Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Thưởng thức ẩm thực Indonesia

Nét văn hoá ẩm thực Indonesia luôn tạo nên sự thích thú với du khách tham quan. Các món ăn nơi đây làm cho du khách liên tưởng ngay đến sự phong phú và đa dạng như chính nền văn hoá đa dạng của đất nước vạn đảo.

Thật vậy, sự đa dạng không chỉ ở cách thức chế biến món ăn mà còn ở cách thức thưởng thức món ăn. Gia vị là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc chế biến thức ăn. Thậm chí, ở Indonesia gia vị có thể góp phần sáng tạo ra các món ăn mới với những mùi vị đặc trưng. Bên cạnh những lọai gia vị tiêu biểu của Indonesia như đinh hương, vỏ nhục đậu khấu, dầu lạc. Người dân Indonesia còn thích sử dụng những lọai gia vị được chế biến từ thảo mộc tươi như quả lai, rau húng, cỏ chanh …
Ớt và tiêu đỏ là những lọai gia vị chính, có mặt trong tất cả các món ăn, vì thế rất nhiều món ăn của người Indonesia có vị cay xé lưỡi, vị cay của ớt chứ không như vị cay nồng của tiêu trong các món cà ri Ấn Độ. Gạo là lương thực chính của người Indonesia.
Cá và các loại hải sản là nguồn thức ăn quan rọng và luôn dồi dào của đất nước vạn đảo. Về cách ăn, người Indonesia ở các vùng quê thường ăn bằng tay, còn dân thành thị dùng thìa và nĩa, chứ không dùng dao. Thức ăn vì thế được cắt nhỏ thành miếng vừa ăn. Khi làm cơm tiếp khách, người dân Indonesia chế biến những món ăn thật đặc biệt, thức ăn được bày trên một chiếc mâm lớn đặt ở giữa nhà. Theo tục lệ, nếu du khách được mời dùng một bữa cơm như thế, du khách không nên ăn hết mà mỗi món ăn nên chừa lại một ít để chứng tỏ là du khách đã ăn thật no rồi và bữa cơm rất ngon miệng.
Satay

Món ăn du khách có thể bắt gặp bất cứ đâu ở đất nước Indonesia. Thịt dùng trong món này thường là thịt bò hoặc thịt gà. Đặc biệt, công đoạn giết lấy thịt các con vật do người theo đạo Islam giáo thực hiện. Đó là một nét văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng Islam ở Indonesia. Thịt nướng được ướp các gia vị như sả, riềng, muối, đường… rồi nướng trên bếp than hồng.
Satay
Khác với thịt nướng kiểu phương Tây thường nướng kèm với các loại rau củ tạo thành một xiên thịt lớn. Thịt xiên satay thì ngược lại, người đầu bếp thực hiện xiên thịt khá nhỏ. Để xiên thịt dậy mùi thơm và bóng đẹp khi nướng, đầu bếp quét lên xiên thịt vỏ chanh sắt sợi ngâm dầu. Que thịt xiên satay khi nướng xong có màu vàng nâu, miếng thịt ánh màu mở thơm nức. Ăn kèm thịt xiên satay là hành tây cắt miếng vuông và dưa leo. Món thịt xiên satay sẽ không trọn vẹn nếu thiếu nước chấm làm từ đậu phộng. Ăn một xiên satay, du khách có thể cảm nhận được các hương vị như có một lực hút quyện chặt tất cả lại với nhau. Vị sả, ớt cay cay, vị ngọt thịt đậm đà. Vị béo ngậy của đậu phộng giã nhuyễn tan ra trong miệng tạo nên một cảm giác mà chắc chắn du khách sẽ không bao giờ quên.
Sasi gudegThịt bò rendang & sambal
'Rendang là một món ăn có nguồn gốc từ các nhóm dân tộc Minangkabau của Indonesia. Món ăn nhanh chóng trở thành món ăn nổi tiếng được nhắc đến khắp nơi trên thế giới. Rendang là một trong những món ăn đặc trưng của văn hóa Minangkabau.
Thịt bò rendang
Rendang được chế biến để phục vụ những dịp lễ. Rendang được chuẩn bị theo phương cách truyền thống trong các dịp lễ hội ở Indonesia. Món rendang đôi khi được mô tả giống như món cà ri. Nhưng qua xác thực rendang không có gì giống như món cà ri. Rendang được làm từ thịt bò hoặc từ gà và vịt. Từ từ được nấu chín trong nước dừa và gia vị vài giờ cho đến khi tất cả chín mềm hoà vào nhau tạo nên độ sánh cần thiết. Các gia vị có thể bao gồm gừng, hẹ tây, riềng, lá nghệ, cỏ chanh và ớt.Rendang gà hay vịt cũng có chứa thêm me và thường là không cho nấu chín như thịt bò. Có hai loại rendang: khô và ướt. Rendang sấy khô có thể được giữ cho 3- 4 tháng, được dành cho những dịp lễ; Rendang ướt còn gọi là kalio có thể dùng trong vòng một tháng. Sambal có thể gọi là một gia vị hay thành phần quan trọng hoặc món ăn đặc biệt. Sambal luôn luôn có chứa một lượng lớn ớt tươi. Món ăn có xuất xứ từ Indonesia và Malaysia, được dùng phổ biến trong các bữa ăn của người dân Indonesia. Sambal được thực hiện từ nhiều ớt.
Là món truyền thống đặc trưng cho nét văn hoá ẩm thực của Indonesia. Ở phần lớn các gia đình Indonesia, con gái lớn lên sẽ được người mẹ truyền lại cách làm món sambal. Món sambal của mỗi gia đình có những hương vị khác nhau. Hiện nay, một số sambal làm sẵn đã có tại thị trường thực phẩm tại các siêu thị ở nhiều nước.
Babi panggang sauce
Babi panggang thường được biết đến như một loại nước sốt cà chua. Ban đầu, món Babi panggang là do người Indonesia sử dụng cho món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nước sốt Babi panggang tương tự như nước sốt cà chua dùng chung với các món ăn khác.
Babi panggang sauce
Babi panggang có vị chua ngọt của cà chua tươi. Đặc biệt, Babi panggang có vị phổ biến như nước sốt trong các món ăn Quảng Đông. Thành phần để tạo nên món Babi panggang bao gồm: cà chua tươi, gừng tươi hoặc bột, nước, dấm, muối và đường. Ngày nay, món nước sốt babi panggang đang trở nên phổ biến ở nhiều nước phương Tây và các nước Châu Á.
Sasi gudeg
Món sasi gudeg là đặc sản của vùng Yogja Indonesia. Sasi gudeg trông gần giống như món mít kho ở Việt Nam nhưng được chế biến cầu kỳ hơn. Mít non được xé nhuyễn hầm cùng với thịt gà cùng cùi dừa nạo mỏng, trứng, đậu hũ và nhiều loại rau củ khác. Sasi gudeg mang đầy đủ vị ngọt của thịt, vị béo của dừa, chút ngậy từ những hạt mít non và không thể thiếu vị cay của giống ớt xứ Java – Indonesia caylan tỏa trong miệng.
Với món ăn Sasi gudeg phải thưởng thức từ từ mới cảm nhận được vị béo của trứng khác cái béo của cùi dừa, vị ngọt của thịt gà cũng không hòa lẫn với chất ngọt từ đậu hũ hay mít non và cuối cùng là rau củ tạo nên cho món ăn có vị ngọt thanh hơn, không gây ngán.
Mì xào Java
Các món mì xào là món ăn ưa thích của người dân Indonesia. Người bình dân có thể chọn những món mì vừa ăn hợp khẩu vị. Còn đối với bậc trung lưu tại các nhà hàng cao cấp có phục vụ các món mì xào đặc biệt. Nhìn chung các món mì được làm bằng các loại ngũ cốc được trồng từ Indonesia như gạo, nếp, đậu xanh, đậu nành…
Mì xào Java
Sợi mì mềm dai vừa ăn thấm đậm các hương vị xào kèm với các loại rau củ quả đặc trưng. Du khách dùng món mì đừng quên cho thêm các loại nước chấm truyền thống. Đây là một nét riêng của các món ăn ở Indonesia.
Món canh Soto
Canh Soto có thành phần khá đặc trưng. Tất cả được nghiền nát, nhuyễn mịn trước khi đem nấu thành phẩm. Món cánh Soto không thể thiếu các nguyên liệu đặc trưng như dầu bắp, thịt gà hoặc thịt bò. Những bé gái lớn trong gia đình Indonesia thường được mẹ, bà truyền lại những phương pháp nấu canh sao cho ngon miệng nhất.Đặc biệt, món cánh Soto còn có thêm hương vị của xì dầu – loại nước tương làm từ đậu nành. Món canh Soto có thể ăn không hoặc ăn kèm cùng bún tươi khi còn nóng. Món canh thường có trong các bữa ăn của gia đình Indonesia.
Babi Guling
Babi Guling là một món ăn truyền thống của người Bali – Indonesia. Nếu có dịp ghé thăm đảo Bali xinh đẹp du khách không nên quen thưởng thức món Babi Guling. Món ăn được làm từ thịt heo sữa quay và gạo. Cả hai hòa cùng trộn lẫn với một hỗn hợp các loại gia vị băm nhỏ bao gồm hẹ tây, tỏi, gừng, nghệ, hạt tiêu, rau thơm, riềng, ớt, sả … rước khi đem quay trên một ngọn lửa lớn trong vòng 5 giờ đồng hồ.
Bali Guling
Heo sữa được liên tục chuyển chậm để đảm bảo thịt chín mềm và hấp dẫn với da vàng ươm và mùi thơm bốc lên tận mũi. Món Babi Guling thường được làm trong các dịp lễ lớn để cúng tế của người dân đảo Bali.
Bekek Betutu
Bekek Betutu là món ăn được chế biến từ vịt. Thịt vit được bọc trong lá chuối cùng nhiều loại rau và gia vị khác. Bali là nơi lý tưởng nhất để nếm thử món ăn Bekek Betutu. Bởi đây là món ăn đặc trưng của đảo.
Bekek Betutu
Theo truyền thống và tín ngưỡng của người dân Bali, nơi đây người dân tin tưởng vào sức mạnh của vịt. Bởi vì, giống như con rùa, vịt là con vật chỉ có thể tồn tại trên đất liền cũng như trên nước! Vịt được coi là thông minh hơn, thẳng thắn, và sống mục đích.
Sate Litit
Sate Lilit là một món ăn đặc trưng của người dân Bali làm từ tôm, cá hải sản. Món ăn được du khách khắp nơi trên thế giới rất ưa chuộng. Cá bỏ hết xương và tôm nguyên bóc vỏ, xay nhuyễn rồi ướp đều với một hỗn hợp các gia vị gồm nước cốt dừa, rau thơm, tiêu, ớt, muối, đường… sau đó dùng thân của một loại chanh cỏ đắp thịt vào rồi nướng xiên, khi chín mùi thơm xốc lên tận mũi.
sate litit
Người Bali thường dùng ngọn lửa từ xác cây dừa để nướng, điều này làm cho món Sate Lilit có mùi vị đặc trưng, ngon hơn so với cách nướng trên than củi bình thường.
Súp thịt viên
Món súp thịt viên được chế biến từ thịt bò hay thịt heo. Là món ăn thường có trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Indonesia. Món ăn đơn giản, dễ chế biến nhưng mang hương vị đậm đà. Người Indonesia mời cơm khách thường dọn món canh này.
súp thịt viên
Du khách nếu dùng bữa tại các nhà hàng cũng có thể gọi món súp thịt viên với giá khá bình dân. Tại một số nhà hàng cao cấp, món súp thịt viên được chế biến thêm các gia vị cho phù hợp với khẩu vị của du khách.
Cơm rang Nasi
Nasi goreng có nghĩa là “cơm chiên” ở Indonesia. Du khách có thể hiểu đơn giản là cơm trắng được nấu chín để sẵn khi dùng sẽ được chiên. Một bữa ăn cơm Nasi goreng bao gồm cơm chiên trắng ăn kèm với các món ăn phụ khác như rau, nước sốt…
Cơm rang Nasi
Món Nasi goring đặc biệt còn được chiên cùng me và ớt, hoặc thêm trứng và tôm. Đối với du khách mới thưởng thức món Nasi goreng sẽ hứng thú với Nasi goreng hơn khi được phục vụ cùng rau bắp cải và món thịt truyền thống của Indonesia.
Ketupat
Ketupat là một loại bánh của Indonesia. Bánh được làm từ gạo. Từng chiếc bánh được gói khoé léo trong những nếp lá cọ, sau đó được luộc chín. Theo các đầu bếp nổi tiếng gạo làm Ketupat được lựa chọn rất kỹ từ những hạt tròn, sang.
Ketupat
Phương pháp làm món bánh Ketupat phụ thuộc nhiều vào từng vùng miền của đất nước vạn đảo Indonesia. Ketupat thường ăn với rendang (thịt bò cari của Indonesia) hoặc dung kèm với sa tế. Ketupat là món bánh truyền thống của Indonesia được làm trong các ngày lễ hội trong năm như: Idul Fitri (Hari Raya Aidilfitri).
Am Thuc365 tổng hợp

Không có nhận xét nào: