Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Đằng sau những cuốn hộ chiếu Mỹ

Người Mỹ có thể tới thăm 147 quốc gia mà không cần thị thực, tuy nhiên có tới hai phần ba số công dân nước này chưa từng du lịch nước ngoài.

Dưới đây là một số điều về cuốn hộ chiếu của người Mỹ được trang Thrillist đăng tải, dựa trên các dữ liệu công bố từ Bộ Ngoại giao và An ninh Nội địa Mỹ.
Chỉ có 38% người Mỹ xuất ngoại
Không ít du khách nghĩ rằng người Mỹ đi du lịch nhiều nhất thế giới, vì họ đang sống tại đất nước có nền kinh tế lớn nhất. Tuy nhiên theo thống kê của Bộ Ngoại giao, trong tổng số hơn 312 triệu tấm hộ chiếu được làm, chỉ có hơn 121 triệu người sử dụng để ra nước ngoài.
Hộ chiếu nước Mỹ quyền lực nhất thế giới
Công dân Mỹ được phép tới thăm 174 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới mà không cần thị thực. Tuy nhiên các nước thuộc liên minh châu Âu sẽ không chấp nhận nếu hộ chiếu của họ chỉ còn thời hạn dưới 6 tháng.
Xăm mặt và phẫu thuật thẩm mỹ phải có hộ chiếu mới
Yêu cầu làm lại hộ chiếu không bao gồm việc họ để kiểu râu mới kỳ quặc hay cắt, nhuộm lại toàn bộ mái tóc của mình. Nhưng nếu người Mỹ thực hiện một ca phẫu thuật thẩm mỹ mặt hay xăm mặt, họ bắt buộc phải làm lại hộ chiếu.
1-8948-1432346463.jpg
Nếu bạn có thêm một hình xăm trên mặt như Mike Tyson, bạn chắc chắn sẽ được yêu cầu làm lại hộ chiếu. Ảnh: Thrillist.
Dấu nhập cảnh của một số nước
Dấu nhập cảnh vào Israel có thể khiến người Mỹ bị ngăn cản tới một số quốc gia Trung Đông khác, bao gồm Lebannon và Arab Saudi.
Cấp hộ chiếu Mỹ trong vòng 3 tuần
Thời gian cấp hộ chiếu cho người Mỹ là 3 tuần. Tại Việt Nam, thời hạn để bạn được cấp hộ chiếu là 15 ngày, không tính ngày nghỉ.
Người Mỹ có thể có hai hộ chiếu
Tuy nhiên để có được hộ chiếu thứ hai, bạn phải viết thư gửi chính phủ và nêu rõ lý do mình muốn được cấp thêm một cuốn hộ chiếu mới.
Anh Minh

4 cuốn hộ chiếu độc đáo trên thế giới

Trong khi hộ chiếu Canada, Na Uy, Hungary có khả năng phát sáng dưới đèn tia cực tím, thì cuốn 'sổ thông hành' của Phần Lan lại mang đến giây phút vui vẻ khi lật các trang.

Dưới đây là bốn cuốn hộ chiếu trong mơ của các phượt thủ.
1. Hộ chiếu Canada
Canada-Passport-2-1879-1422073-8160-4189
Hình in pháo hoa trên tòa nhà quốc hội Canada nổi bật dưới ánh đèn tia cực tím. Ảnh: feelguide
Được phát hành từ năm 2013 nhưng gần đây, cuốn hộ chiếu Canada mới được tích hợp công nghệ mới giúp chúng có khả năng phát sáng độc đáo dưới ánh đèn tia cực tím. Do đó, nếu chỉ nhìn dưới ánh sáng thường, hộ chiếu Canada cũng giống như bao quốc gia khác. Nhưng khi chiếu đèn tia cực tím, các hình in chìm biểu tượng của Canada như lá phong, tòa nhà quốc hội, thác Niagra... trở nên lung linh đầy màu sắc.
Không chỉ là cách thức quảng bá đất nước, thiết kế mới này còn phục vụ cho vấn đề kiểm soát an ninh nhằm tránh làm giả hộ chiếu, đồng thời giúp hành khách dễ dàng tìm kiếm hộ chiếu bị bị thất lạc. Ngoài ra, hộ chiếu Canada còn được gắn chip sinh trắc học (công nghệ sử dụng những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của mỗi cá nhân như vân tay, mống mắt, khuôn mặt... để nhận diện) giúp ngăn chặn hành vi sao chép, làm giả hộ chiếu một cách tối đa.
2. Hộ chiếu Na Uy
f55eaad9-a03a-4cdb-8e13-750568-2869-5762
Bầu trời đêm cực quang trên hộ chiếu Na Uy. Ảnh: Neue
Trước Canada, Na Uy cũng được biết đến với mẫu hộ chiếu có khả năng biến hóa linh hoạt dưới tia cực tím. Điển hình nhất trong các họa tiết của nó là khung cảnh bầu trời đêm cực quang tuyệt đẹp, tạo nên cảm giác bí ẩn, đầy mê hoặc cho cuốn hộ chiếu. Thêm vào đó, hộ chiếu Na Uy còn ghi điểm với bìa ngoài 3 màu: trắng, xanh ngọc, đỏ dành cho người nhập cư, nhà ngoại giao hay hạng phổ thông, rất khác so với các nước ở châu Âu. 
Mẫu thiết kế này được đánh giá cao bởi không chỉ thể hiện tính cách quốc gia mà còn bảo đảm tính nghiêm túc của loại giấy tờ quan trọng này. Tuy nhiên đây mới chỉ là mẫu hộ chiếu được Na Uy chọn trong cuộc thi thiết kế lại passport và thẻ ID. Chúng có thể được lưu thông trong vòng 2 năm tới. (Xem chi tiết tại đây)
3. Hộ chiếu Hungary
5573622086-a789f19916-z-1474-1422270001.
Những nốt nhạc phát sáng trong hộ chiếu Hungary. Ảnh: Flickr
Tương tự ở các quốc gia châu Âu, bìa ngoài của cuốn hộ chiếu Hungary có màu đỏ booc-đô. Chính giữa bìa in quốc huy Hungary cùng dòng chữ  "Európai Unio" (Liên minh châu Âu) và "Magyarország" (Hungary) ở trên và "útlevél" nghĩa là hộ chiếu ở dưới.
Điểm đặc biệt của cuốn hộ chiếu này nằm ở các trang visa. Khi chiếu đèn UV (tia cực tím), bạn sẽ thấy các khuông nhạc in chìm hiện lên rõ nét. Đây là những nốt nhạc trong bài Szozat - quốc ca thứ 2 của Hungary, thường vang vào cuối các chương trình kỷ niệm.
4. Hộ chiếu Phần Lan
finnish-passport-with-flipbook-5040-2439
Lật các trang trong hộ chiếu bạn sẽ có cảm giác như chú nai đang chạy. Ảnh: trendsnow
Không sử dụng công nghệ hiện đại nhưng cuốn hộ chiếu Phần Lan lại đem đến cảm giác thích thú khi lật giở các trang liên tục. Bằng cách vẽ vào các trang cuối trong cuốn hộ chiếu mới của Phần Lan một hình in con nai sừng tấm, khi lật nhanh ta sẽ thấy con nai chạy dần về phía mép của cuốn hộ chiếu như một đoạn hoạt hình ngắn.
Vy An

Chuyện về nguồn gốc các cuốn hộ chiếu trên thế giới

Giữa thế chiến thứ nhất, hệ thống hộ chiếu được sử dụng rộng rãi vì chính phủ nhiều nước muốn chủ động trong việc kiểm soát điệp viên. 

Hộ chiếu là loại giấy tờ quan trọng để nhận dạng cá nhân và quốc tịch mỗi người, được xem như tấm vé thông hành, giúp di chuyển từ nước này sang nước khác. Thông thường, hộ chiếu có ba loại gồm phổ thông, công vụ và ngoại giao. Dù được sử dụng phổ biến, ít ai biết rõ quá trình ra đời của loại giấy tờ này. 
AP05102407516-8438-1417066122.jpg
Lý do ban đầu hộ chiếu được sử dụng rộng rãi vì chính phủ muốn kiểm soát điệp viên. Ảnh: wired
Ở Anh, khái niệm về giấy tờ bảo đảm an toàn cho bản thân khi đi đâu đó xuất hiện vào thời vua Henry V, năm 1414. Lúc bấy giờ, những loại giấy tờ này được ban hành bởi nhà vua đến bất cứ ai, dù họ có phải người Anh hay không.
Đến năm 1540, việc ban hành lại thuộc về hội đồng Cơ mật. Từ "hộ chiếu" mới dần trở nên phổ biến vì người dân phải dùng để qua cảng biển hoặc cổng tường thành. Từ thời kỳ này đến năm 1858, các loại hộ chiếu vẫn viết bằng tiếng Pháp bất kể người sở hữu là công dân nước khác, đồng thời trở thành điều kiện cần để du lịch nước ngoài. 
Vào thế kỷ 19, hệ thống giấy tờ này bắt đầu sụp đổ khi các tuyến đường sắt được mở, chạy khắp châu Âu. Chính quyền Pháp cảm thấy việc phát hành và kiểm tra hộ chiếu tất cả các công dân đi lại tự do khắp nơi là việc làm vô nghĩa.
Quốc gia này sau đó hủy bỏ hộ chiếu và khiến các nước châu Âu khác "bắt chước" theo. Tấm vé thông hành nổi tiếng chỉ thực sự trở lại giữa thế chiến thứ nhất, khi các chính phủ muốn kiểm soát sự đi lại của điệp viên. 
1024px-First-Japanese-passport-5674-1907
Mẫu hộ chiếu xưa của đất nước Nhật Bản. Ảnh: wikipedia
Hộ chiếu của người Anh khi đó còn là sản phẩm của luật công dân Anh 1914 với hình thức một tờ giấy gấp làm 8 phần, được giữ chặt bởi miếng bìa bao ngoài. Mỗi cuốn có giá trị trong hai năm, chứa hình ảnh và chữ ký cùng một số đặc điểm nhận dạng của người sở hữu.
Các quốc gia khác cũng có cấu trúc hộ chiếu giống nước Anh và chỉ thêm một số nét riêng biệt tùy theo văn hóa từng nơi. Đến đầu thế kỷ 20, quyển sổ hộ chiếu hoàn chỉnh như ngày nay mới hình thành rõ nét, chuẩn hóa quốc tế và được sử dụng rộng rãi. 
Thảo Nghi

Không có nhận xét nào: