Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Cẩm nang cơ bản cho lần đầu tới Đài Loan

Những lưu ý về ngôn ngữ, tiền tệ và phương tiện đi lại hữu ích cho mọi du khách lần đầu đặt chân đến Đài Loan.

Đài Loan là nơi vừa thể hiện được nét đẹp của thiên nhiên phong phú, màu sắc cổ xưa của văn hóa truyền thống lại không kém phần sôi động của đô thị hiện đại nhất nhì châu Á. Đài Loan có diện tích khoảng 36.000 km2 với phần lớn lãnh thổ là các đảo tạo thành.
Thành phố Đài Bắc là trung tâm văn hóa, chính trị có gần 7 triệu người sinh sống, mật độ dân số cao nhất Đài Loan. Với những du khách lần đầu đặt chân tới đây, một số thông tin cơ bản bên dưới sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Untitled-8621-1441784876.png
Khung cảnh thành phố nhìn ra tòa nhà 101 cao nhất Đài Loan. Ảnh: Alamy.
Ngôn ngữ nào được sử dụng ở Đài Loan ?
Đa số người dân đều nói tiếng Đài Loan - ngôn ngữ của người Hakka, dân tộc lớn nhất sinh sống ở đây. Ở các trường, học sinh được học tiếng Trung Quốc phổ thông. Ngoài ra một số vùng còn nói tiếng Quan Thoại hoặc Phúc Kiến.
Hai ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất ở Đài Loan là tiếng Anh và tiếng Nhật. Bạn có thể tới các quầy thông tin du lịch để hỏi những điều cần biết bằng tiếng Anh. Còn lại tại các quầy hàng hay cả lái xe taxi cũng không thạo tiếng Anh.
Sử dụng loại tiền tệ nào?
Người Đài Loan sử dụng đài tệ (NT), cả tiền giấy và tiền xu. Hiện có 5 mệnh giá tiền giấy: 2.000, 1.000, 500, 200 và 100 NT (100 Đài tệ khoảng 686.000 đồng). Tiền xu có các mệnh giá: 50, 20, 10, 5 và 1 NT.
Bạn nên đổi trước một ít Đài tệ ở nhà để tránh phải đổi tiền ở sân bay, khách sạn, những nơi đắt đỏ nhất. Bạn nên đổi tiền ở các ngân hàng của chính phủ hoặc các máy ATM. Mỗi ngân hàng sẽ có một tỉ giá khác nhau, sau khi đổi tiền trên hóa đơn sẽ ghi rõ khoản phí dịch vụ. Du khách nên kiểm tra thông tin tỉ giá trước.
Đổi tiền bằng thẻ tín dụng là cách rẻ nhất. Tuy nhiên, bạn cần chú ý bởi việc chuyển đổi sẽ không thực hiện ngay tức thì. Nếu tỷ giá thay đổi, việc chuyển đổi có thể tốn nhiều hơn so với ước lượng ban đầu của bạn.
Loại phương tiện đi lại nào thuận lợi?
Từ sân bay quốc tế Đài Bắc (Taoyan International Airport – CKS Airport), bạn có thể dễ dàng bắt xe buýt tới các điểm như Đài Bắc, Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng, Taoyuan và Hsinchu. Để đến sân bay, nếu ở các thành phố ven bờ biển phía Đông như Hualien hay Taitung, bạn nên bắt tàu tới Đài Bắc trước, rồi bắt xe buýt tới sân bay, mất khoảng 1 giờ đi xe buýt.
Tàu cao tốc là phương tiện thuận tiện nhất để tới sân bay (giá dao động từ 40 NT đến 1.300 NT theo quãng đường đi). Tuy nhiên, bến tàu cao tốc không nằm trong sân bay Taoyuan. Bạn cần bắt xe buýt theo chuyến giá 35 NT khoảng 20 phút sẽ đến nơi.
Ngoài tàu cao tốc, trong thành phố bạn có thể tùy chọn sử dụng hệ thống tàu điện ngầm (MRT), xe buýt, taxi hoặc tự thuê cho mình một chiếc ô tô. Trong đó, tàu điện ngầm được nhiều người chuộng nhất. Tránh dùng xe buýt trong các giờ cao điểm (7h - 9h30 và 17h - 19h), nên mang theo áo len mỏng bởi trên xe thường để điều hòa rất lạnh. Giá xe buýt sẽ đắt hơn trung bình 30 NT mỗi chuyến vào những ngày cuối tuần (từ 260 NT đến 630 NT/chuyến)
Dạo quanh những bãi biển, khu du lịch nổi tiếng như hồ Sun Moon, Kenting, Green Island và Penghu rất đơn giản. Bạn có thể thuê một chiếc xe tay ga giá rẻ mà chẳng cần bằng lái xe quốc tế hay thẻ ID. Cách dễ dàng nhất để thuê một chiếc xe là ở tại nơi bạn lưu trú.
Lưu ý khác
Bạn có thể tới Quầy thông tin của Bộ Du lịch Đài Loan ở sân bay để đăng ký nhận vé xe buýt miễn phí cho chặng đường từ sân bay Taoyuan đến Đài Bắc và ngược lại.
Tải ứng dụng iTaiwan để sử dụng wifi miễn phí tại tất cả các Trung tâm Du lịch. Bạn chỉ cần đăng ký bằng hộ chiếu là có thể truy cập internet dễ dàng ở mọi nơi có tín hiệu “iTaiwan”.
Như Bình


Đài Loan đi dễ, chẳng muốn về

Nói đến Đài Loan người ta thường nghĩ đến vùng đất của những nàng dâu Việt hơn là du lịch. Bởi cái đảo nhỏ xíu cỡ bằng Tây Nguyên của Việt Nam, có gì đâu mà chơi.

Nhưng tai nghe sao bằng mắt thấy, khi hãng hàng không giá rẻ mở đường bay TP.HCM – Taipei (Đài Bắc) với giá khuyến mãi chỉ 0 đồng thì tôi quyết làm một chuyến cho biết.
May mắn đặt được vé rẻ, khứ hồi chỉ hơn 2 triệu đồng, chưa kịp mừng thì đã lo khi lên mạng đọc được thông tin xin visa du lịch Đài Loan tự túc không hề dễ.
Nhưng không như giang hồ đồn đại, chỉ cần 1 đơn nghỉ phép của đơn vị đang làm việc, giấy xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội, vé máy bay, xác nhận đặt phòng khách sạn, lịch trình chuyến đi và sổ tiết kiệm vài chục triệu đồng, visa du lịch Đài Loan có thời hạn 3 tháng được cấp ngay trong vòng 1 tuần lễ.
Thông tin về đường xá, xe cộ, các điểm đến ở Đài Loan không có nhiều trong khi lời cảnh báo “dân Đài không giỏi tiếng Anh” thì đầy rẫy. Nhưng có hề gì, ngôn ngữ giao tiếp không quan trọng bằng thái độ ứng xử của người dân bản xứ. Dù không giỏi tiếng Anh nhưng họ sẵn sàng giúp bạn trước khi được nhờ vả.
Ở các nhà ga, bến xe, chỉ cần đứng ngửa cổ nhìn các bảng hướng dẫn chưa đầy 1 phút thì thể nào cũng có người bước đến hỏi thăm và chỉ dẫn tận tình. Đi lạc đường, chỉ cần đưa địa chỉ nơi muốn đến sẽ được những cô cậu học sinh móc smartphone ra dò đường giúp, thậm chí dẫn đến tận nơi.
Ngày đầu tiên tôi đến Đài Bắc (Taipei), đang toát mồ hôi với mạng lưới giao thông hiện đại nào xe lửa, tàu cao tốc, xe buýt, tàu điện ngầm thì được hai vợ chồng người Kaoshiung đến bắt chuyện làm quen rồi dẫn đi công viên Yangmingsang, tắm suối nước nóng miễn phí.
Trước khi chia tay, họ còn dẫn tôi vào chợ đêm Silin, đãi ly trà sữa và dẫn đến gặp một cô dâu Việt bán trái cây ở đây chỉ để đề nghị chị này cho số điện thoại để tôi có thể gọi điện nhờ giúp đỡ khi gặp khó khăn.
Con đường mù sương ở công viên Yangmingsan
Con đường mù sương ở công viên Yangmingsan
Nhật Nguyệt Đàm trong lành
Nhật Nguyệt Đàm trong lành
Alishan ẩm ướt, mù sương trong mùa hè
Alishan ẩm ướt, mù sương trong mùa hè
Đài Loan đi dễ, chẳng muốn về
 
Vùng nông thôn yên bình của xứ Đài
Vùng nông thôn yên bình của xứ Đài
Nói Đài Loan bé nhỏ nên chẳng có gì đẹp là sai lầm. Một năm có đủ 4 mùa nên Đài Loan cũng là địa chỉ ngắm hoa anh đào tuyệt đẹp vào mùa xuân. Mùa thu, đất trời lại đầy màu sắc bởi những rừng phong lá đỏ.
Tôi đi Đài vào mùa hè nên không có màu gì nóng bỏng, rừng chỉ xanh ngắt một màu. Đi từ Đài Bắc lên Nhật Nguyệt Đàm (Sun Moon Lake) rồi qua A Lý Sơn (Alishan), ghé Fenqihu, đâu đâu cũng thấy rừng, xen lẫn đâu đó là những xóm làng yên bình với những giàn mướp nở hoa vàng rực, những vườn nho trĩu quả và những vườn cau bạt ngàn trong gió.
Sau nhiều ngày quay cuồng ở mạn Tây với nhà cửa, xe cộ nườm nợp tôi về Cao Hùng (Kaoshiung) bắt tàu lửa địa phương đi vòng qua mạn Đông để đến Hoa Liên (Hualien). Tàu chạy mất 6 giờ đồng hồ, khi thì cặp sát biển, khi thì giữa đồng lúa xanh bạt ngàn.
Xứ Đài vừa quen vừa lạ. Quen bởi cảnh đồng quê thanh bình yên ả, lạ bởi cũng là tàu lửa hạng thường nhưng chạy êm ru, ghế ngồi rộng rãi, có chỗ gác chân, tựa lưng tiện nghi, sạch sẽ.
Điểm nhấn của Đài Loan là Hoa Liên với vườn quốc gia Toroko hùng vĩ. Do không có thời gian, tôi chỉ “cưỡi” bus đi qua đây. Dù chỉ 150 km nhưng đường toàn là đèo dốc nên đi mất nửa ngày. Xe đi xuyên qua rừng với những hẻm núi kỳ vĩ, những rừng thông cổ thụ ngàn năm tuổi và cả một đỉnh núi mờ sương cao hơn cả Fanxipan, 3.275m.
Đài Loan đi dễ, chẳng muốn về
Hẻm núi hùng vĩ ở Toroko
Hẻm núi hùng vĩ ở Toroko
Đài Loan đi dễ, chẳng muốn về
Đài Loan đi dễ, chẳng muốn về
Cingjing yên bình
Cingjing yên bình
Sau khi vòng vèo qua những con đèo hiểm trở, xe dừng ở Cingjing, một ngôi làng nhỏ xinh có trang trại cừu, đồi chong chóng và những sản vật địa phương như táo, lê, rau củ,… Lưu luyến lắm nhưng tôi chỉ có khoảng 3 giờ đồng hồ để dạo chơi ở đây, sau đó phải bắt xe bus về lại Đài Bắc để sáng hôm sau về nước.
Đài Loan nhỏ, cảnh trí không đẹp xuất sắc nhưng khí hậu trong lành, con người dễ mến khiến đi tới đâu cũng muốn lưu lại thật lâu.
Là đất nước phát triển nhưng du lịch Đài Loan không quá đắt đỏ. Ở đây có 4 loại phương tiện để du khách lựa chọn là xe buýt, tàu điện ngầm, tàu lửa cao tốc và tàu lửa thường. Đi buýt và tàu thường là tiết kiệm nhất nhưng cũng không mất quá nhiều thời gian bởi đường sá ở Đài Loan rất khang trang.
Giao thông ở Đài Loan rất trật tự, ngăn nắp
Giao thông ở Đài Loan rất trật tự, ngăn nắp
Chợ đêm Silin, thiên đường ẩm thực ở Đài Bắc
Chợ đêm Silin, thiên đường ẩm thực ở Đài Bắc
Đậu hủ thối, đặc sản xứ Đài
Đậu hủ thối, đặc sản xứ Đài
Đến Đài Loan đừng quên uống trà sữa, ngon và rẻ không nơi đâu sánh bằng
Đến Đài Loan đừng quên uống trà sữa, ngon và rẻ không nơi đâu sánh bằng
Ẩm thực xứ Đài thì khỏi phải chê, phong phú, đa dạng và rất đẹp mắt. Chỉ cần 50.000 đồng – 100.000 đồng là đã có một bữa ăn ngon.
Về lưu trú, ở các TP lớn có nhiều nhà nghỉ tập thể giá rất mềm, trên dưới 500.000 đồng/đêm nhưng rất tiện nghi, sạch sẽ.
Đặc biệt, ở Đài Loan nhà vệ sinh miễn phí có mặt khắp mọi nơi, trang bị đầy đủ xà phòng, giấy. Nước uống cũng được trang bị ở một số nhà ga, bến xe nên chỉ cần mang theo chai không là khỏi lo bị khát.
Đi du lịch, khi đến xứ người ai cũng có nhiều nỗi lo như đi lạc, mất cắp, bị lừa,… Riêng khi đến Đài Loan bạn chẳng phải lo gì cả. Chỉ cần mở lòng ra, cởi mở với người bản xứ thì bạn sẽ được giúp đỡ tận tình.
Đài Loan nhỏ nhưng dễ thương, đến rồi chẳng muốn về và về rồi thì lại tính chuyến đến thêm lần nữa.
Bài và ảnh Thiên Kim 
(Theo Người lao động)

Không có nhận xét nào: