Thế kỷ 20 được xem là thời đại huy hoàng của những tuyến đường sắt, đây cũng là giai đoạn mà các lục địa ven biển phía Bắc Hoa Kỳ như San Diego cần sự kết nối và luân chuyển hàng hóa từ các thành phố tiên tiến ở phía Đông như El Centro và người hàng xóm to lớn ở phía Bắc là Los Angles, từ đó người ta bắt đầu xem xét việc cho xây dựng tuyến đường sắt San Diego và Arizona.
Các kiến trúc sư khi quan sát thực nghiệm đã nhận ra rằng việc thiết lập tuyến đường sắt này không chỉ khó về mặt địa hình mà còn là một thách thức về kỹ thuật khá lớn. Sự khắc nghiệt và hiểm trở khiến cho việc xây dựng một con đường để vượt qua những tảng đá khổng lồ, thung lũng sâu hun hút xen lẫn những hẻm núi hẹp,… gần như là điều bất khả thi! Hầu hết những nhà thầu tiềm năng điều nhìn nhận đây là một dự án vô vọng và đặt cho nó một cái tên vô vọng không kém là “tuyến đường sát bất khả thi”, cái tên dựa trên những điều kiện khí hậu sa mạc khắc nghiệt bao trùm lên khu vực này khi vào mùa hè nhiệt độ lên đến 110 độ F (khoảng 43 độ C).
Khi bắt đầu tiến hành dự án mặc cho những khó khăn cản trở, người ta đã phải xây dự 17 đường hầm khác nhau với tổng chiều dài từ 290 feets (gần 90m) đến nửa dặm (khoảng 800m) và 20 dàn trụ đỡ để hoàn thành đoạn đường đi dọc sườn núi, tuyến đường cuối cùng cũng hoàn thành vào năm 1919.
Để giữ vững đoạn đường chạy qua khu vực Carrizo Gorge nơi được biết đến là một xứ sở của những trận động đất thì rất rất nhiều đường hầm và giàn đỡ đã được dựng lên, và đúng như những gì đã dự đoán, việc xây dựng đang thực hiện thì vào năm 1932 một trận động đất đã làm sụp đổ các đường hầm của công trình, các kỹ sư buộc phải sáng tạo một tuyến giàn đỡ thay thế chạy qua cây cầu trên một hẻm núi dốc là Goat Cannyon thay vì đi theo sườn núi như cũ, hệ thống giàn đỡ này vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay và được biết đến là hệ thống giàn dài và cao nhất ở Hoa Kỳ từ trước đến giờ với chiều dài là 600 feet (182m) và chiều cao tính đến đỉnh là 180 feet (55m), hơn nữa công trình này còn được nhận định là một cấu trúc xây dựng đẹp đến ngỡ ngàng.
Chuyến tàu cuối cùng chở người đi được trọn vẹn chiều dài của tuyến đường sắt này khởi hành vào ngày 11 tháng 1 năm 1951 sau đó chỉ dùng để vận chuyển hàng hóa cho đến tháng 9 năm 1976 khi cơn bảo nhiệt đới Kathleenđã cuốn trôi vài đoạn của tuyến đường sắt này, thiệt hại nặng nhất nằm ở đoạn đi qua hẻm núi Carrizo và nó vẫn đóng cửa và bị bỏ hoang cho đến tận hôm nay, tuy nhiên nó đã trở thành một điểm đến rất thu hút nhưng chỉ dành cho những du khách có “máu” phiêu lưu mạo hiểm khi đi theo tuyến đường dài 22 dặm đi qua một hoang mạc lạnh lẽo với những tàn tích còn sót lại của một quà trình xây dựng kỳ công của “tuyến đường sắt bất khả thi” này.
Đăng bởi Thao Le
(Tham khảo Amazing Planet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét