Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Muttrah: Khu chợ nghìn lẽ một đêm

Nền văn minh Hồi giáo Ba Tư từng in hình lên vùng vịnh và cả các nước Bắc Phi. Chợ Muttrah ở Muscat (thủ đô của Oman) là di sản độc đáo của văn hóa ấy. Từ hàng hóa, trang phục người mua bán, thói quen mua sắm đều đậm chất Ba Tư. Bước vào chợ, du khách như lọt vào không gian truyện Ngàn lẻ một đêm.


Khu trung tâm của chợ Muttrah










TP “hoa hồng đỏ – Petra” là điểm tham quan hấp dẫn du khách bậc nhất tại Jordan, là kinh đô của một vương triều cách đây hơn 2.000 năm.

Ngôi đền Al-Khazneh – biểu tượng chính của Petra. Trước kích thước khổng lồ của ngôi đền ba du khách trở nên bé nhỏ

Điểm nút giao thương và giao lưu văn hóa

Người Nabataean, tộc người Ả Rập cổ đến Jordan vào khoảng 2.000 năm trước, định cư trên con đường giao thương giữa Trung QuốcẤn Độ và các TP cảng nằm xung quanh bờ biển Địa Trung Hải. Những đoàn lạc đà chở hàng hóa quý hiếm từ châu Phi hoặc từ châu Á phải đóng thuế và mua nước ngọt ở đây… đem lại sự giàu có cho vương triều Nabataean và kinh đô Petra.
Petra là cả một TP với những đền đài, nhà hát, những con đường đá tuyệt đẹp được khoét trong khối sa thạch đỏ khổng lồ. Petra từng hứng chịu những trận lũ quét và cách mà người Nabataean chống lũ là xây các đập, bể chứa và đường ống dẫn nước trong lòng núi đá. Nước còn được tích trữ cho thời kỳ hạn hán và TP Petra giàu hơn qua việc bán nước cho những đoàn lạc đà giao thương. Petra phát triển rực rỡ cho đến tận thế kỷ 14. Sau đó, Petra đã bị lụi tàn dần bởi con đường giao thương đã chuyển qua đường thủy. Petra trở thành phế tích.
Petra được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới vào năm 1985. Hằng năm, vào mùa cao điểm du lịch ở Jordan, thánh địa Petra tiếp nhận khoảng 70.000 lượt khách đến tham quan.

Kênh dẫn nước qua núi đá

Tôi chỉ ngủ được chút ít trong cái đêm vừa đến Petra. Sáng, trời vẫn còn khá lạnh khoảng 12oC bởi vì có hiện tượng tạo khói trong không khí khi tôi thở mạnh. Tôi cứ nghĩ rằng: Mình là người vào thánh địa sớm nhất nhưng không, bởi vì phía trước mặt tôi vẫn còn bóng dáng của một vài người và sau lưng tôi cũng có lác đác vài người đang sải bước.
Một kiến trúc lạ lẫm đập vào mắt tôi là lăng mộ Obelisk và Bab as-Siq Triclinium. Lăng mộ được thiết kế bởi bốn người nghệ nhân Ấn Độ với bốn cây cột nhọn lên theo hình bút chì của người Ai Cập, lối vào ở giữa với hoa văn được thiết kế theo phong cách của người Hy Lạp.
Đối diện với lăng mộ Obelisk là những tảng đá cao nằm khít bên nhau được đục đẽo rất bằng phẳng. Phía dưới những tảng đá là hào sâu. Đây là cái đập nước ngăn lũ, còn những hào sâu là nơi lưu trữ nước khi mùa khô đến. Đập nước này được người Nabataean xây dựng vào khoảng thế kỷ 1 TCN ngăn chặn dòng nước chảy tràn như thác lũ từ sa mạc Mousa vào bên trong hoàng thành. Khi mật độ dân số TP tăng lên, người Nabataean đào một đường hầm dài khoảng 800 m nối liền với đập nước và những cánh đồng phía sau nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tất cả tảng đá này nằm trơ trọi giữa những đụn cát hoang vu trong thánh địa nên phải mất một hồi lâu tôi mới hình dung ra những đường rãnh theo hình xoắn ốc trên các vách đá liên kết lại với nhau từ núi này bắt sang núi nọ để dẫn nước vào trong kinh thành.

Ngôi đền lớn Ad-Deir, một trong những lâu đài được khoét trên núi đá vẫn còn nguyên vẹn sau 2.000 năm

Kho tàng Ai Cập theo kiến trúc Hy-Lap

Ngôi đền Al-Khazneh là biểu tượng chính của thánh địa Petra và của đất nước Jordan còn giữ được 80% so với hình hài ban đầu. Với 30 m chiều ngang, 40 m chiều cao và được khoét trên tảng đá sa thạch đỏ, ngôi đền Al-Khazneh là tập hợp của các kiến trúc Hy-La. Al-Khazneh gồm sáu cây cột tuyệt đẹp nâng đỡ ngôi đền. Phía trên cùng là đôi quái vật sư tử đầu chim với chiếc bình có đầu cuộn tròn nằm ở giữa. Mặt giữa của đền điêu khắc nữ thần Isis đang khiêu vũ cùng nữ thần Amazon (nữ thần chiến binh). Chỉ duy nhất có hai hình ảnh của người địa phương tại ngôi đền đó là: Hình ảnh hai con lạc đà được dẫn đi bởi người Ả Rập, đây là nơi chôn cất các vị vua của người Nabataean. Ngôi đền còn có tên là “ngân khố” bởi vì theo truyền thuyết: Đây là nơi chôn cất của cải của các vị Pharaoh giàu có của Ai Cập. Nơi chôn giấu của cải là chiếc bình khổng lồ cũng bằng đá nằm trên đỉnh của ngôi đền. Rất nhiều tên cướp đã đến đây để truy tìm kho báu và làm vỡ chiếc bình.
Những tảng đá sa thạch đỏ vẫn “ngái ngủ” trong những ngày cuối đông đang khoác lên mình một màu sắc “trầm” lẫm đẫm trong những giọt sương ban mai. Ngân khố lại có một nét đẹp rất riêng vào thời khắc bình minh. Mọi người đều chần chừ và không ai muốn bỏ đi bởi nét đẹp quyến rũ của nó, mặc dù ai cũng nhận biết rằng: Trong Petra đâu chỉ có một mình Al-Khazneh mà còn có rất nhiều điểm khác để xem, phải mất ba ngày mới đi tham quan hết các điểm ở TP Petra.
Hình ảnh

Thánh địa hùng vỹ

Một sân vận động được xây dựng theo phong cách La Mã với 6.000 chỗ ngồi


Những ngôi nhà trong núi đá

Quảng trường Colonade


Lăng mộ của các vị vua trong lòng núi
Du khách có thể sử dụng lạc đà, xe ngựa hay lừa đển khám phá Petra
Thông tin
Do không có đại sứ quán tại Việt Nam nên muốn xin visa để vào Jordan, du khách liên hệ với Đại sứ quánJordan tại Kuala Lumpur – Malaysia hay Bangkok – Thái Lan. Mẫu đơn xin visa có thể lấy tại địa chỉ:http://jordan.visahq.com. Hồ sơ bao gồm đơn xin cấp visa với ảnh 4 x 6 được dán lên trên mẫu đơn. Bộ hồ sơ liên quan đến các vấn đề cá nhân. Bản hộ chiếu phôtô và đảm bảo rằng hộ chiếu vẫn còn thời hạn trên sáu tháng.
Từ Sài Gòn đến Amman – thủ đô của Jordan có các hãng hàng không: Qatar Airways, Emirates Airlines và Turkish Airlines. Từ Amman, du khách đón xe buýt chất lượng cao của hãng JETT để đi đến Petra với thời gian khoảng 4 tiếng.
(Tham khảo bài viết đã đăng trên báo Pháp Luật TP.HCM)
(Nguồn: Linhnc2005)Từ khách sạn Corniche – nơi tôi ở, rẽ phải đi bộ 300 m là đến chợ Muttrah. Lối chính vào chợ được thiết kế như cánh cửa mái vòm, bên trên gắn tấm kiếng nhiều hoa văn đầy màu sắc thường thấy ở các thánh đường Hồi giáo. Hai bên lối chính là sạp hàng lớn và những hẻm nhỏ chi chít, san sát quầy hàng. Quanh co trong các ngõ hẹp bên trong ngôi chợ, tôi như lạc bước vào mê cung và đắm chìm trong ảo giác bởi các hương vị đậm đà. Những vệt khói lơ đãng bay lên từ các bukhoor (một chậu nhỏ truyền thống của người Ả Rập dùng để đốt hương liệu), mùi nước hoa của người Ả Rập, các loại gia vị và kahwa – một loại trà xanh truyền thống của người Oman tạo ra mùi hương kỳ lạ và không gian hư ảo.

Từ chiếc đèn thần Aladin…

Vào những ngày nghỉ cuối tuần (thứ Năm và thứ Sáu), phiên chợ nhộn nhịp và đông đúc. Người Oman đến đây mua vật dụng cổ truyền như tẩu hút thuốc, ống đựng thuốc, nón, dây nịt, nước sơn móng tay, trang sức… Hầu hết người mua và bán hàng đều mặc trang phục truyền thống. Nam mặc áo chùng dài (gọi là dishdasha) nút cài được thắt bím thả dài ở bên trái và chiếc nón trên đầu (gọi là kummah), nữ mặc áo chùng dài (gọi là abaya) và khăn choàng mặt (gọi là hijab). Có ít người nam đã lập gia đình quấn lụa ngang bụng, trên dây lưng giắt thanh kiếm nhỏ cong cong bằng bạc (thường được gọi là khanjar).


Khanjar – người nam có gia đình thường hay giắt ngang bụng. Nó tượng trưng cho sức mạnh và có thể điều khiển mọi thứ



















Một đám cưới ở Oman chưa trọn vẹn nếu gia đình hai bên chưa đến chợ Muttrah để mua sắm. Chỉ ở nơi đây mới có đủ mọi lễ vật trong ngày cưới: vàng bạc, trang sức, khay đựng lễ vật, hòm đựng trang sức, lụa, thuốc nhuộm và nước hoa. Điều thú vị là trong các cửa hàng quần áo đều có chiếc máy may cổ truyền, người mua có thể yêu cầu chỉnh sửa và nhận ngay quần áo.


Những quầy bán áo quần. Bên trong quầy luôn có chiếc máy may



















Giống như các quốc gia Hồi giáo khác, phụ nữ bị hạn chế ra ngoài xã hội, hoạt động mua bán hầu như diễn ra giữa những người nam. Ngồi thu tiền trong các quầy hàng là những ông chủ Oman chính hiệu và hầu hết người phụ bán hàng là lao động làm thuê từ Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan. Có lẽ đồng cảm khi biết tôi từ Việt Nam đến, họ chân thật giúp tôi mua đúng giá. Tôi muốn mua chiếc đèn thần Aladin làm bằng đồng, tráng bạc để làm kỷ niệm, anh Arif – người phụ bán, đến từ Bangladesh nói nhỏ vào tai tôi: “Giá gốc là 1.850 baissa, giá bán là 2.000 baissa, bạn trả khoảng 1.900 baissa là vừa”. Nói thiệt về xuất xứ hàng hóa và ít trả giá là điểm nổi bật của chợ Muttrah.


Chiếc đèn Aladin














… đến thức uống kahwa

Kahwa là món uống truyền thống của người Oman, dùng giải nhiệt trong mùa hè và chỉ đãi khách thân thiết. Kahwa là hỗn hợp của lá chè xanh, vỏ cây quế, nghệ tây và bạch đậu khấu. Sau khi đun hỗn hợp khoảng 3 tiếng, ấm trà được chuyển qua một bếp khác với lửa riu riu nhằm giữ ấm. Uống kahwa, người Oman thường ăn kèm với mứt chà là hay quả óc chó hoặc quả hạnh nhân.


Những vệt khói lơ đảng bay lên từ các bukhoor



















“Mọi thứ dường như thay đổi theo thời gian…” – cụ Salim đã 80 tuổi vừa rót cho tôi một cốc kahwa, vừa kể về quá khứ chợ Muttrah – “Khi lên sáu tuổi, tôi đã phụ giúp cha bán kahwa trong chợ. Ngày đó, cổng chợ làm bằng thân cây cọ dầu to lớn. Những gian hàng ngày xưa vách làm bằng bùn và mái lợp từ lá cây cọ dầu. Ngôi chợ khởi đầu từ những người mua bán nhỏ lẻ rau quả và trái cây được các con tàu chở từ vùng đất Khaboura, Suwaiq, Batinah, Musanah đến đây.


Quần bán hàng lưu niệm



















Mọi người thích uống kahwa của tôi bởi ngoài nguyên liệu chính, tôi còn dùng nước cất từ hoa hồng, hạt cà phê giống Silani từ Ấn Độ, một số gia vị đặc biệt. Kahwa của tôi có vị khác lạ, lúc nào cũng tươi mới. Một ngày tôi bán được khoảng 600 cốc. Giá một cốc kahwa là 500 baissa. Nhiều du khách đến Oman đều đến chợ Muttrah để thử hương vị kahwa của tôi. Không chỉ uống tại chỗ, họ còn mua về nhà để dùng. Kahwa là thức nước uống giải nhiệt tuyệt vời để đi vào sa mạc”.


Một số mặt hàng lưu niệm




















Nhấm nháp cốc kahwa màu nâu nâu cùng mứt chà là, tôi nhận ra hương vị khác lạ: Một chút đắng đắng của nghệ tây, một chút chát của chè xanh, một chút nồng ấm cay cay của quế, một chút nhẹ nhàng nhưng hăng hắc của bạch đậu khấu. Ánh mắt cụ Salim lại thu hút tôi vào câu chuyện: “Gia đình không ai muốn tôi ngồi bán như thế này. Như là một cái nghiệp, tôi sẽ bán kahwa cho đến khi nào sức khỏe không cho phép. Tôi quen ra chợ nhóm lửa lên lúc 3 giờ sáng. Tôi muốn ngồi đây chứng kiến sự thay đổi của ngôi chợ theo dòng thời gian. Muttrah gắn liền với lịch sử của Muscat, từ những làng chài đánh bắt và nuôi ngọc trai ven biển Oman, Muscat cũng đã trở thành một thành phố sầm uất và hiện đại…”. Một chút thoáng buồn len qua ánh mắt của cụ và sau đó long lanh niềm tự hào…


Bộ áo truyền thống và nón của người Oman

Những món đồ lưu niệm bằng bạc, tiếng kêu be be của những chú dê ở khu vực gia súc, tiếng chào mời ngọt như mía lùi, mùi hương gia vị, bukhoor và kahwa… sẽ là ký ức không quên của tôi khi rời Muscat trong mùa nắng đổ lửa đã phai.

Đám cưới của người Muscat

Trước đám cưới, nhà trai đến gặp nhà gái hỏi giá gả cô dâu và những lễ vật đính kèm theo. Sau khi thống nhất, hai gia đình ra chính quyền địa phương để ký hợp đồng. Một ngày trước lễ rước dâu, hai bên làm bữa tiệc song song tại nhà từng bên để thết đãi họ hàng, bạn bè. Bữa tiệc thường là cơm và thịt (tùy theo gia cảnh từng nhà mà thịt từ những con khác nhau: gà, trừu, bò, dê), kahwa và trái cây. Sau bữa ăn là màn khiêu vũ. Đàn ông thì chơi nhạc cụ dân tộc và hát, phụ nữ nhảy múa. Trong ngày này, cô dâu không được gặp ai, chỉ ở trong phòng ngồi trên thảm cùng với những em bé gái. Chú rể cũng không được phép vào phòng hoa chúc mà chỉ ngồi trên thảm ở một khoảng trống trong nhà.
Sau lễ đón dâu, chú rể cùng người thân hộ tống cô dâu vào phòng hoa chúc, chú rể bế cô dâu đặt lên giường. Mọi người ra về. Cánh cửa đóng lại. Một số người thân đi xung quanh phòng hoa chúc đọc kinh cầu nguyện và chúc phúc cho cả hai. Không có đãi tiệc.
(Tham khảo bài viết đã đăng trên báo Pháp Luật TP.HCM)
(Nguồn: Linhnc2005)

Cảm ơn Ngài Đại Sứ

Visa là tấm giấy thông hành cực kỳ quan trọng giúp mọi người đặt chân đến quốc gia mà mình muốn đến khám phá. Có quá nhiều chuyện buồn vui quanh việc xin được tấm giấy thông hành này, đôi khi là kỷ niệm khó quên trong đời.
Trên những chặng đường lang thang đi du lịch bụi, tôi thường được rỉ tai về đất nước Oman – một Ba Tư huyền bí, hiện đại và xinh đẹp. Nhưng Oman là quốc gia dầu mỏ giàu có của vùng Trung Đông, dường như người Omanluôn ý thức rằng việc mở cửa kinh tế sẽ bào mòn những gì thuộc văn hóa Ba Tư, nên chỉ mở cửa cho du khách “Tây” từ Dubai sang Muscat bằng xe buýt dưới hình thức miễn visa.
Sự háo hức khiến tôi viết email liên hệ với Đại sứ quán Oman tại Bangkok hỏi về hình thức xin visa. Tôi nhận được hướng dẫn liên hệ với Đại sứ quán Oman tại Hà Nội. Bức thư phản hồi ấy khiến tôi ấm áp vô cùng, càng thôi thúc việc tìm kiếm visa vào Oman.
Cô nhân viên tại Đại sứ quán Oman ở Hà Nội khá lúng túng khi được hỏi hình thức xin visa du lịch. Cô cho biết chưa từng cấp cho bất cứ nào người Việt Nam nào dưới hình thức visa du lịch, hầu như ở Đại Sứ Quán chỉ giải quyết cho việc xuất khẩu, hay đi hợp tác lao động dưới sự bảo lãnh của đối tác tại Oman“Cô hỏi lại sếp giúp tôi”.

Cuốn sách mà Ngài Đại Sứ đã tặng cho tôi
Cũng chừng 15 phút sau, tôi nhận được điện thoại từ Đại sứ quán: “Sếp tôi cũng chưa biết hình thức nào để cấp visa du lịch vì chưa bao giờ làm điều này. Visa vào Oman rất khó, do bộ Nội vụ trực tiếp cấp. Nhanh và tốt nhất là mua tour từ bên đó để họ lo visa”, cô nhân viên giải thích và cho tôi đường link để mua tour.
Tôi email bằng tiếng Anh, trình bày những gì muốn và nhờ chuyển cho ngài Đại sứ và ông đã trả lời và khuyến cáo tôi là đừng đi Oman bởi chi phí sinh hoạt rất đắt đỏ, nên chọn một quốc gia khác. Tôi liều lĩnh giải trình: tôi có thể tiết kiệm chi phí đi du lịch chỉ bằng 20% số tiền khi mua tour. Bằng những giấy tờ liên quan tôi chứng minh rằng tôi qua đó không vì mục đích tìm kiếm việc làm, mà chỉ muốn khám phá một Ba Tư huyền bí. “Trước nay anh xin visa bằng hình thức nào?”. Tôi bèn trình bày cách thức xin visa vào một số quốc gia khó như Úc, Canada, Nhật… “Cứ làm như vậy đi tôi sẽ xem xét!”, ngài Đại sứ trả lời.
Tôi chuẩn bị hộ chiếu photo, hợp đồng lao động, giấy xác nhận mức lương hiện tại, sổ tiết kiệm, booking vé may bay, chụp các visa những nước đã đi qua… cùng với lá thư bằng tiếng Anh xin xét visa. Một tuần sau, cô nhân viên Đại Sứ Quán điện thoại thông báo cho tôi biết hồ sơ của tôi đã được chuyển đi và hỏi: “Hộ chiếu bản chính của bạn còn chỗ dán visa không?”. Tôi thấy mừng về câu hỏi này!. Cô cho biết ngài Đại Sứ đã viết thư tiến cử tôi cho bộ Nội vụ. Ba tuần sau, tôi đã có visa vào Oman với thời hạn được phép ở 3 tuần. Nhưng Đại sứ muốn tôi trực tiếp mang hộ chiếu gốc ra Hà Nội dán visa mà không cho phép bất cứ ai đến nhận dùm.
Tôi được ngài bắt tay và ký tặng một quyển sách giới thiệu về Oman qua từng giai đoạn lịch sử cùng những thành tựu khoa học mà họ đã đạt được. Quá bất ngờ!
Dù tốn khá vất vả và hồi hộp cho tấm visa, nhưng tôi cảm thấy rất vui và không thể quên kỷ niệm này, bởi tôi thấy một du khách được trân trọng khi xin visa, một đều không phải dễ thấy ở nơi khác!.
(Tham khảo bài viết đã được đăng trên báo TTCT ngày 21/06/2013)


Không có nhận xét nào: