Con đường cao tốc chạy ven Thái Bình Dương xuyên qua một phần trên đất nước Australia rộng lớn, cũng là cả một châu lục ở cực nam Trái đất. Màu xanh mát mắt của rừng mưa, màu của hoa lá, mùi của đồng cỏ và bầu trời xanh ngắt trong veo đưa người ta vào chốn phiêu bồng. Giơ tay ra ngoài cửa sổ xe để gió mơn man và cặp mắt vẫn mở to nhưng như đang mơ giữa ban ngày. Vậy là đã đến vịnh Byron.
Được thuyền trưởng James Cook đặt theo tên John Byron (chính là ông nội của nhà thơ Goerdon Byron nổi tiếng), một người mê phiêu lưu đã đi vòng quanh thế giới vào thế kỷ XVIII, vịnh Byron đã là một điểm đến hấp dẫn cho giới du lịch phóng khoáng, ưa bãi biển.
Người không dậy sớm nổi thì cũng có thể ngắm cảnh bình minh tuyệt đẹp ở Byron Bay
Nằm cách Sydney 800 km và cách Brisbane gần 200 km, những người chu du Úc châu bằng cách lái xe ven biển chắc chắn sẽ chọn vịnh đẹp này làm điểm dừng chân thư giãn giữa quãng đường dài miệt mài vần vô lăng.
Điểm cực đông của Úc
Làng chài hẻo lánh năm nào giờ vẫn vỏn vẹn năm ngàn dân, nay là nơi tập trung đông đảo các kiểu du khách từ khắp nơi trên thế giới tụ tập quanh năm. Rất nhiều người du lịch tự do và có hơi hướng hippie chọn cách cắm lều trên bãi biển chờ hừng đông bừng sáng ngoài Thái Bình Dương, hắt ánh sáng đỏ chói rực rỡ lên ngọn hải đăng sơn trắng muốt trên đỉnh đồi.
Với người thích chinh phục các điểm cực hoặc đơn giản là để được “chấm” lên bản đồ vệ tinh GPS của riêng mình thì đương nhiên không thể bỏ qua chuyến đi đến vịnh Byron vì mũi Byron là điểm cực đông của nước Úc.
Điểm cực đông của Úc
Làng chài hẻo lánh năm nào giờ vẫn vỏn vẹn năm ngàn dân, nay là nơi tập trung đông đảo các kiểu du khách từ khắp nơi trên thế giới tụ tập quanh năm. Rất nhiều người du lịch tự do và có hơi hướng hippie chọn cách cắm lều trên bãi biển chờ hừng đông bừng sáng ngoài Thái Bình Dương, hắt ánh sáng đỏ chói rực rỡ lên ngọn hải đăng sơn trắng muốt trên đỉnh đồi.
Với người thích chinh phục các điểm cực hoặc đơn giản là để được “chấm” lên bản đồ vệ tinh GPS của riêng mình thì đương nhiên không thể bỏ qua chuyến đi đến vịnh Byron vì mũi Byron là điểm cực đông của nước Úc.
Vịnh Byron cong mình duyên dáng
Đường cong lượn uyển chuyển của bờ biển hút mắt du khách. Những con sóng đổ ùa vào rồi rút ra ngoài xa để lại ánh sáng phản chiếu từ mặt cát mịn màng. Đường đi dạo ven biển đẹp tuyệt dẫn người ta qua các mỏm núi đá lởm chởm nhô lên trên mặt nước biển xanh biếc, leo dần lên núi thoai thoải.
Ngoài bạch đàn là loại cây đặc trưng trên đất Úc, cây lá nhiều giống loài khác nhau lòa xòa hai bên đường đi. Nhiều đoạn đan kín, che dày cả trên đầu. Đôi khi có cơn mưa bóng mây chạy ào qua mà cũng không cần giương dù che vì chiếc dù tự nhiên khổng lồ ấy.
Ngọn hải đăng Victoria được xây dựng lần đầu vào năm 1901, vẫn in hình trắng muốt thật duyên dáng trên nền trời. Thật sự là một cây đèn biển đặc biệt do vị trí rất đặc biệt của nó. Nhiều con tàu đã kéo còi chào khi nhìn thấy mũi đất xa nhất tại phía đông ở đất liền nước Úc.
Ngoài bạch đàn là loại cây đặc trưng trên đất Úc, cây lá nhiều giống loài khác nhau lòa xòa hai bên đường đi. Nhiều đoạn đan kín, che dày cả trên đầu. Đôi khi có cơn mưa bóng mây chạy ào qua mà cũng không cần giương dù che vì chiếc dù tự nhiên khổng lồ ấy.
Ngọn hải đăng Victoria được xây dựng lần đầu vào năm 1901, vẫn in hình trắng muốt thật duyên dáng trên nền trời. Thật sự là một cây đèn biển đặc biệt do vị trí rất đặc biệt của nó. Nhiều con tàu đã kéo còi chào khi nhìn thấy mũi đất xa nhất tại phía đông ở đất liền nước Úc.
Hải đăng Victoria trắng muốt ở mũi cực đông nước Úc
Đứng trên thềm của ngọn hải đăng, vào những ngày thời tiết thuận lợi và nếu bạn có may mắn, sẽ chiêm ngưỡng cảnh tượng kỳ thú của đoàn cá heo đông đảo nhảy múa đùa giỡn trên sóng nước, nhiều khi lên tới hàng trăm con.
Tất nhiên những dịp hy hữu đó đúng là… hy hữu, người có duyên lắm mới gặp. Nhưng để nhìn thấy cá heo nhấp nhô ngoài xa từng đám vài con thì là chuyện như cơm bữa. Nên vịnh Byron luôn có trong các sách hướng dẫn những nơi dễ gặp cá heo nhất. Bạn nên mang theo ống nhòm để nhìn rõ hơn khi chúng bướng bỉnh không chịu vào gần bờ.
Thiên đường lướt sóng
Khó mà đếm xuể số bãi biển trên đất nước Australia rộng lớn với 50.000km bờ biển nhưng người ta có thểước chừng con số phải đến hàng ngàn. Thiên đường của những người mê biển! Và đặc biệt là dân khoái lướt ván đổ về từ khắp nơi trên thế giới.
Tất nhiên những dịp hy hữu đó đúng là… hy hữu, người có duyên lắm mới gặp. Nhưng để nhìn thấy cá heo nhấp nhô ngoài xa từng đám vài con thì là chuyện như cơm bữa. Nên vịnh Byron luôn có trong các sách hướng dẫn những nơi dễ gặp cá heo nhất. Bạn nên mang theo ống nhòm để nhìn rõ hơn khi chúng bướng bỉnh không chịu vào gần bờ.
Thiên đường lướt sóng
Khó mà đếm xuể số bãi biển trên đất nước Australia rộng lớn với 50.000km bờ biển nhưng người ta có thểước chừng con số phải đến hàng ngàn. Thiên đường của những người mê biển! Và đặc biệt là dân khoái lướt ván đổ về từ khắp nơi trên thế giới.
Ngày nào cũng có lớp học lướt ván trên bãi biển mịn màng của Byron Bay
Những con sóng cao và dài ở bờ biển Úc châu đem lại khoái cảm đặc biệt, kích thích sự khát khao chinh phục của các tay surfer. Hình ảnh hành khách châu Âu hì hụi kéo tấm ván dài ngoằng trên các sân bay lớn ở Đức, Áo, Thụy Sĩ, Bắc Âu… trong những tháng mùa đông lạnh giá lại là điều không hề trái khoáy chút nào.
Vì rằng tháng Mười lại đang mùa xuân ở châu Úc. Dân châu Âu trốn lạnh sang thiên đường của nắng, của gió, của sóng, của sự khoáng đạt bao la.
Vịnh Byron thuở những năm 1960 được xem là thánh địa Mecca cho các tay lướt ván cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư cũng như giới hippie. Triều dài, cuốn tròn vào bờ cát thoải, sóng nhanh và có hình ống, nước xanh trong vắt nâng surfer lên, khiến họ ngỡ mình đang bay trên không trung.
Vì rằng tháng Mười lại đang mùa xuân ở châu Úc. Dân châu Âu trốn lạnh sang thiên đường của nắng, của gió, của sóng, của sự khoáng đạt bao la.
Vịnh Byron thuở những năm 1960 được xem là thánh địa Mecca cho các tay lướt ván cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư cũng như giới hippie. Triều dài, cuốn tròn vào bờ cát thoải, sóng nhanh và có hình ống, nước xanh trong vắt nâng surfer lên, khiến họ ngỡ mình đang bay trên không trung.
Không lướt cùng cá heo thì chia sóng với hải âu cũng thú
Tùy vào con nước và tâm trạng của đám cá heo, có ngày những tay lướt ván tung mình trên cùng một con sóng với cá heo! Quả là diệu kỳ hiếm có trong đời.
Bơi và lướt ván là hai môn thể thao bắt buộc có trong trường học ở vùng vịnh Byron, thuộc bang New South Wales này. Người xứ khác đến chơi có thể đăng ký học các khóa ngắn hạn ở các trường chuyên dạy lướt ván. Và mùa nào bạn cũng tìm thấy “đồng minh” nhào lộn trên sóng vì ở Úc người ta lướt ván suốt cả 360 ngày trong năm.
Không muốn rời xa
Vịnh Byron lý tưởng cả với những người không phải là surfer. Một triền núi đồi phủ đầy cây cối xanh um tùm chờ bạn khám phá thế giới sinh vật Úc châu. Các khu bảo tồn tự nhiên như Broken Head Nature Reserve (nằm ở phía nam vịnh Byron), Brunswick Heads Nature Reserve ở phía bắc, Julian Rocks Nature Reserve hay Two Sisters Rocks ở địa danh Broken Head… đều có tuyến đường mòn đi bộ hiking ngắm cảnh.
Bơi và lướt ván là hai môn thể thao bắt buộc có trong trường học ở vùng vịnh Byron, thuộc bang New South Wales này. Người xứ khác đến chơi có thể đăng ký học các khóa ngắn hạn ở các trường chuyên dạy lướt ván. Và mùa nào bạn cũng tìm thấy “đồng minh” nhào lộn trên sóng vì ở Úc người ta lướt ván suốt cả 360 ngày trong năm.
Không muốn rời xa
Vịnh Byron lý tưởng cả với những người không phải là surfer. Một triền núi đồi phủ đầy cây cối xanh um tùm chờ bạn khám phá thế giới sinh vật Úc châu. Các khu bảo tồn tự nhiên như Broken Head Nature Reserve (nằm ở phía nam vịnh Byron), Brunswick Heads Nature Reserve ở phía bắc, Julian Rocks Nature Reserve hay Two Sisters Rocks ở địa danh Broken Head… đều có tuyến đường mòn đi bộ hiking ngắm cảnh.
Người Úc mê vận động được hưởng ưu thế tuyệt vời của thiên nhiên
Ngoài thú nằm dài trên bãi biển mịn màng rải đầy nắng thi thoảng xuống nước bơi lội, du khách còn có thể lặn biển xem san hô, đi thuyền ra ngoài xa câu cá, xem cá heo, tự chèo xuồng bơm hơi kayak, đi trực thăng hoặc khinh khí cầu ngắm toàn cảnh, cưỡi ngựa, leo núi đường dài… Danh sách các lớp dạy vẽ, nấu ăn, chơi golf… cũng dài chi chít, tha hồ chọn.
Vô số các khu nghỉ biển sang trọng dọc bờ biển quyến rũ khách giới trung lưu và doanh nhân giàu có. Nicole Kidman từng lưu trú ở Byron Resort nhiều ngày và rất thích đồ ăn sáng ở đấy, cô khen: “Yummy!”.
Vô số các khu nghỉ biển sang trọng dọc bờ biển quyến rũ khách giới trung lưu và doanh nhân giàu có. Nicole Kidman từng lưu trú ở Byron Resort nhiều ngày và rất thích đồ ăn sáng ở đấy, cô khen: “Yummy!”.
Con đường đi dạo ven biển đẹp mê hồn
Còn đám khách trẻ du lịch bụi chẳng bao giờ lo không chốn nương thân vì hàng tá khách sạn nhỏ kiểu hostel với giường tầng và khu vệ sinh chung luôn chào đón họ hoặc chí ít là các điểm camping đầy đủ tiện nghi để xe dạng caravan đậu đỗ dài ngày. Khí hậu thoáng đãng quanh năm, nhiều điểm nướng ngoài trời thuận tiện cho các bữa tiệc barbecue.
Thậm chí nhiều nhóm du khách trẻ đem túi ngủ, bạt trải để qua đêm ngay trên bãi biển. Chẳng thế mà mùa tốt nghiệp trung học vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 hằng năm, vịnh Byron là một trong những nơi ưa thích của giới trẻ tổ chức hội vui Schoolie.
Thậm chí nhiều nhóm du khách trẻ đem túi ngủ, bạt trải để qua đêm ngay trên bãi biển. Chẳng thế mà mùa tốt nghiệp trung học vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 hằng năm, vịnh Byron là một trong những nơi ưa thích của giới trẻ tổ chức hội vui Schoolie.
Mũi cực đông nước Úc nổi bật trên biển
Những chốn vui chơi trong phố đặc biệt sôi động về đêm. Ánh đèn màu lấp lóa ở các câu lạc bộ đêm và tiếng nhạc phối lại từ các bản hit thời trước như Summer of 69 của Brian Adam kéo người ta vào trong.
Nhiều nhóm khách chỉ định lưu lại Byron Bay một đêm, chỉ để xem bình minh trên mũi cực đông nước Úc, nhưng rồi lại tặc lưỡi thêm đêm nữa, rồi lại đêm nữa. Đến khi thực sự phải lên đường kẻo ảnh hưởng tới lịch trình cả chuyến trên đất Úc thì đành luyến tiếc than: “Đã phải đi rồi sao!”.
Nhiều nhóm khách chỉ định lưu lại Byron Bay một đêm, chỉ để xem bình minh trên mũi cực đông nước Úc, nhưng rồi lại tặc lưỡi thêm đêm nữa, rồi lại đêm nữa. Đến khi thực sự phải lên đường kẻo ảnh hưởng tới lịch trình cả chuyến trên đất Úc thì đành luyến tiếc than: “Đã phải đi rồi sao!”.
Theo doanhnhansaigon
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét