Cái tên “trung tâm kinh tế thế giới” luôn khiến người ta nghĩ về quận Manhattan – New York chỉ là những tòa nhà cao chọc thủng trời xanh. Trung tâm kinh tế thế giới vẫn có chiều sâu về văn hóa và là vùng đất giàu tính lịch sử nhất của thành phố New York. Trong lòng phố vẫn còn giữ lại những con đường đá cổ kính có từ những năm 1613 và liên hoan phim Tribeca hay nghệ thuật vẽ tự do hàng năm luôn là điểm sáng văn hóa ở đây.
Hết lên tàu thăm thú lại tượng Nữ thần Tự Do đặt ở đảo Tự Do trên vịnh Hudson, tôi và Bob – anh bạn người Mỹđang sống tại New York – lại lang thang đến con đường Stone và đường Pier 25 – hai con đường cổ kính nhất của quận Manhattan được người Hà Lan xây dựng từ năm 1613.
Những con đường cổ từ thế kỷ 17
Khi đến Manhattan lập nghiệp, những người Hà Lan thường tụ tập trên những con đường nhỏ để mua bán. Họ muốn trải dài văn hóa bản xứ trên vùng đất mới bằng việc đặt tên những con đường có dấu ấn riêng với cái tên ngộ nghĩnh. Con đường Stone, Pier 25 ra đời trong trường hợp như thế và là những nơi tụ tập mua bán đầu tiên trước khi người Hà Lan chuyển ra đường Wal. Stone, Pier 25 là những con đường cổ và hẹp nhất của quận Mahattan với những viên gạch lót rất đặc trưng từ thế kỷ 17.
Con đường Stone và Pier 25 chỉ dành riêng cho những hành khách đi bộ và nó là “hơi thở” không thể thiếu trong cuộc sống của người Manhattan. Khi tòa tháp đôi của trung tâm thương mại thế giới sụp đổ vào ngày 11/9, những đống gạch xà bần đổ vụn được chuyển đến đây. Người Mahattan muốn nó phải gánh chịu “đau thương” giống như vinh quang mà nó từng có trước đây.
Sau khi hoàn tất đài tưởng niệm quốc gia 11/9, Stone được trả lại hiện trạng ban đầu với khoảng 10 nhà hàng, quán bar và những quán cà phê ngoài trời. Cứ mỗi buổi chiều, hương thơm của cốc cà phê Americano và bánh Carrot len lõi qua từng góc phố. Người bản địa lại tụ tập, ăn uống và chuyện trò rôm rã như những người Hà Lantrước đây.
Con đường Pier 25 cũng là một phần không thể tách rời trong dự án công viên dọc theo sông Hudson dành cho giải trí với các môn thể thao ngoài trời như: bóng chuyền bãi biển, golf, bóng bầu dục, ….
Chúng tôi lang thang qua con hẻm nhỏ cong cong dài chỉ khoảng 1.1km mà người ta hay gọi là phố Wall. Trong tiếng Hà Lan, từ “Wal” có nghĩa là sự bảo vệ bằng thành lũy. Năm 1624, đường Wal được dùng như là một đường ranh giới để xác định biên giới của nhóm người Hà Lan sống tại khu New Amsterdam với những người khác với độ khoảng 30 ngôi nhà.
Năm 1699, từ Wall được chấp nhận trong từ điển tiếng Anh có nghĩa là bức tường. Cuối thế kỷ 18, con đường này là nơi sơ khởi để các thương gia đến từ các nơi trên thế giới trao đổi mua bán hàng hóa hay đầu cơ tích trử. Đây là cơ sở bước đầu cho việc thành lập thị trường chứng khoán New York bây giờ.
Giải Grand Slam của tennis cuối cùng được tổ chức tại New York hay nhà hát Broadway được xây dựng vào năm 1798 còn là minh chứng cho thấy thành phố còn có chiều sâu về văn hóa. Cho đến tận bây giờ, để tìm được một chiếc vé vào xem là một việc làm khó khăn bởi nó được bán hết trước 3 tháng với cái giá không rẻ.
Liên hoan phim ở thành phố “điên rồ”
Trung tâm kinh tế thế giới còn là chủ nhà của Liên hoan phim Tribeca hàng năm do nghệ sĩ Robert De Niro dẫn đầu. Điểm chói sáng của liên hoan phim là giúp những người yêu thích phim ảnh trên toàn thế giới được xem những bộ phim mới đạt chất lượng cao của những đạo diễn mới trước khi họ quảng bá phim ra bên ngoài trong thời gian tới.
Đặc biệt hơn, liên hoan phim đã mở ra một kỹ nguyên mới cho nghệ thuật thứ 7 trên thế giới: tạo cơ hội và điều kiện cho những đạo diễn “mới” có thể sáng tác những đứa con tinh thần theo dạng tự do giống như văn hóa “tự do” của thành phố. Những hợp đồng tài trợ được ký kết với những nhà “tài phiệt” sau liên hoan phim luôn là cần thiết đối với những đạo diễn mới bước chân vào nghề.
Ý tưởng “điên rồ” trong kinh doanh văn hóa cũng đã xuất hiện ở New York mà người ta luôn gọi đó là thành phố điên rồ.
Cứ mỗi mùa hè hàng năm, lễ hội nghệ thuật vẽ “tự do” với chủ đề “từ dòng sông đến dòng sông” cũng được tổ chức tại đây. Người ta cứ tự do vẽ những gì mình muốn hay dán linh tinh những hình ảnh được vẽ trên giấy cứng trên những bức tường. Lễ hội đã kết chặt tình thân giữa những cư dân bản địa với những cư dân toàn thành phố New York cũng như du khách đến đây.
Những bảng quảng cáo từ Quảng trường thời đại đã bắt đầu nhấp nháy trong ánh đèn đầy màu sắc khi hoàng hôn đến. Người ta cứ nườm nượp kéo nhau đi bộ dọc theo phố để nhấm nháp các bỗng ngô. Mọi bước chân luôn thoăn thoắt như nhịp sống hối hả của thành phố.
Ánh đèn đêm trong các cao ốc văn phòng của Manhattan vẫn còn cháy sáng dù đã quá nữa khuya bởi hai trung tâm kinh tế còn lại của thế giới bên kia những bờ đại dương đang bắt đầu hoạt động.
Bob khẽ nói trong tiếng gió đêm thổi lên từ vịnh Hudson: New York luôn là thành phố không ngủ!
Đăng bởi Leon
(Tham khảo bài viết đã đăng báo SGTT ngày 21/04/2014)
(Nguồn: Linhnc2005)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét