Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

Quốc hoa của các quốc gia

Hoa dâm bụt (hibiscus rosa sinensis) là biểu tượng của Malaysia. Người dân nơi đây gọi hoa này là Bunga Raya. Hoa dâm bụt đỏ tượng trưng cho sự ổn định chính trị và kinh tế. Màu sắc, kích thước và hình dạng của các loài dâm bụt khác nhau tượng trưng cho sự đa dạng và đa tôn giáo ở Malaysia. 
Ở một khía cạnh khác, hoa dâm bụt với năm cánh màu đỏ tươi đại diện cho năm nguyên tắc quốc gia, triết lý quốc gia của Malaysia trong việc tăng cường đoàn kết và hòa giải dân tộc, trong khi màu đỏ tượng trưng cho lòng quả cảm.
dung-hoa-dam-but-la-bieu-tuong-cua-malaysia
Hoa dâm bụt được lựa chọn làm quốc hoa của Malaysia năm 1960. Ảnh: Latin Wife
Theo trang New Straits Times của Malaysia, năm 1958, quốc gia này tổ chức một cuộc lựa chọn loài hoa đại diện với nhiều đề xuất như hoa dâm bụt, hoa hồng, hoa nhài, hoa sen... Trong đó, hoa dâm bụt được nhiều người yêu thích bởi được trồng khắp cả nước, được sử dụng làm hàng rào ở các nhà vùng nông thôn. Đặc biệt, cây cho hoa quanh năm, dễ sống và không tốn nhiều công chăm sóc.
Nhận được nhiều ủng hộ, ngày 28/7/1960, hoa dâm bụt chính thức trở thành quốc hoa của Malaysia. Người dân Malaysia luôn nhắn nhủ nhau nghĩ đến loài hoa này với một tinh thần yêu nước. Hình ảnh hoa dâm bụt xuất hiện trên nhiều tờ tiền của Malaysia.
Hoa hồng Tudor là quốc hoa của nước Anh, tượng trưng cho hòa bình.
sai-hoa-hong-tudor-la-bieu-tuong-cua-anh
Hoa hồng Tudor là sự kết hợp biểu tượng của hai dòng họ trong chiến tranh hoa hồng. Ảnh: Pinterest
Hoa hồng Tudor có nguồn gốc từ cuộc nội chiến xảy ra giữa hai dòng họ Lancaster (biểu tượng hoa hồng đỏ) và York (biểu tượng hoa hồng trắng) từ năm 1455 đến năm 1485. Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng của Henry Tudor (phe Lancaster).
Kể từ khi lên ngôi, vương triều Tudor thành công trong việc khôi phục sức mạnh và sự ổn định của chế độ quân chủ Anh sau cuộc chiến tranh hoa hồng. Đây là vương triều cai trị nước Anh và xứ Wales trong hơn 100 năm. 
Quốc huy mới của nước Anh sau cuộc chiến này vẫn là hình ảnh hoa hồng. Tuy nhiên, hoa hồng đã có sự thay đổi khôn ngoan, mang ý nghĩa hòa giải. Biểu tượng hoa hồng trắng và đỏ của hai dòng họ Lancaster và York được lồng vào nhau tạo nên hoa hồng Tudor.
Hoa muồng hoàng yến (trong tiếng Thái là Ratchaphruek) hay còn gọi là hoa bọ cạp vàng, được coi là biểu tượng của Thái Lan.
sai-quoc-hoa-cua-thai-lan-la-muong-hoang-yen
Hoa muồng hoàng yến được trồng khắp nơi ở Thái Lan. Ảnh: Invorma
Hoa muồng hoàng yến có màu vàng, màu sắc hoàng gia của Thái Lan. Màu vàng cũng tượng trưng cho Phật giáo và sự vinh quang trong văn hóa của người Thái. Ngoài ra, nó còn đại diện cho sự đoàn kết và hòa hợp ở quốc gia này.
Hoa được trồng ở khắp đường phố và trong vườn nhà ở Thái Lan. Người dân thường dùng hoa trong những dịp cúng lễ long trọng hay làm vòng đeo đón tiếp khách quý từ phương xa.
Hiện, quốc hoa của Thái Lan được trồng ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
Theo Imnepal, đỗ quyên được tuyên bố là quốc hoa của Nepal với tên gọi Lali Gurans. Có hơn một nghìn loài đỗ quyên trên thế giới và Nepal có hơn 30 loài. Chúng thường được thấy ở độ cao từ 1.400 đến 3.600 m so với mực nước biển.
sai-do-quyen-la-hoa-bieu-tuong-cua-nepal
Đỗ quyên nở rộ khắp vùng núi cao ở Nepal. Ảnh: Trekking to Everest
Ở Nepal, thời điểm tốt nhất để ngắm hoa đỗ quyên là khoảng giữa tháng 3 và tháng 6. Đỗ quyên mọc nhiều ở vườn quốc gia Langtang, Dadeldhura, MilkeDanda, Dakshinkali, khu bảo tồn Annapurna...
Hoa đỗ quyên được coi là một trong những biểu tượng của Nepal bởi nó tượng trưng cho sự dịu dàng, ôn hòa. Hoa không chỉ đẹp mà còn có nhiều công dụng khác, như làm thuốc.
Hoa Champa hay hoa đại, hoa sứ theo cách gọi của người Việt Nam là loài hoa biểu tượng của Lào. Nó được cho là hội tụ đầy đủ ý nghĩa triết học nhân sinh, đại diện cho tính cách đôn hậu, hiền hòa, chân thành của người dân Lào và niềm vui trong cuộc sống.
sai-hoa-champa-la-bieu-tuong-cua-lao
Ảnh: Wikipedia
Nếu như ở Việt Nam, loài hoa này thường được trồng ở các đền, chùa thì tại Lào, hoa được trồng trên toàn lãnh thổ, đặc biệt là quanh tu viện. Vào dịp tết Bunpimay của Lào, người dân thường kết từng vòng hoa Champa cài trên tóc để cầu mong điều may mắn, tốt lành sẽ đến trong dịp năm mới. Họ cũng dùng hoa Champa tặng khách như một cách chào đón nồng hậu.
Hoa Champa được coi là loại hoa thiêng và được người Lào tôn trọng. Bài hát "Champa Muang Lao" và "Duang Champa" viết về hoa Champa được mọi người dân Lào thuộc lòng và phổ biến rộng rãi.

Dương Tâm

Không có nhận xét nào: