Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Bỉ - Âu tầu Canal du Centre (1998)

(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Âu tầu Canal du Centre của Vương quốc Bỉ là Di sản văn hóa thế giới năm 1998.
Âu tầu Canal du Centre, vương quốc Bỉ
Xung quanh khu vực Borinage Chaleroi vào khoảng thế kỷ 12 có những mỏ than đã lớn được phát hiện và khai thác. Con đường để vận chuyển than từ các  khu mỏ ra bên ngoài xuống các nhà máy tập kết than vô cùng quanh co và gian nan. Công việc này được thực hiện bởi những người khuân vác thuê, họ đã cõng trên lưng những bao than đầy di chuyển theo những đường dốc, nhỏ và hẹp để xuống được đến khu vực ven sông. Từ đây than đá được vận chuyển lên những chiếc thuyền nhỏ bằng gỗ và được đưa đến khu vực tập kết. Vì phải di chuyển bằng thuyền nhỏ nên số lượng than đá vận chuyển được rất hạn chế, vừa mất sức lại không đạt hiệu quả. 
Mặc dù có hệ thống kênh rạch và sông ngòi song diện tích kênh rạch ở đây quá hẹp và nông kiến các tầu lớn không thể qua được vì thế dự án xây dựng 4 thang máy còn được gọi chung là Âu tầu Canal du Centre đã được đề xuất và triển khai...

Mặc dù quanh khu vực này có hệ thống sông ngòi và kênh rạch song lại quá nhỏ khiến cho các tầu lớn không thể di chuyển vào được vì thế việc vận chuyển hàng chỉ có thể trông cậy vào những chiếc thuyền con. Để khắc phục tình trạng này, đồng thời để có thể vận chuyển than đá được khai thác trong vùng đến khu vực Condé của Pháp, âu tầu Canal du Centre đã được xây dựng.
Trước khi âu tầu được xây dựng thì vào năm 1807, Hoàng đế Napoleón đã ký một sắc lệnh cho xây dựng con kênh nhằm thông tuyến giao thương thủy lợi giữa Mons và Condé Con kênh này đã được hoàn thành vào năm 1818. Khi đó việc chuyển than từ vùng Mons của Bỉ tới Pháp đã có thể sử dụng tuyến đường thủy lợi, tuy nhiên sự liên kết giữa nhánh Mons và vùng Charleroi thời điểm đó lại chưa được xây dựng. Và vì thế các kế hoạch liên kết, các dự án tìm cách khai thông tuyến đường này đã được cac nhà nghiên cứu cùng nhau tìm hiểu và đề xuất phương án. 
4 thang máy đã được xây dựng dọc con kênh nhằm giảm độ chênh lệch lớn giữa vài đoạn liên kết trong con sông giúp cho thuyền bè có thể qua lại dễ dàng...

Sau nhiều nghiên cứu với sự hợp tác của các chuyên gia đến từ Pháp, Hà Lan, bỉ, Anh…vấn đề chính được nếu lên đó là có một vài đoạn sông trong nhánh liên kết này có mức độ chênh lệch quá lớn về độ cao. Chính vấn đề này cản trở sự di chuyển đường thủy của các tầu lớn và cách xử lý tốt nhất ở đây là sử dụng hệ thống thang máy để giảm sự cách biệt về độ chênh lệch. 
Kết cấu và buồng máy bên trong một hệ thống thang máy..

Trọng trách này được giao cho kỹ sư người Anh – Edwin Clark phụ trách, ông có nhiệm vụ xây dựng một hệ thống thang myas giảm sự khác biệt của độ cao của 4 thang, trong đó 1 thang có độ cao 15.40 mét và 3 chiếc còn lại là 16,93 mét. Trước đó vào năm 1872-1875, kỹ sư Edwin Clark đã tham gia vào một dự anh xây dựng thang máy trên sông tại kênh Trent – Mersey. Mặc dù hệ thống thang máy này không thực sự thành công như mong muốn song kiến trúc sư người Anh vẫn được giao trọng trách thiết kế và xây dựng hệ thông thang máy tại Bỉ, 4 thang máy này còn được gọi là Âu tầu Canal du Centre.
Có một thời gian hệ thống thang này không được sử dụng tuy nhiên nó vẫn là công trình có nhiều giá trị..

Thang máy đầu tiên được xây dựng tại đoạn Houdeng-Goenies được hoàn thành vào tháng 4 năm 1888. Vào thời điểm đó, chính phủ Bỉ rất hân hoan khi hệ thống thang máy này hoạt động tốt và nóng lòng hoàn tất 3 thang máy còn lại. Tuy nhiên do nhiều lý do mà công việc xây dựng 3 thang máy còn lại bị trì hoãn nhiều lần.
Mãi đến năm 1909, công việc xây dựng 3 thang máy còn lại mới lại được bắt đầu. Mặc dù trong khoảng thời gian đó có xảy ra chiến tranh với Đức song công trình này cũng  không hề bị dán đoạn bởi chính quyền đã nhận thấy giá trị chiến lược khi tuyến đường này hoàn tất và khai thông. Đến tháng 8 năm 1917, toàn bộ tuyến giao thông đường thủy dài hơn 14 km với 4 thang máy được gọi là Canal du Centre đã được mở cửa và thông tầu.
Đến năm 1957, một kênh đào mới từ Mons đến Havre được xây dựng, điều này làm cho hệ thống Âu tầu Canal du Centre không còn cần thiết. Trong suốt nhiều năm không được sử dụng đến, đã có nhiều ý kiến đề nghị phá dỡ những thang máy này. Vào khoảng những năm 1980 – 1990, công trình Canal du Centre đã nhận được nhiều giải thưởng về thiết kế cũng như kỹ thuật xây dựng nên nó. Vì thế một dự án nhằm xây dựng hồ sơ đề cử Âu tầu Canal du Centre là Di sản thế giới đã được phát động và năm 1998, công trình này chính thức được công nhận.
Âu tầu Canal du Centre đưcọ công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo các tiêu chí (iii) và (iv).
Tiêu chí (iii): Hệ thống thang máy của Canal du Centre là minh chứng cho sự phát triển về khoa học, kỹ thuật thủy lực đáng ghi nhận của Châu Âu vào thế kỷ 19.
Tiêu chí (iv): Hệ thống thang máy của Canal du Centre còn là ví dụ tiêu biểu cho việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để xây dựng các kênh rạch cũng như các tuyến đường thủy  trở nên hoàn hảo.
Thái Anh

Không có nhận xét nào: