Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Gruzia – xứ sở của những nhà thờ hơn ngàn năm tuổi


 Hoàng Văn Minh 
Gruzia là một trong những nước đầu tiên nhận Kitô giáo làm quốc giáo (năm 337 trước Công nguyên, hoặc năm 319 theo như một số ý kiến gần đây). Sự lâu đời chỉ sau đất nước Armenia nên đến đâu, tôi cũng gặp những nhà thờ ngàn năm cổ xưa ẩn chứa nhiều huyền thoại.  
Tu viện Jvari được xây dựng từ thế kỷ thứ 6. Ảnh: H.V.M
Tu viện Jvari được xây dựng từ thế kỷ thứ 6. Ảnh: H.V.M
Gruzia hay Georgia là một quốc gia tại khu vực Kavkaz, nằm tại giao giới của Tây Á và Đông Âu, với phía tây giáp biển Đen, phía bắc giáp Nga, phía nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, phía đông nam giáp Azerbaijan.
Gruzia có diện tích 69.700 km², dân số  khoảng gần 4 triệu người (bằng khoảng 1/3 dân số TPHCM) – đúng nghĩa chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ thế giới. Vậy nên, rất thú vị là Georgia thường bị mọi người nhầm lẫn với Georgia - một bang ở miền đông nước Mỹ.
Nằm trên “con đường tơ lụa” với lịch sử phát triển liên tục hơn 5.000 năm, bắt đầu từ thời Đồ đá, Gruzia là một quốc gia đa dạng sắc tộc (đa số là người Gruzia, khoảng 83.8%, còn lại là người Azeri, Armenia, Nga, Abkhazia và Ossetia).
Đặc biệt nhiều nhóm sắc tộc nhỏ hơn khác cũng sống tại quốc gia này gồm người Assyria, Chechen, Trung Quốc, Do Thái, Hy Lạp, Kabardin, Kurd, Tatar, Turk, Ukraina… Và người Do Thái ở Gruzia là một trong những cộng đồng Do Thái lâu đời nhất trên thế giới.
Lịch sử pha trộn đó còn thể hiện rõ trên những kiến trúc thánh đường và dinh thự được thiết kế theo phong cách đậm chất Gothic và chiết trung (Eclectic). Những nhà thờ ở đây là sự kết hợp khéo léo kiểu mái vòm cổ điển với phong cách kiến trúc La Mã nguyên thủy đã hình thành nên phong cách vòm chéo kiểu Gruzia đặc sắc.
Khó tin nhất là những nhà thờ ở đây, có tuổi đời hơn ngàm năm, ví như Thánh đường Svetitskhoveli ở Cố đô Mtskheta được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, hay tu viện Jvari được xây dựng từ thế kỷ thứ 6 nhưng đến nay vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Tu viện Jvari nằm trên một đỉnh núi, nhìn xuống nơi hội tụ của hai con sông Aragva và Kura cũng từng được nhắc đến trong Thần thoại Hy Lạp. Ảnh: H.V.M
Tu viện Jvari nằm trên một đỉnh núi, nhìn xuống nơi hội tụ của hai con sông Aragva và Kura cũng từng được nhắc đến trong Thần thoại Hy Lạp. Ảnh: H.V.M

Thánh đường Svetitskhoveli, còn nổi tiếng bởi là nơi từng lưu giữ chiếc áo choàng của Chúa Giêsu. Chiếc áo này được mang tới Mtskheta sau khi cuộc hành hình đóng đinh lên thánh giá diễn ra, bởi một người Do thái từ Iberia. Ảnh: H.V.M
Thánh đường Svetitskhoveli, còn nổi tiếng bởi là nơi từng lưu giữ chiếc áo choàng của Chúa Giêsu. Chiếc áo này được mang tới Mtskheta sau khi cuộc hành hình đóng đinh lên thánh giá diễn ra, bởi một người Do thái từ Iberia. Ảnh: H.V.M

Nhà thờ Svetitskhoveli còn có tên là “Cột của sự sống” vì tương truyền, khi xây dựng, người ta chặt một cây tuyết tùng để dựng cây cột chống thứ bảy trong nhà thờ. Cột chống này có rất nhiều phép màu và đó cũng là ý nghĩa của chữ Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M
Nhà thờ Svetitskhoveli còn có tên là “Cột của sự sống” vì tương truyền, khi xây dựng, người ta chặt một cây tuyết tùng để dựng cây cột chống thứ bảy trong nhà thờ. Cột chống này có rất nhiều phép màu và đó cũng là ý nghĩa của chữ Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M

Nhà thờ Svetitskhoveli được bao bọc bởi những bức tường thành, vừa là nơi ở của các chức sắc trong nhà thờ, vừa là nơi phòng thủ khi có chiến tranh. Ảnh: H.V.M
Nhà thờ Svetitskhoveli được bao bọc bởi những bức tường thành, vừa là nơi ở của các chức sắc trong nhà thờ, vừa là nơi phòng thủ khi có chiến tranh. Ảnh: H.V.M

Một góc bên trong nhà thờ Svetitskhoveli, nhà thờ chính toàn Kito được xây dựng từ thế kỷ XI, một trong những trung tâm tôn giáo của nước Iberia cổ và cả Gruzia bây giờ. Ảnh: H.V.M
Một góc bên trong nhà thờ Svetitskhoveli, nhà thờ chính toàn Kito được xây dựng từ thế kỷ XI, một trong những trung tâm tôn giáo của nước Iberia cổ và cả Gruzia bây giờ. Ảnh: H.V.M

Một trong những bức bích họa cổ xưa nhất của thế giới Kito giáo được lưu giữ ở nhà thờ Svetitskhoveli. Người ta tin rằng nó linh nghiệm nếu ai đó chân thành khấn nguyện. Ảnh: H.V.M
Một trong những bức bích họa cổ xưa nhất của thế giới Kito giáo được lưu giữ ở nhà thờ Svetitskhoveli. Người ta tin rằng nó linh nghiệm nếu ai đó chân thành khấn nguyện. Ảnh: H.V.M

Những bích họa độc đáo chỉ có ở nhà thờ Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M
Những bích họa độc đáo chỉ có ở nhà thờ Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M

Ngôi mộ của một vị vua Gruzia được chôn cất ngay trong nền nhà thờ Svetitskhoveli. Có hàng chục ngôi mộ như thế này trong nhà thờ. Ảnh: H.V.M
Ngôi mộ của một vị vua Gruzia được chôn cất ngay trong nền nhà thờ Svetitskhoveli. Có hàng chục ngôi mộ như thế này trong nhà thờ. Ảnh: H.V.M

Sau cánh cửa này là không gian lưu dấu gần 2000 năm lịch sử của Tu viện Jvari. Ảnh: H.V.M

Sau cánh cửa này là không gian lưu dấu gần 2000 năm lịch sử của Tu viện Jvari. Ảnh: H.V.M

Nhà thờ được Mikhail Lermontov nhắc đến là Jvari - nghĩa là “cây thánh giá” trong tiếng Gruzia. Là bởi gần 2000 năm trước, vào thế kỷ thứ 5, Thánh Nino đã đến đây, cắm xuống cây thánh giá và tuyên bố đây là vùng đất của Chúa và sau đó tu viện được xây trùm lên cây thánh giá này. Ảnh: H.V.M
Nhà thờ được Mikhail Lermontov nhắc đến là Jvari - nghĩa là “cây thánh giá” trong tiếng Gruzia. Là bởi gần 2000 năm trước, vào thế kỷ thứ 5, Thánh Nino đã đến đây, cắm xuống cây thánh giá và tuyên bố đây là vùng đất của Chúa và sau đó tu viện được xây trùm lên cây thánh giá này. Ảnh: H.V.M

Văn hóa Gruzia rất coi trọng tự do và riêng tư cá nhân. Bởi vậy trong những nhà thờ, người ta thiết kế những không gian cầu nguyện rieng lẻ chứ không xếp hàng và tập trung như thường thấy. Ảnh: H.V.M
Văn hóa Gruzia rất coi trọng tự do và riêng tư cá nhân. Bởi vậy trong những nhà thờ, người ta thiết kế những không gian cầu nguyện rieng lẻ chứ không xếp hàng và tập trung như thường thấy. Ảnh: H.V.M

Một góc cổ xưa trong Tu viện “Cây thánh giá“. Ảnh: H.V.M
Một góc cổ xưa trong Tu viện “Cây thánh giá“. Ảnh: H.V.M

Tu viện “Cây thánh giá” được xây dựng bằng gạch và đá xếp chồng lên nhau từ thế kỷ thứ 5, đến nay vẫn còn vẹn nguyên. Tu viện được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới cùng với toàn thể Cô đô Mtskheta và Thánh đường Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M
Tu viện “Cây thánh giá” được xây dựng bằng gạch và đá xếp chồng lên nhau từ thế kỷ thứ 5, đến nay vẫn còn vẹn nguyên. Tu viện được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới cùng với toàn thể Cô đô Mtskheta và Thánh đường Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M

Những ngàn năm ở Mtskheta

 Hoàng Văn Minh 
Trong lịch sử, các nền văn hóa thực hành tôn giáo tồn tại lâu hơn các nền văn hóa phi tôn giáo. Nỗi sợ bị phán xét bởi một vị thần toàn năng luôn giúp truyền cảm hứng cho cách hành xử thiện lương...
Thánh đường Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M
Thánh đường Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M
Bỗng dưng muốn khóc hóa ra là cảm giác có thiệt. Đó là khi tôi được tận tay sờ vào mọi thứ - những ngàn năm đang động đậy bên trong Thánh đường Svetitskhoveli còn vẹn nguyên sau hơn 11 thế kỷ hay Tu viện tu viện Jvari được xây dựng từ thế kỷ thứ 6 ở cố đô Mtskheta của Gruzia, đất nước nằm vắt ngang Á – Âu trên con đường tơ lụa ngày nào.
Irakli, một Đức Cha mặc áo choàng đen bí hiểm như thể vừa bước ra từ trang sách cổ, sau khi đồng ý cùng tôi chụp hình “tự sướng”, kể thành phố cổ hơn 7000 dân này mãi đến năm 1994 mới được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, bởi tính nguy cấp để cứu vãn đối với các di tích ở đây gần như rất ít.
Tác giả cùng Đức cha Irakli
Tác giả cùng Đức cha Irakli
Không tin được khi Cha Irakli bảo ở Mtskheta, người dân muốn đào một cái hố nhỏ trong vườn nhà mình cũng phải báo cáo và xin phép chính quyền địa phương. Sau đó chính quyền sẽ cử một đội chuyên nghiệp đến để giúp người dân đào hố. Và chẳng may trong quá trình đào có phát hiện cổ vật, thì chính quyền sẽ thu hồi và định giá, ăn chia theo tỷ lệ chính quyền 7, người dân 3.
“Thành phố này có con người sinh sống liên tục suốt từ trước thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến nay, là đất thánh của người Gruzia và thế giới Kito, nên gần như một mỗi viên đá, tấc đất ở đây đều ẩn chứa một phần lịch sử”, Cha Irakli nói.
“Có thấy những ngôi nhà cổ kia không?”, Đức Cha Irakli chỉ tay về những ngôi nhà thấp thoáng quanh Thánh đường Svetitskhoveli. “Những ngàn năm cả đấy, tất nhiên nó được bảo tồn, trùng tu rất nhiều lần. Và mỗi lần đến hạn phải trung tu, chính quyền lại đứng ra đi thuê nhà cho người dân ở, xong xuôi mọi việc, người dân lại được chính quyền mời về nhà mới. Và tất nhiên họ không phải bỏ ra một đồng nào, kể cả tiền thuê nhà”. Đức Cha Irakli vừa kể vừa cười hớn hở, cứ như thể ông biết tôi đang nghĩ về số phận long đong lận đận của hàng ngàn, hàng ngàn những ngôi nhà cổ ở quê hương mình.
 
 

Những ngôi nhà cổ vừa được trùng tu ở Cố đô Mtskheta
Có lẽ hai chữ Việt Nam và những câu hỏi và trao đổi khá dài về chủ đề bảo tồn di sản ở Mtskheta khiến Đức Cha Irakli thích thú nên hôm ấy tôi may mắn được Cha ban cho một đặc ân: Được uống và rửa mặt bằng nước của giếng cổ linh thiêng ở trong Thánh đường, chỉ sau những bức bích họa cổ xưa có thể đáp lại điều ước cho ai đó thành tâm khấn nguyện. Giếng nước này cũng là một di sản cần được bảo tồn nên chỉ mở cửa cho du khách uống vào 3 ngày nhất định trong tuần và không phải hôm nay”, Cha Irakli nháy mắt với tôi đầy ẩn ý.
“Nhưng tất cả những gì Cha vừa kể vẫn chưa đủ để những ngàn năm ở đây không hoang phê và biết động đậy?”. Tôi thắc mắc. Cha Irakli nhìn tôi thật lâu rồi bất ngờ hỏi “anh có biết Dan Brown không?”. Tôi bảo mình là fan hâm mộ của sách ông ấy.
Mắt Cha Irakli ánh lên, bảo câu trả lời, có lẽ như Dan Brown đã viết trong Origin (Nguồn cội). Rằng: “Các dữ liệu nhân chủng học cho thấy rất rõ rằng trong lịch sử, các nền văn hóa thực hành tôn giáo tồn tại lâu hơn các nền văn hóa phi tôn giáo. Nỗi sợ bị phán xét bởi một vị thần toàn năng luôn giúp truyền cảm hứng cho cách hành xử thiện lương”. Cha Irakli nhún vai, bảo “ở đây chúng tôi rất sợ bị đấng toàn năng phán xét…”.
Một góc Cố đô Mtskheta
Một góc Cố đô Mtskheta
Từ những ngàn năm ở cố đô Mtskheta, hôm nay tôi bỗng nhớ về những trăm năm ở thành phố quê nhà. Khi Huế, một cố đô khác, chính quyền địa phương vừa công bố 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu nhằm chuẩn bị xây dựng kế hoạch, kêu gọi đầu tư để bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị.
Và tin về chẳng mấy làm vui khi trong số 27 công trình không hiểu sao có 2 nhà thờ vốn chẳng dính dánh gì đến người Pháp. Trong khi còn rất nhiều công trình Pháp hơn cả, cần được bảo tồn lại chẳng thấy tên đâu cả.

Không có nhận xét nào: