Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

8 thư viện trường đại học đẹp nhất nước Mỹ

thegioitiepthi.vn Không chỉ nổi tiếng với những trường đại học có chất lượng nằm trong top hàng đầu thế giới, mà Mỹ còn sở hữu các thư viện trường đại học đẹp mê mẩn, ấn tượng chưa từng thấy.
    1. Thư viện Bapst Art tại trường Đại học Boston
    Ban đầu được xây dựng vào năm 1928, tòa nhà Gothic nổi bật này giờ đây được biến đổi thành thư viện Bapst Art. Với những mái vòm cao, trần hình vòm và cửa sổ kính màu đẹp mắt, thư viện như giống một tòa nhà thờ thời trung cổ.
    2. Thư viện Suzzallo tại Đại học Washington
    Thư viện Suzzallo được coi là một kiệt tác của phong cách kiến trúc Collegiate Gothic. Nếu nhìn kỹ vào các tủ sách trong phòng đọc sách, bạn sẽ thấy những bức tượng được chạm khắc bằng tay, mô tả những cây bản địa đặc thù của vùng Washington.
    3. Thư viện Widener tại Đại học Harvard
    Thư viện này là một tòa nhà cổ điển ngập tràn đá cẩm thạch, gỗ chạm khắc và đồ cổ.
    4. Thư viện Uris tại Đại học Cornell
    Tòa nhà theo phong cách La Mã này là thư viện lâu đời nhất trong khuôn viên của trường Cornell. Ở bên trong, vị hiệu trưởng đầu tiên của trường Cornell, Andrew Dickson White đã xây dựng một kho lưu trữ tuyệt vời, lưu giữ một bộ sưu tập sách hiếm hoi của ông ấy. Nhìn chung, thư viện nổi bật với các ô cửa sổ kính màu, ngăn tủ sắt và đồ cổ.
    5. Thư viện Đại học Luật Washington
    Công trình này được xây dựng vào năm 1997. Với trần nhà có mái vòm, khung gỗ và cửa sổ cao, thư viện có kiến trúc thuộc văn hóa thời đại Tudor England.
    6. Thư viện Triết học Hoose tại Đại học Nam California
    Không quá khó để nhận diện, thư viện này nổi bật với các cột xây dựng theo phong cách Moorish phức tạp và trưng bày hàng loạt các bức tranh đại diện cho sự tiến triển của vùng Cận Đông cổ đại đến nước Mỹ hiện đại.
    7. Thư viện George Peabody tại Đại học Johns Hopkins
    Là một phần của Viện Âm nhạc Peabody, Thư viện George Peabody gây ấn tượng với kiến trúc sắt đúc tinh tế từ cuối những năm 1800.
    8. Thư viện Mỹ thuật Fisher tại Đại học Pennsylvania
    Năm 1888, kiến trúc sư Frank Furness đã đi ngược lại các xu hướng kiến trúc cổ điển và La Mã, bằng cách sử dụng một loại vật liệu thô hơn đá cẩm thạch đó là gạch đỏ. Tuy nhiên, ông đã sử dụng nó khéo léo để tạo hiệu ứng chế tác kiến trúc tuyệt đẹp, tạo ra những mái vòm ấn tượng, độc đáo.
    BÌNH MINH (Theo Veranda)

    Không có nhận xét nào: