(Cinet-DSTG) - Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Quần thể Campo dei Miracoli trong đó có tháp nghiêng Pisa của Ý là Di sản văn hóa thế giới năm 1987
Tháp nghiêng Pisa là một công trình nối tiếng và cũng là một trong bảy kỳ quan của thế giới. Tháp nằm trong quần thể Campo dei Miracoli bao gồm thánh đường Duomo, tháp chuông Campanile, phòng rửa tội và nghĩa trang Camposanto. Mặc dù toàn bộ quần thể này được Unesco công nhận là Di sản văn hóa của thế giới song trên thực tế hầu hết mọi người chỉ biết đến tháp nghiêng Pisa. Lý do đơn giản là bởi tòa tháp này quá nổi tiếng, không chỉ là di sản ngọn tháp này còn là kỳ quan và là niềm tự hào của loài người.
Quần thể Campo dei Miracoli bao gồm thánh đường Duomo, tháp chuông Campanile, phòng rửa tội và nghĩa trang Camposanto
|
Đầu tiên ngọn tháp này được gọi là tháp chuông và được xây dựng với mục đích khoa trương sự giàu có của thành phố Pisa với thế giới. Tháp bắt đầu được khởi công xây dựng năm 1173 nhưng phải dừng lại gần như ngay sau đó bởi cuộc chiến tranh giữa hai xứ Pisa và Florence. Năm 1180, công việc xây dựng mới được tiếp tục và đến năm 1185 ba tầng tháp đã hoàn tất. Rồi lại xảy ra chiến tranh với Florence một lần nữa và tiền bạc phải ưu tiên cho cuộc chiến.Trong khoảng thời gian này, tháp bắt đầu bị nghiêng, đầu tiên chỉ nghiên 5cm, đồng thời bị lún từ 30 - 40 cm. Cho đến năm 1198, người ta mới đặt một quả chuông lớn trên tầng 3 của tháp bởi ngay từ đầu người ta định xây dựng 1 tháp chuông. Tuy nhiên sau đó, vì tháp nghiêng nên người ta quen gọi là tháp nghiêng hơn là tháp chuông.
Khi đứng cùng các công trình khác, tháp càng cho thấy rõ độ nghiêng lớn của mình...Chính điều này là điểm hấp dẫn nhất, cũng là lý do chính để tháp nổi tiếng đến ngày nay.. |
Tháp nghiêng Pisa có độ cao 567m và có hình tròn, thân tháp từ dưới lên thu nhỏ dần lại, gồm 6 tầng ở giữa được thiết kế hoàn toàn giống nhau. Nền tháp có đường kính 196 mét, đường kính trên đỉnh là 127 mét, toàn bộ tháp ước tính có trọng lượng khoảng 14.000 tấn. Tháp có 8 tầng trong đó tầng thấp nhất có 15 cột trụ tròn, 6 tầng ở giữa mỗi tầng có 31 cột trụ tròn, tầng trên cùng có 12 cột trụ tròn, từ tầng 2 đến tầng 7 rất rộng rãi. Trong tháp có tất cả 244 bậc cầu thang hình xoắn ốc, có thể lượn vòng mà đi từ chân tháp đến đỉnh tháp. Kiến trúc điêu khắc và nội thất của tháp chủ yếu được xây dựng từ đá thạch anh và đá cẩm thạch, một vài cột trụ đặc biệt được làm bằng đá kim cương.
Các công trình được xây bên cạnh tháp nghiên như tháp chuông, thánh đường, phòng rửa tội..đều dựa theo kiến trúc của tháp tạo thành một quần thể kiến trúc đồng nhất.. |
Khi tháp bắt đầu bị nghiêng, người ta cho rằng tháp sẽ không thể sử dụng được tiếp tục vì thế đã cho xây dựng thánh đường Duomo, tháp chuông Campanile, phòng rửa tội và nghĩa trang Camposanto ở bên cạnh. Bốn công trình kiến trúc này đã tạo thành một quần thể được gọi là Campo dei Miracoli. Ngày nay, nếu đến thăm quan tháp Pisa , khách thăm quan có thể thăm cả 3 công trình kiến trúc còn lại.
Ai là kiến trúc sư tạo nên tháp Pisa cho đến nay vẫn còn là tranh cãi của các nhà khoa học, lịch sử.. Có người cho rằng tác phẩm này thuộc về Bonanno Piano – một nhà đúc đồng nổi tiếng từng tạo nên các cửa ra vào cho nhiều nhà thờ ở Ý. Có người lại cho rằng Deotiusalvi – kiến trúc sư vĩ đại nhất của thế kỷ 12 mới là cha đẻ của công trình nổi tiêng này. Ngoài ra còn có vài giả thiết khác là Guidalotto, người xây dựng nhà hát Santa Maria và kiến trúc sư Guglielmo người Đức…Nhưng tất cả những giả thiết đó vẫn chưa có giả thiết nào đủ bằng chứng xác minh.
Cho đến nay, sau nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, các kiến trúc sư thì yếu tố dẫn đến việc nghiêng của tháp bắt đầu được xác định. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do áp lực quá tải của tháp trên nền đất yếu khiến đất bị lún.
Thời điểm tháp nghiêng nhất lên đến 90 cm, nếu đứng bên dươi có cảm giác như tháp chuẩn bị đổ ập bất cứ lúc nào. |
Năm 1298, Giovanni Pisano và Orsello bắt đầu công việc chỉnh lại độ nghiên của tháp, khi đó tháp mới hoàn tất có 3 tầng, tuy nhiên sau đó khi hoàn tất thêm 3 tầng nữa, tháp vấn tiếp tục bị nghiêng..Thời điểm tháp bị nghiêng nhiều nhất, tháp có độ nghiêng 90cm.
Nhờ công nghệ khoa học tiên tiến, tháp đã được giảm độ nghiêng tới gần 30 cm bằng kỹ thuật kéo thẳng đặc biệt dùng tải trọng chỉ nặng tổng cộng 350 tấn.
Các nhà khoa học cho biết, tháp vẫn không ngừng nghiêng trong suốt 800 năm qua. Mặc dù mỗi năm tháp chỉ lún và nghiêng thêm 1ly nhưng như vậy cũng đã đủ để tạo nên 1 kỳ quan có 1 không hai trên thế giới.
Tháp nghiêng Pisa nổi tiếng một phần bởi thiết kế kiến trúc độc đáo của nó nhưng phần lớn nguyên nhân của sự nổi tiếng là bởi nó nghiêng.
Nhà khoa học vĩ đại Galileo Galilei đã lên tháp Pisa để tiến hành 1 thí nghiệm của mình, điều này đã góp phần làm ngọn tháp càng nổi tiếng |
Trên thế giới, hiếm có công trình nghệ thuật nào mà từ sự sai lầm lại trở thành 1 tác phẩm nổi tiếng, thậm chí là một tuyệt tác như tháp nghiêng Pisa. Năm 1590, nhà khoa học vĩ đại người Ý là Galileo Galiiei đã tiến hành một thí nghiệm nổi tiếng của ông về sự vận động của vật rơi tự do trên tháp Pisa. Ông dùng hai vật có trọng lượng không giống nhau thả từ trên đỉnh tháp xuống. Kết quả là chúng đồng thời tiếp đất , từ thí nghiệm đó ông đã bác bỏ phán đoán của nhà khoa học nổi tiếng người Hy Lạp Aristotle: “Những vật thể có trọng lượng khác nhau, tốc độ rơi cũng khác nhau”. Mặc dù không có chủ ý song ông đã vô tình giúp cho tháp nghiên Pisa càng thêm nổi tiếng.
Trong suốt 1 thời gian dài, Pisa được công nhận là tòa tháp nghiêng nhất thế giới trong sách kỷ lục Guinness. Cho đến tháng 11 năm 2007, tháp chuoong nhà ở ở Đức đã chiếm ngôi vị ngày của tháp Pisa và gần đây nhất tháp Capital Gate ở thủ đô Abu Dhabi của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập đã đứng đầu danh sách này.
Nhiều năm nay, các nhà khoa học, các chuyên gia về bảo tồn di sản vẫn không ngường nghiên cứu để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến việc tháp bị nghiêng đồng thời tìm ra giải pháp bảo tồn tháp. Tuy nhiên, đây không phải là một bài toán dễ bởi phải tìm ra giải pháp làm sao phải vẫn giữ được tháp nghiêng nhưng vẫn phải an toàn cho khách thăm quan.
Thái Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét