Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Khám phá '7 chị em Matxcơva' và kiến trúc biểu tượng của thủ đô nước Nga

(VTC News) - "7 chị em Matxcơva" là biệt danh của tổ hợp 7 tòa nhà đồ sộ với kiến trúc độc đáo tại thủ đô nước Nga.
Năm 1946, nhà lãnh đạo Liên Xô Iosif Stalin đưa ra ý tưởng xây dựng chuỗi những tòa nhà chọc trời với kích thước đồ sộ. Giai đoạn thiết kế và chọn địa điểm xây dựng chuỗi tòa nhà chọc trời biểu tượng của Matxcơva trong giai đoạn 1947-1948 được giữ bí mật hoàn toàn.
Các kiến trúc sư tham gia vào dự án này thuộc lớp kiến trúc sư mới ở thời kỳ ấy, trong đó người cao tuổi nhất là kiển trúc sư Vladimir Gelfreikh, 62 tuổi và người trẻ nhất là kiến trúc sư Mikhail Posokhin, 37 tuổi.

Kham pha '7 chi em Matxcova' va kien truc bieu tuong cua thu do nuoc Nga hinh anh 1
 Bản đồ các tòa nhà chọc trời ở Matxcơva mang phong cách Stalin: 1. Tòa nhà MGU, 2. Khách sạn Ukraine, 3. Chung cư quảng trường Kudrinskaya, 4. Bộ ngoại giao Liên Xô, 5. Cung Xô viết (không được xây dựng), 6. Tòa nhà hành chính Zaryadye (bị hủy bỏ), 7. Khách sạn Leningradskaya, 8. Tòa nhà hành chính Cổng Đỏ, 9. Chung cư Đường ven sông Kotelnicheskaya.

"7 chị em Matxcơva" ra đời thế nào?
Ban đầu, dự án này gồn 8 tòa nhà chọc trời bởi năm 1947 đánh dấu 800 năm tồn tại của Matxcơva và mỗi tòa nhà trong toàn bộ dự án này sẽ tượng trưng cho 1 thế kỷ tồn tại và phát triển thành phố. Năm 1949, 8 đội thiết kế nhận Giải thưởng Stalin hạng nhất và hạng nhì.
Toàn bộ những tòa nhà thuộc dự án này đều sử dụng kết cấu khung thép và bê tông, ví dụ như tòa nhà trường đại học Matxcơva có tường bê tông dày đến 7 m. Do thời điểm đó Liên Xô chưa có đủ kinh nghiệm lẫn công nghệ xây dựng hiện đại nên những tòa nhà chọc trời này không cao như những tòa nhà chọc trời ở Mỹ.

Kham pha '7 chi em Matxcova' va kien truc bieu tuong cua thu do nuoc Nga hinh anh 2
 Tòa nhà chính của Đại học quốc gia Matxcơva mang tên M.V. Lomonosov (MGU). (Ảnh: Sputnik)

Dự án xây dựng tòa nhà thứ 8 mang tên Zaryadye, vốn được dự kiến là trụ sở của Bộ Công nghiệp nặng Liên Xô, bị hủy bỏ dưới thời Khruschev dù cho phần tầng ngầm đã được hoàn thiện. Các nhà lãnh đạo Liên Xô quyết định xây dựng khách sạn Rossiya, khách sạn lớn nhất Liên Xô lúc bây giời ở khu vực từng được dự định xây dựng tòa nhà thứ Zaryadye.
Thoạt trông, "7 chị em Matxcơva" có vẻ giống nhau bởi lẽ chúng có cùng kiểu kiến trúc pha trộn giữa phong cách Gothic và Naryshkin Baroque, kết hợp với sự đồ sộ về kích thước nhằm biểu thị sức mạnh công nghiệp của Liên Xô. Song trên thực tế, những tòa nhà này khác nhau về chiều cao và diện tích.

Kham pha '7 chi em Matxcova' va kien truc bieu tuong cua thu do nuoc Nga hinh anh 3
Khách sạn Leningradskaya. (Ảnh: Sputnik)

Cao nhất trong số này là Tòa nhà chính của Đại học tổng hợp quốc gia Matxcơva mang tên M.V. Lomonosov (MGU) với chiều cao 240 m, là tòa nhà cao nhất châu Âu từ năm 1953 đến năm 1990.
Khách sạn Ukraine là khách sạn cao nhất thế giới từ năm 1953 đến năm 1973 và tòa nhà Chung cư Đường ven sông Kotelnicheskaya là chung cư cao tầng nhất thế giới từ năm 1952 đến năm 1964.
Những tòa nhà chọc trời còn lại là trụ sở Bộ ngoại giao Liên Xô, khách sạn Leningradskaya, Chung cư quảng trường Kudrinskaya và Tòa nhà hành chính Cổng đỏ.

Kham pha '7 chi em Matxcova' va kien truc bieu tuong cua thu do nuoc Nga hinh anh 4
Khách sạn Ukraine. (Ảnh: Sputnik)

Ngoài ra, phong cách kiến trúc của "7 chị em Matxcơva" còn được sử dụng trong thiết kế của một số tòa nhà chọc trời khác ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu, ví dụ như khách sạn Ukraine ở Kiev, Học viện khoa học Litva ở thủ đô Riga, Cung văn hóa và khoa học ở Warsaw, Ba Lan, tòa nhà Casa Presei Libere ở Bucharest, Rumani và khách sạn Družba ở Praha, Cezch.
Video: Tòa nhà chính của Đại học tổng hợp Lomonosov nhìn từ trên cao
Những tin đồn xung quanh "7 chị em Matxcơva"
Những tòa nhà chọc trời này không chỉ thể hiện khả năng của Liên Xô trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng, mà ở thời kỳ đó, chúng còn rất quan trọng về mặt tư tưởng nhằm thể hiện tiềm lực của Liên Xô.
Do đó, các cơ quan an ninh của Liên Xô giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình xây dựng chuỗi tòa nhà chọc trời này, và do có quá ít thông tin được tiết lộ nên có rất nhiều lời đồn đại xung quanh "7 chị em Matxcơva".

Kham pha '7 chi em Matxcova' va kien truc bieu tuong cua thu do nuoc Nga hinh anh 5
 Chung cư Đường ven sông Kotelnicheskaya. (Ảnh: TASS)

7 tòa nhà này được cho là có các hệ thống đường hầm sâu nằm sâu nhiều mét dưới mặt đất, ví dụ như tòa nhà của Đại học tổng hợp Lomonosov được cho là có đường hầm nối với nhà nghỉ của Stalin ở ngoại ô thủ đô Matxcơva.
Ly kỳ hơn, người ta còn cho rằng do nền đất đặt móng tòa nhà của Đại học tổng hợp Lomonosov bị ẩm nên khi xây dựng, phải đóng băng nền đất bằng nitở lỏng và sau đó lắp đặt 1 chiếc máy lạnh khổng lồ, nếu hệ thống này ngừng hoạt động tòa nhà sẽ trượt xuống sông Matxcơva.
Sau này, các chuyên gia bác bỏ lời đồn này và khẳng định nền đất nơi đặt móng của tòa nhà, hoàn toàn khô ráo và không cần phải đóng băng một cách nhân tạo như lời đồn đại

Kham pha '7 chi em Matxcova' va kien truc bieu tuong cua thu do nuoc Nga hinh anh 6
  Chung cư quảng trường Kudrinskaya. (Ảnh: TASS)

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, người ta còn đồn đỉnh chóp Khách sạn Ukraine được gắn thiết bị phóng tên lửa hạt nhân, còn trong tất cả 7 tòa nhà chọc trời đều có phòng làm việc bí mật của lực lượng KGB, nơi các đặc vụ của cơ quan này theo dõi hệ thống điện thoại của toàn bộ tòa nhà.
Dù có thật hay không, những tin đồn xung quanh "7 chị em Matxcơva" nói lên rằng 7 tòa nhà chọc trời biểu tượng của Matxcơva này chứa đựng những điều hấp dẫn khiến mọi người quan tâm tới chúng. Và vì thế, "7 chị em Matxcơva" trở thành biểu tượng cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Liên Xô sau Thế chiến II.
"7 chị em Matxcơva" ngày nay
Sau khi Liên Xô tan rã, những tòa nhà này có số phận khác nhau, nhưng tại thời điểm hiện tại "7 chị em Matxcơva" vẫn được đánh giá là một phần không thể thiếu trong kiến trúc của thủ đô Matxcơva. Do đó, chúng vẫn được gìn giữ và duy trì nguyên trạng thiết kế ban đầu của mình.

Kham pha '7 chi em Matxcova' va kien truc bieu tuong cua thu do nuoc Nga hinh anh 7
 Tòa nhà hành chính Cổng đỏ. (Ảnh: TASS)

Tòa nhà chính của Đại học tổng hợp Lomonosov vẫn thuộc sở hữu của trường đại học này, để thăm quan tòa nhà này khách du lịch cần được nhà trường cho phép và xuất trình hộ chiếu trước khi vào thăm quan. Năm 2000, tổ hợp tòa nhà được đại tu.
Bộ ngoại giao Nga kế thừa lại trụ sở chính của Bộ ngoại giao Liên Xô, điều thú vị là quốc huy Liên Xô ở mặt trước của tòa nhà này vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Kham pha '7 chi em Matxcova' va kien truc bieu tuong cua thu do nuoc Nga hinh anh 8
Trụ sở Bộ ngoại giao Liên bang Nga. (Ảnh: Sputnik)

Tập đoàn khách sạn Rezidor mua lại khách sạn Ukraine, tên gọi cũ của khách sạn này vẫn được giữ lại bên cạnh tên gọi mới của mình là Khách sạn hoàng gia Radisson – Matxcơva.
Còn khách sạn Leningradskaya chính thức thuộc về chuỗi khách sạn của tập đoàn Hilton vào năm 2008 và mang tên khách sạn Hilton Matxcơva Leningradskaya.
Tòa nhà Chung cư quảng trường Kudrinskaya và tòa nhà Chung cư đường ven sông Kotelnicheskaya vẫn là những chung cư cao cấp ở thủ đô Matxcơva. Còn Tòa nhà hành chính Cổng Đỏ hiện đang thuộc sở hữu của tập đoàn Transstroy.

Du lịch Nga: Thăm Matxcơva để có cái nhìn mới về những điều đã cũ

Bài viết của 

Du lịch Nga để tận mắt nhìn thấy sự hùng vĩ của đất nước rộng lớn này, mới có thể hiểu vì sao người Nga lại tự hào về quá khứ và cả hiện tại của họ đến vậy.
Nhắc đến nước Nga, cả thế giới nghiêng mình trước sự vĩ đại của một dân tộc. Người Nga đã đứng lên cùng với những dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới đánh bại chế độ độc tài Phát xít Đức. Những người lính Hồng quân Liên Xô ngã xuống đã làm nên lịch sử hào hùng mà thế giới vẫn khắc ghi. Chỉ đọc qua sách vở hay xem những thước phim, hình ảnh tư liệu, bạn cũng có cảm nhận của riêng mình về sự vĩ đại ấy. Nhưng quả thực phải đến khi đặt chân đến nước Nga rồi, tận mắt nhìn thấy sự hùng vĩ của đất nước rộng lớn nhất thế giới này, bạn mới có thể hiểu được vì sao người Nga lại tự hào về quá khứ và cả hiện tại của họ đến như vậy. Khách du lịch Nga thường lựa chọn Matxcơva và Saint Petersburg là hai điểm đến cần phải ghé qua khi đến đất nước này. Đây là hai thành phố lớn nhất được công nhận là “Thành phố nhân loại”. Riêng Matxcơva, sự giao thoa giữa lịch sử và hiện đại vô tình tạo nên một cái nhìn rất mới về những điều đã cũ.

HỆ THỐNG TÀU ĐIỆN NGẦM

du lịch nga 1
Hệ thống tàu điện ngầm với kiến trúc cổ điển là nét đặc trưng dễ nhận biết khi đi du lịch Nga. @shutterstock
Khác với hệ thống tàu điện ngầm ở hầu hết các nước châu Âu, mỗi ga tàu của hệ thống metro đồ sộ ở Nga không khác gì một công trình kiến trúc nghệ thuật tuyệt đẹp. Không còn những ấn tượng về hệ thống tàu điện cũ kỹ và ẩm mốc, mỗi ga tàu tựa như một bào tàng dưới lòng đất với những chi tiết chạm trổ công phu đến kinh ngạc. Hệ thống metro đi vào hoạt động năm 1935 từ thời Liên Xô cũ, việc trùng tu can thiệp không nhiều, thậm chí còn giữ được nguyên bản. Metro có không khí trong sạch hơn trên mặt đất. Lý do tại sao họ xây dựng được hệ thống tàu điện ngầm với không khí trong sạch tuyệt đối như vậy vẫn là bí mật.
du lịch nga 2
Nhà ga Arbatskaya @inhabitat
du lịch nga 3
Ga Komsomolskaya @youvic
Qua quần thể kiến trúc dưới lòng đất này, ta cũng thấy rõ sự giao thoa của quá khứ và hiện đại. Bên cạnh những ga tàu đã tồn tại hàng trăm năm là những nhà ga mới,sáng bóng và hiện đại, được xây dựng gần đây.

NHÀ THỜ THÁNH BASIL

du lịch nga 4
(Ảnh: Unsplash)
Nhà thờ Thánh Basil là nhà thờ Chính thống giáo Nga, nằm ngay trên Quảng Trường Đỏ, thành phố Matxcơva. Công trình này gồm 9 nhà nguyện (một ở giữa và 8 nhà nguyện ở 8 hướng xung quanh) được xây dựng từ năm 1555 tới 1561. Điểm đặc biệt của công trình này là những “củ hành tây” (cách gọi vui phần mái vòm đặc trưng của hầu hết các công trình kiến trúc Nga) được thiết kế không hề giống nhau tạo nên một tổng thể hài hoà về đường nét và màu sắc. Đây là địa điểm nhất định phải check-in khi đi du lịch Nga.
du lịch nga 5
(Ảnh: Unsplash)

NHÀ THỜ CHÚA CỨU THẾ

Nhà thờ Chúa Cứu Thế là nhà thờ trung tâm của Giáo hội Chính Thống giáo Nga. Đây được ghi nhận là nhà thờ Chính Thống giáo cao nhất và lớn nhất thế giới. Chính thống giáo là môt nhánh của Kitô giáo và cũng là tôn giáo chính ở Nga.
du lịch nga 6
(Ảnh: Unsplash)
Nhà thờ nằm ngay bên dòng sông Matxcơva thơ mộng, là công trình được xây dựng theo chỉ thị của Sa hoàng Alexander Đệ nhất kỷ niệm chiến thắng trước Napoléon Bonapartre năm 1812. Sau hơn 70 năm, nhà thờ chính thức hoàn thành. Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô Viết với chủ trương vô thần đã phá hủy nhiều nhà thờ, trong đó có Nhà thờ Chúa cứu thế. Rồi Liên Xô tan rã, nước Nga thay đổi thể chế. Chính thống giáo Nga hồi sinh. Nhà thờ Chúa cứu thế được phê duyệt phục dựng nguyên bản tại đúng vị trí cũ.
du lịch nga 7
(Ảnh: Unsplash)
Mái chóp nhà thờ hoàn toàn bằng vàng. Xung quanh nhà thờ có những ban công nhỏ có thể nhìn ra toàn cảnh Matxcơva nên đây trở thành địa điểm nằm trong hot lits của khách du lịch Nga.

ĐIỆN KREMLIN

Kremlin trong tiếng Nga là từ chỉ một cung điện. Vì vậy nếu bạn chỉ nhắc đến điện Kremlin, người Nga sẽ không hiểu bạn đang nói đến Kremlin nào. “Kremlin Moskva” là một “Kremlin” được biết đến nhiều nhất ở Nga. Hiện nay, đây là nơi làm việc của các cơ quan tối cao của chính quyền Nga và là một trong những kiến trúc lịch sử – nghệ thuật mang tính biểu trưng của quốc gia này.
du lịch nga 8
@5five5
Quần thể điện Kremlin nhìn ra Quảng trường Đỏ, bao gồm các cung điện Kremli, các nhà thờ Kremli, tháp Kremli và tường thành Kremli. Nơi này chắc chắn sẽ cho bạn những bức ảnh sống ảo đầy màu sắc cho chuyến du lịch Nga của mình.

QUẢNG TRƯỜNG ĐỎ

du lịch nga 9
@unsplash
Quảng trường Đỏ tách điện Kremlin ra khỏi khu vực dân cư giao thương sầm uất. Người dân Nga thường xuyên tới đây tản bộ và hoạt động vui chơi cùng gia đình. Đây cũng là địa điểm thường xuyên diễn ra những chương trình sự kiện lớn như đại nhạc hội. Năm 1991, quảng trường Đỏ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

 (Tổng hợp)

NGUYỄN TIẾN


Không có nhận xét nào: