Aboakyer ở Ghana, Sing-sings ở Papua New Guinea, Phaung Daw U ở Myanmar hay lễ hội Alphorn tại Bavaria (Đức) đang được coi là những lễ hội kì lạ nhất trên thế giới.
Lễ hội Aboakyer
Nghi thức tại buổi lễ. |
Đây là lễ hội được tổ chức hằng năm bởi người dân Simpa hay Winneba trong khu vực miền trung của Ghana. Người ta tổ chức lễ hội này để tưởng niệm, đánh dấu sự di cư của dân làng dưới sự dẫn dắt của vị thần Penkye để đến vùng đất mới. Nhưng để có được sự che chở từ thần này, để đảm bảo chuyến di cư an toàn, thần Penkye đòi hỏi phải có sự hi sinh của một người xuất thân từ gia đình hoàng tộc, nhưng sau này thì vị thần đổi ý, chấp nhận một con nai đổi lấy sự hi sinh của một người. Lễ hội này xuất phát từ truyền thuyết xa xưa ở phía tây Sudan. Giờ đây Aboakyer vẫn được duy trì tại đất nước này và nó trở thành một lễ hội lớn, được tổ chức vào tháng 5 hằng năm.
Nghi thức lễ hội là một nhóm đàn ông vác con linh dương qua vai một người đàn ông trong số họ rồi đưa con nai đó tới một người già nhất để người này đặt chân mình lên con vật. Đây là cách ra hiệu sự chấp nhận sự trao đổi với thần thánh.
Lễ hội Phaung Daw U
Lễ hội này đánh dấu mùa ăn chay của Phật Giáo. |
Phaung Daw U là một trong những lễ hội quan trọng nhất ở Myanmar. Lễ hội này kéo dài 18 ngày, vào thời điểm trăng tròn nhất của tháng 10. Hàng loạt các tàu thuyền lớn diễu hành đi từ làng này đến làng khác xung quanh hồ Inle và qua cả những ngôi làng trên sà lan để tỏ lòng tôn kính Đức Phật. Lễ hội này đưa đất nước Myamar quay trở lại những năm của thế kỉ 12.
Các con thuyền chính dẫn đầu đoàn rước là một sà lan đại diện cho hoàng gia Karaweik. Sà lan này là con chim vàng biểu trưng cho thần thoại Myanmar. Lễ hội truyền thống này còn là nơi cho những tay đua thuyền đứng cừ khôi trong trang phục truyền thống. Tốc độ đua thuyền của họ khá là hấp dẫn bên cạnh những tiếng vỗ tay reo hò khích lệ tinh thần của người dân dọc theo triền bờ hồ. Đây cũng là một cơ hội để người ta trải nghiệm tinh thần phật giáo trong một khung cảnh độc đáo.
Đây là một trong những quang cảnh ngoạn mục nhất Đông Nam Á, thu hút khá nhiều du khách đến xem.
Lễ hội Alphorn
Khí cụ cho dàn hòa âm. |
Lễ hội Alphorn được tổ chức hàng năm tại thành phố Nesselwang, thuộc vùng Bavaria nước Đức. Vùng Bavaria là nơi rất nổi tiếng của những nhạc sĩ chơi kèn Alphorn - một dụng cụ nhạc sử dụng hơi, được làm bằng gỗ, hình dạng như tẩu thuốc của người phương Tây, nhưng nó rất lớn và dài, dùng trong lễ hội. Những nhạc sĩ chơi Alphorn trên toàn thế giới tụ họp tại thành phố Nesselwang cùng trình diễn màn hòa âm với nhau. Những âm thanh phát ra từ loại khí cụ 200 năm tuổi này vang vọng đến các thung lũng núi cao, như một tín hiệu thông báo thời tiết cho ngày tới. Nó đã hình thành nhiều thế kỉ nay và cũng là lễ hội dành cho các nhạc sĩ biểu diễn loại khí cụ này. Còn một ý nghĩa nữa của lễ hội là để kỉ niệm truyền thống văn học dân gian địa phương.
Lễ hội Sing-sings
Dân làng sơn vẽ cho lễ hội sing-sings |
Lễ hội Sing-sings có quy mô lớn về số lượng bài hát và khiêu vũ ở Papua New Guinea. Rất nhiều bộ tộc tham gia vào lễ hội này để thể hiện nét văn hóa riêng của họ qua điệu nhảy và ca hát. Mục đích của cuộc tụ họp này là để chia sẻ một cách thân thiện về văn hóa truyền thống với nhau. Các bộ tộc sơn vẽ trên khuôn mặt và trang trí khắp người, diện những bộ trang phục đầy màu sắc. Lễ hội này có thể kéo dài nhiều ngày và liên tục suốt đêm.
Lễ hội Great Monlam
Bất chấp cái rét, những tu sĩ này vẫn ngồi bất động trên nền đất. |
Thực hiện những nghi thức tôn giáo trước khi ngồi xổm bất động. |
Lễ hội Great Monlam đánh dấu sự bắt đầu một năm mới của người Tây Tạng ở thị trấn Labrang. Đây là một lễ hội tôn giáo, các tu sĩ phải ngồi xổm bất động trên nền đất ở nhiệt độ -27 độ C, trước thời gian đó họ phải đọc kinh cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Mục đích của lễ hội này là cầu nguyện cho chúng sinh an lành, cho sự tồn tại lâu dài và cho hòa bình thế giới.
Tuệ Tâm
Theo Bưu Điện Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét