võ lâm Trung Nguyên lúc bấy giờ chia làm 3 phái lớn là: Thiếu Lâm, Võ Đang và Nga Mi.
Ngoài đời thực, núi Nga Mi còn có tên gọi khác là Đại Quang Minh Sơn nằm ở tỉnh Tứ Xuyên, thuộc miền Tây Trung Quốc. Nga Mi cũng là ngọn núi có nhiều chùa miếu và là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn của Trung Hoa, bên cạnh núi Ngũ Đài, núi Cửu Hoa và núi Phổ Đà. Ảnh: ChinaImage.
Những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật
Khi đến thăm Nga Mi, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Đại Phật Lạc Sơn tạc trên vách núi lớn nhất thế giới. Tượng cao 71 m và được chế tác trong 90 năm. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc, phần móng tay của bức tượng cũng đủ cho một người ngồi. Đại Phật Lạc Sơn cùng với Nga Mi Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996. Ảnh: ChinaImage.
Những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật
Hoa Sơn: Nơi đây thường là nơi được Kim Dung chọn để các cao thủ võ lâm tìm đến so tài cao thấp, giành ngôi vị "Võ lâm chí tôn". Đây là nơi gắn liền với những lần “Hoa Sơn luận kiếm” trong tiểu thuyết “Anh hùng xạ điêu”.
Trong tiểu thuyết “Tiếu ngạo giang hồ”, phái Hoa sơn có bản doanh nằm trên dãy Hoa Sơn, nổi danh trên võ lâm với 2 chiêu thức là Hoa Sơn kiếm pháp và Tử Hà thần công. Ảnh: ChinaImage.
Những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật
Hoa Sơn nằm ở ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, với năm đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất (2.154,9 m) là ngọn Nam Phong (ở phía Nam) hay còn được gọi là Lạc Nhạn.
Ngọn núi có hình dáng dựng đứng và xòe rộng như một bông hoa nên được đặt tên là Hoa Sơn. Đỉnh chính của dãy Hoa Sơn cao đến 2.083 m.
Khi tới thăm ngọn núi này, bạn có thể tận mắt thấy dòng chữ “Hoa Sơn luận kiếm” do chính tay Kim Dung chấp bút. Ảnh: ChinaImage.
Những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật
Núi Võ Đang: Trong "Ỷ Thiên Đồ Long ký", sư tổ Trương Tam Phong đã sáng lập ra phái Võ Đang trên ngọn núi cùng tên. Nhân vật này cũng là người sáng tạo Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm.
Ngoài đời thật, núi Võ Đang hay còn gọi là núi Thái Hòa, là một dãy núi nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc với ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1.612 m. Nơi này cũng được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994. Ảnh: ChinaImage.
Những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật
Nhạn Môn Quan: Trong bộ tiểu thuyết “Thiên long bát bộ”, Nhạn Môn Quan là nơi Kiều Phong đã dùng chính sinh mạng của mình để đổi lấy sự bình yên cho nhân dân hai nước Tống - Liêu.
Hiện tại, cả ba cửa ải của Nhạn Môn Quan vẫn được bảo tồn tốt và địa danh này đã trở thành một di tích quân sự cổ quan trọng của tỉnh Sơn Tây. Đây từng là cửa ải trọng yếu của Trường thành thời xưa. Vùng đất này nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, cách thành phố Hân Châu, tỉnh Sơn Tây 20 km về phía Bắc. Ảnh: ChinaImage.
Những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật
Thời xưa, có rất nhiều cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra ở Nhạn Môn Quan. Vì vậy, ngày nay khi đến với điểm du lịch này, du khách không chỉ thăm thú các danh lam thắng cảnh trong khu vực, mà còn được dịp tìm hiểu về lịch sử thăng trầm rất thú vị của vùng biên ải. Ảnh: ChinaImage.
Những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật
Đỉnh Quang Minh: Đây là một trong 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Hoàng Sơn, nằm ở phía nam tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Khung cảnh ở đây hoang sơ, ấn tượng, với vô vàn loài kỳ hoa dị thảo, xen giữa núi đá trùng điệp.
Trong tiểu thuyết nổi tiếng “Ỷ Thiên Đồ Long ký”, Kim Dung chọn đây là đại bản doanh của Minh giáo. Đỉnh Quang Minh cũng là nơi diễn ra đại hội võ lâm, khi đó Trương Vô Kỵ đã một mình giải cứu Minh giáo. Ảnh: Hdwallpapersimages.
Những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật
Đỉnh Quang Minh nằm ở dãy Hoàng Sơn, phía nam tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Ba đỉnh cao nhất của Hoàng Sơn là đỉnh Liên Hoa (1.864 m), đỉnh Quang Minh (1.840 m) và đỉnh Thiên Đô (1.829 m). Ảnh: Joel Santos.
Những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật
Thiếu Lâm Tự: Trong thế giới của Kim Dung, Thiếu Lâm Tự được ví như Thái Sơn Bắc Đẩu, là cái nôi của võ học Trung Nguyên. Thiếu Lâm ngoài đời thật là một ngôi chùa uy nghi nằm trên núi Thiếu Thất thuộc dãy Tung Sơn, trong địa phận Trịnh Châu, Hà Nam.
Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự thật sự từng là nơi lưu giữ kinh sách và các bí kíp võ công của Thiếu Lâm. Qua chiến tranh, hầu hết kinh sách lưu trữ tại đây đã bị đốt cháy, chỉ còn một số ít đang được cất giữ ở một nơi khác. Ảnh: ChinaImage.
Những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật
Đại Lý: Trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Thiên long bát bộ", Kim Dung từng miêu tả Đại Lý là một quốc gia theo Phật giáo Mật Tông, từ vua đến dân đều xuất gia.
Thành Đại Lý cổ là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của tỉnh Vân Nam cùng với Thành cổ Lệ Giang và phim trường Thiên Long Bát Bộ. Một trong những danh thắng nổi tiếng khác của Đại Lý là Tam Tháp bên hồ Nhĩ Hải, cách thành cổ một km về phía Bắc. Ngay cổng vào cáp treo là bút tích đề tặng chính quyền và nhân dân Đại Lý do nhà văn Kim Dung chấp bút. Ảnh: ChinaImage.
Những địa danh trong tiểu thuyết Kim Dung ở ngoài đời thật
Đào Hoa đảo: Đảo có diện tích 41 km2, là đảo lớn ở Phổ Đà, Chu San, Chiết Giang. Trong tiểu thuyết “Anh hùng xạ điêu” và “Thần điêu đại hiệp” đây là nơi trú ngụ của Đông tà Hoàng Dược Sư, nhân vật võ lâm rất nổi tiếng.
Thực chất, tên gọi Đào Hoa đảo đã có từ mấy nghìn năm trước, không phải vì trên đảo có nhiều hoa đào mà vì khắp nơi đều có những hòn đá được bao phủ bởi nhiều đường vân hình rất giống cây hoa đào, nên được gọi là đá hoa đào. Ảnh: ChinaImage.
Video Player is loading.
Hiện tại 1:12
/
Thời lượng 4:42
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Vẻ đẹp hùng vĩ trên đỉnh núi Hoa Sơn. Video: Vương Phạm Ngọc.
Khương Nha

Nhà văn Kim Dung qua đời

Tác giả "Thiên Long Bát Bộ" mất ngày 30/10, hưởng thọ 94 tuổi.

Theo On, nhà văn mất vì tuổi cao, bệnh tật tại Hong Kong. Kim Dung tên thật Tra Lương Dung, sinh năm 1924 ở Chiết Giang, Trung Quốc. Năm 1948, ông tới Hong Kong sinh sống, làm việc, được đông đảo độc giả hâm mộ bởi hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc như: Thiên long bát bộAnh hùng xạ điêuThần điêu hiệp lữLộc Đỉnh kýTiếu ngạo giang hồ...
Nhà văn Kim Dung.
Nhà văn Kim Dung.
Kim Dung được mệnh danh là “Thái Sơn, Bắc Đẩu” trong giới tác giả viết tiểu thuyết võ hiệp. Các tiểu thuyết của ông từng nhiều lần được chuyển thể thành phim điện ảnh, truyền hình, góp phần làm nên tên tuổi của nhiều nghệ sĩ như Lâm Thanh Hà, Lưu Diệc Phi, Trương Trí Lâm, Lý Nhược Đồng...
Kim Dung còn là người sáng lập tờ Minh Báo của Hong Kong. Năm 1989, ông từ chức tổng biên tập tờ này. Từ năm 1993, ông nghỉ hưu.
Video Player is loading.
Hiện tại 0:13
/
Thời lượng 0:13
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Lý Nhược Đồng trong "Thần điêu đại hiệp", một trong các phim kinh điển chuyển thể từ truyện Kim Dung.
Nhà văn trải qua ba cuộc hôn nhân, người vợ hiện tại là Lâm Nhạc Di, kém ông 29 tuổi. Ông có bốn con, hai trai hai gái. Con trai lớn Tra Truyền Hiệp (đã qua đời), con trai thứ Tra Truyền Thích và hai con gái là Tra Truyền Thi, Tra Truyền Nột. Cả bốn người đều là con của Kim Dung với người vợ thứ hai - Chu Mai. Các con của Kim Dung đều không theo nghiệp văn chương. 
Dù gác bút đã lâu, sách của Kim Dung có sức hút rộng rãi. Hồi tháng 9, tuyển tập truyện của ông được xếp vào top 10 sách ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc qua 40 năm, theo đánh giá của tờ Beijing News. Theo Straits Times, Kim Dung có hơn 300 triệu bản sách được bán ra toàn thế giới. Năm 2000, ông được trao huân chương Grand Bauhinia Medal - huân chương cao quý nhất của Hong Kong dành cho những người có cống hiến kiệt xuất. Năm 2008, ông được vinh danh là Nhân vật ảnh hưởng tới cộng đồng người Hoa.
Tiểu thuyết Kim Dung có sức hấp dẫn lớn với nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam. Trong cuốn tùy bút Kim Dung giữa đời tôi, nhà văn Vũ Đức Sao Biển từng viết: "Những năm trước 1975 tại miền Nam người đọc xem Kim Dung tiên sinh, tiểu thuyết gia Hong Kong, là một nhà văn lớn. Những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của ông, được đăng báo dưới dạng feuilleton (tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ) hoặc in thành sách, đã hấp dẫn hàng triệu người đọc Việt Nam... bút lực của Kim Dung rất hùng hậu. Mỗi tác phẩm là một bộ (thường trên 10 quyển, trung bình khỏang 500-600 trang một quyển). Về mặt trước tác, tác phẩm của ông đồ sộ hơn bất cứ nhà văn nào khác. Bút pháp của ông lôi cuốn, hấp dẫn người đọc một cách lạ lùng. Và hệ thống kiến thức của ông từ y học đến địa lý, lịch sử, võ thuật, tâm lý, bệnh học, tôn giáo... hoàn chỉnh một cách vô song".
Nghinh Xuân

Không có nhận xét nào: