Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Món ăn đường phố nhìn là thèm ở Đài Nam

Trong khi TP Đài Bắc của Đài Loan nổi tiếng về cảnh đẹp thì Đài Nam lại hấp dẫn bởi các món ăn đường phố ngon tuyệt đỉnh.


Dai-Nam-4-2705-1425030159.jpg
Chè tám món là món tráng miệng rất được giới trẻ Đài Loan say mê. Mùa hè thì thêm đá bào, mùa đông lại thành món chè nóng với nhiều thành phần được biến hóa đa dạng. Hãy tìm đến quán Shi Jing Jiu, số 246, đường Minzu 2, quận Tây Trung để ăn chè tám món nhé.
Dai-Nam-6-4999-1425030159.jpg
Lu mian (mỳ om) là món mỳ có nước dùng sền sệt nấu từ bột bắp, mộc nhĩ thái nhỏ, lòng trắng trứng và thịt lợn. Quán Ah Mei ở số 88 đường Minquan, quận Tây Trung là chuyên gia làm món này.
Dai-Nam-11-6149-1425030159.jpg
Tào phớ của Đài Nam cũng hao hao Việt Nam, tuy nhiên nó được chan thêm nước sốt ngọt làm từ đường nâu và thêm đậu đỏ, đậu xanh, khoai môn tùy thích. Tào phớ An Bình Bean Jelly số 433 đường Anbei, quận Anping được coi là một điểm đến yêu thích cho những ai mê món ăn này.
Dai-Nam-2-7337-1425030159.jpg
Bạn có thể tìm thấy món mỳ Danzai với thịt băm và tôm ở quán Du Xiao Yue, số 101, đường Zhongzheng, quận Tây Trung, Đài Nam.
Dai-Nam-14-9406-1425030160.jpg
Món cơm Thổ Nhĩ Kỳ với phần gà tây xé nhỏ rưới mỡ gà có giá dưới 1 USD ở Roubo Huoji Rou Fan, số 12-2, đường Gongyuan, quận Tây Trung.
Dai-Nam-15-9984-1425030160.jpg
Wa gui là thuật ngữ địa phương chỉ tên một loại bánh gạo được trộn với lòng đỏ trứng vịt, nấm hương, thịt lợn và tôm, chan nước tương và dầu mè. Quán Fu Sheng Hao ở số 8, ngõ 333 đường Ximen, quận Tây Trung là nơi giữ vương miện cho việc chế biến món này ngon nhất ở Đài Năm trong suốt ba thập kỷ qua.
Dai-Nam-18-6822-1425030160.jpg
Được phát minh vào những năm 1940, bánh mỳ quan tài là cách bắt chước thú vị của người Đài Loan với món bánh mỳ của phương Tây. Bao bên ngoài là lớp bánh mỳ nướng, bên trong có hải sản, thịt lớn, nấm, đậu Hà Lan và cà rốt. Nhà hàng ẩm thực địa phương An Bình, số 93, đường Yanping, quận Anping có phục vụ món ăn kỳ quái này.
Dai-Nam-3-3713-1425030160.jpg
Món súp vịt của nhà hàng có lịch sử 50 năm Ah Mei (ở số 138, đường Minquan, quận Tây Trung) với vịt được tẩm ướp gia vị, rim, sau đó đun thật kỹ trong 3 giờ lền trên than củi, không dễ để thưởng thức nếu bạn không đặt chỗ trước.

Dai-Nam-1.jpg
Khá giống món cơm thịt kho tàu của chúng ta, những miếng thịt ba chỉ kho này cũng tan chảy trong miệng nhờ được om nhiều giờ. Nếu nhớ đồ ăn Việt Nam bạn có thể tìm đến Fu Tai, số 240, đường Minzu 2, quận Tây Trung để thưởng thức.
Dai-Nam-5.jpg
Cá măng là món ăn rất được người Đài Loan yêu thích. Cách chế biến nhanh và ngon nhất là lọc xương, gói giấy bạc nướng, chấm cùng muối tiêu và chanh. Nếu muốn ăn cá măng bạn có thể đến quán Chih-kan Peddler, số 700, đường Minzu Road 2, Quận Tây Trung.
Dai-Nam-7.jpg
Món trứng tráng với sò, bột khoai lang và rau diếp là một sự kết hợp kỳ lạ nhưng lại ngon độc đáo của các đầu bếp ở Old Fort Oyster Omelet, số 85, đường Xiaozhong, quận Anping.
Dai-Nam-8.jpg
Cơm bình dân với thịt ba chỉ được om với nước sốt của đậu nành và các loại thảo mộc với một thìa rượu gạo. Món cơm này thường ăn kèm đậu phụ om, trứng và măng. Địa chỉ: Yi Deng Pin, số 372-1, An Bình, quận An Bình.
Dai-Nam-9.jpg
Mùa cá thu Tây Ban Nha cao điểm ở Đài Nam là từ cuối hè đến đầu thu. Cách phổ biến nhất để chế biến là đem chiên với một chút chanh. Quán Fu Tai, số 240, đường Minzu 2, quận Tây Trung có bán món cá này.
Dai-Nam-13.jpg
Ở bất kỳ đâu của Đài Loan bạn cũng có thể tìm thấy món mỳ lươn. Tuy nhiên món mỳ xuất sắc lại ở tiệm Lâu đài phía đông, số 235, đường Xime 1, quận Đông, Đài Nam.
Dai-Nam-16.jpg
Tôm cuộn chiên của Đài Loan na ná món tempura chủa Nhật tuy nhiên tôm được bọc trong lớp bánh tráng mỏng, thêm cả hành lá rồi mới đem chiên để có vị giòn thơm hơn. Quán tôm cuộn chiên nổi tiếng nhất ở Đài Nam mở cửa từ năm 1965, ở số 125, An Bình, quận An Bình.
Dai-Nam-17_1425030093.jpg
Bánh bao của người Đài Loan có nhân là thịt lợn với nấm hương và măng, chan cùng nước sốt ngọt sền sệt. Quán Martial God Rouyuan, số 225, đường Yongfu 2, quận Tây Trung có phục vụ món này.
Hạt Tiêu
Nguồn: CNN Travel

Ẩm thực phong phú ở phố cổ Đạm Thủy, Đài Loan

Đến khu phố cổ Đạm Thủy, bạn chắc chắn sẽ mê mệt từ món đậu hũ nhồi miến đến nước ô mai chua hay phần ăn có cái tên rất độc đáo: Châu Kiệt Luân.


Ngoài lối kiến trúc cổ xưa, cảnh trí đẹp đẽ thì khu phố cổ Đạm Thủy còn nổi tiếng với nhiều món ăn ngon mang hương vị truyền thống của Đài Loan. Sẽ rất thiếu sót nếu bạn đến Đài Loan mà không ghé Đạm Thủy, mà đã đến Đạm Thủy thì phải khám phá những món ăn đặc trưng của khu phố này.
A ge
Đến Đạm Thủy nhất định phải ăn A ge. Món này được đặt tên bằng tiếng Nhật, "a ge" (đọc tắt của "abura age") trong tiếng Nhật có nghĩa là "lớp vỏ đậu hũ chiên giòn". Người ta nhồi miến bên trong miếng đậu hũ, sau đó chiên lên. Vỏ đậu hũ hơi dày, được ăn chung với tương cá. Vì những sợi miến rất mềm nên bạn có cảm giác như nó hòa tan ngay trong miệng khi ăn. Phần tương có vị ngọt ngọt cay cay. Nếu ăn không quen, có thể bạn sẽ thấy hơi dầu mỡ.
a-ge-4708-1420697942.jpg
Một phần a ge có giá khoảng 35 TWD (tương đương 25 nghìn) Ảnh: ipeen
Nước ô mai chua
Màu đỏ bắt mắt của ô mai, thêm vị thanh ngọt, hơi chua và mát lạnh của ly nước sẽ khiến bạn có cảm giác vô cùng sảng khoái dưới trời nóng giữa khu phố này. Mới nhìn, màu của nước dễ làm người khác nghĩ rằng món này rất ngọt hoặc có mùi rượu. Nhưng khi nếm thử, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên vì độ vừa miệng của nó. Hầu hết du khách đến Đạm Thủy đều cầm trên tay một ly ô mai chua vừa đi vừa uống thay vì trà sữa Đài Loan nổi tiếng.
nuoc-mai-chua-8657-1420697942.jpg
Một ly nước ô mai chua có giá 30 TWD (tương đương 21 nghìn) - Ảnh pmlovestory
Trứng sắt
Loại lớn là trứng gà, loại nhỏ là trứng cút. Trứng được hầm thật lâu (khoảng 1 tuần) cho đến khi lên mùi và lòng trắng trứng chuyển sang màu sẫm, trở nên cứng cứng, vì thế món này được gọi là trứng sắt. Lớp lòng trắng hơi giòn, có cảm giác sật sật khi nhai nhưng lại không khô như tưởng tượng. Lòng đỏ trứng thì rất mềm nên khi ăn rất thú vị. Đây là món ăn nổi tiếng ở Đài Loan và được bày bán khắp nơi.
trung-sat-2-JPG-9753-1420697942.jpg
Thông thường người ta bán theo gói đã đóng sẵn, một gói trứng sắt có giá 100 TWD (khoảng 70 nghìn)
Tôm cuộn
Giống sủi cảo chiên nhưng bên trong là nhân tôm, được cuốn lại bằng một lớp vỏ bánh mỏng, chiên giòn và xiên trên một cây que nhỏ. Khi ăn, bạn quết một lớp nước tương hoặc tương ớt lên trên xiên tôm cuộn. Lớp vỏ giòn và phần nhân tôm thơm ngon bên trong sẽ khiến bạn mê mệt khi nếm thử món này.
Tom-cuon-7032-1420697942.jpg
Tôm cuộn trên phố cổ Đạm Thủy có giá khoảng 20 TWD/xiên (tương đương 14 nghìn/xiên) - Ảnh: sealpha
Bánh thịt bí đao
Nếu đến Đạm Thủy mà chưa thưởng thức món bánh trứ danh này thì coi như bạn chưa đặt chân đến đây. Đây là một loại bánh khá nổi tiếng, thường được tặng trong lễ đính hôn ở Đài Loan. Bên trong nhân bánh có lòng đỏ trứng, thịt bằm, mang vị hơi mặn. Lớp vỏ được làm từ bột và cho nhiều đường mạch nha nên ở Quảng Châu người ta gọi bánh này là bánh thủy tinh. Hạt mè được rắc lên trên vỏ bánh nên rất thơm. Khi ăn, lớp vỏ vừa giòn vừa ngọt kết hợp với phần nhân mặn bên trong tạo nên mùi vị mang đậm nét truyền thống của người Đài Loan.
banh-thit-bi-dao-6200-1420697942.jpg
Ngoài ra, người ta còn gọi bánh thịt bí đao là bánh hỷ
Phần ăn Châu Kiệt Luân
Rất nhiều người thắc mắc khi vô tình nghe đến cái tên này, thậm chí đến Đài Bắc, họ nhất định phải tìm đến quán ăn duy nhất ở Đạm Thủy có bán phần ăn Châu Kiệt Luân để thỏa trí tò mò, và hầu hết đều cảm thấy rất hài lòng sau khi ăn.
Có thể nói Châu Kiệt Luân là niềm tự hào của nền âm nhạc Đài Loan. Lúc nhỏ, Châu Kiệt Luân thường xuyên đến Đạm Thủy ăn súp hoành thánh và đùi gà tại một tiệm nhỏ ở khu phố này, vì thế chủ quán đã dùng tên của anh để đặt cho phần ăn mà anh thường ăn. Ở đây còn lưu lại hình ảnh và chữ kí của Châu Tổng (tên thường gọi của Châu Kiệt Luân).
chau-kiet-luan-1733-1420697943.jpg
Một phần ăn Châu Kiệt Luân có giá khoảng 100 TWD (tương đương 70.000 đồng) - Ảnh:Paulandlam
Phần ăn này trông rất hấp dẫn với một tô súp hoành thánh và một đùi gà. Vỏ hoành thánh rất mỏng, nhân thịt bên trong lại rất ngon và ngọt. Từ hương thơm đến mùi vị đều rất tươi, thơm ngon và thanh đạm làm cho bạn muốn húp đến giọt súp cuối cùng. Bạn có thể gọi thêm một phần đá bào trái vải ở tiệm này để ăn kèm. Vải tươi được đông lạnh sẵn, vừa thơm mùi vải, vừa ngọt lại rất mát. Nước bên trong còn được cho một chút mật hoa quế và dứa nên hương vị rất phong phú, cắn một miếng sẽ có cảm giác quả vải tan thành những vụn nhỏ bên trong. Nếu có cơ hội đến đây, bạn hãy ghé quán và gọi một phần ăn Châu Kiệt Luân kèm đá bào trái vải để thưởng thức nhé.
Tiểu Văn

Những món ăn vặt có tên lạ ở chợ đêm Đài Bắc

Ếch đẻ trứng, ruột lớn bọc ruột nhỏ hay trư huyết cao... là những món ăn khiến bạn tò mò đến nỗi không thể không nếm thử nếu đến chợ đêm Sĩ Lâm ở Đài Bắc (Đài Loan).


Đài Loan nổi tiếng với ẩm thực phong phú và những khu chợ đêm sầm uất, trong đó chợ đêm Sĩ Lâm là một trong những nơi lớn nhất tại Đài Bắc. Nằm trên đường Đại Đông, khu chợ này rất náo nhiệt. Hai bên đường bán vô số đồ ăn vặt và hầu như hàng nào cũng có người xếp hàng để mua. Ngoài những món ăn quen thuộc như tàu hũ thối, thịt xiên... thì chợ đêm Sĩ Lâm còn thu hút bởi những món ăn có những cái tên rất lạ, khiến bạn không khỏi ngạc nhiên.
Ếch đẻ trứng
Mới nghe tên, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ đây là một món ăn được làm từ thịt ếch. Nhưng khi ghé vào một tiệm bán ếch đẻ trứng, bạn sẽ 'trố mắt' khi nhìn thấy món này, thậm chí hoài nghi không biết mình đã tìm đúng món chưa.
Ếch đẻ trứng thật ra là một loại đồ uống, trong đó có bột viên lạnh (một loại hạt giống hạt trân châu uống kèm với trà sữa). Tuy nhiên khác với trân châu, hạt ếch đẻ trứng nhỏ hơn, lại có vị ngọt, các viên dính dính vào nhau rất giống nòng nọc nên được gọi là ếch đẻ trứng. Khi nhai có cảm giác giống như đang ăn những viên thạch nhỏ xíu, tuy nhiên vì có thêm sữa nên rất thơm chứ không giống như uống thạch trong nước. Những ly ếch đẻ trứng đều được in hình một chú ếch xanh, mang phong cách xưa cũ.
edt-8947-1422386407.jpg
Trông không khác gì trà sữa, một ly ếch đẻ trứng có giá khoảng 35 TWD (tương đương 25.000 đồng)
Ruột lớn bọc ruột nhỏ 
Cái tên khiến nhiều người cảm thấy ngại khi ăn món này, nhưng thật ra nó không "kinh khủng" như bạn nghĩ. Thực chất, ruột lớn bọc ruột nhỏ chính là dùng một cây xúc xích lớn, xẻ đôi ra, thêm rau thơm, dưa leo thái sợi và kẹp một cây xúc xích nhỏ hơn rồi nướng lên. Khi ăn, bạn nên cho thêm tương ớt để món ăn không bị ngấy vì phần ăn rất to. 
Xúc xích Đài Loan thường được làm thủ công, nêm nếm rất nhiều gia vị nên có hương vị rất đặc biệt. Chúng được treo thành từng dây dài trông giống như ruột non, ruột già. Thoạt nhìn, một phần ruột lớn bọc ruột nhỏ như một ổ bánh mì kẹp xúc xích, không có gì kinh dị cả, thậm chí rất nhiều người thích ăn món này vì mùi vị của nó không tệ chút nào.
44-2096-1422386407.jpg
Một phần ruột lớn bọc ruột nhỏ ở chợ đêm Sĩ Lâm có giá khoảng 50 TWD (tương đương 35.000 đồng)
Phi lê gà siêu to
Không có gì lạ nếu bạn thấy trước cửa hàng bán phi lê gà siêu to lúc nào cũng có từng hàng dài người chờ đợi để mua. Đây là một món ăn khá nổi tiếng ở chợ Sĩ Lâm. Miếng phi lê gà được thái thành những lát mỏng, to, sau đó đem chiên giòn, rồi cho mè lên trên. Khi nhìn thấy phần ăn này, bạn sẽ xuất hiện cảm giác 'khủng hoảng' vì sự khổng lồ của nó. Một người bình thường không thể nào ăn hết một phần được. 
plg-5086-1422386407.jpg
Phần ăn khổng lồ này có giá khoảng 60 TWD (tương đương 45.000 đồng)
Trư huyết cao
Thành phần chính của trư huyết cao chính là huyết heo và gạo nếp trộn chung với nhau. Khi ăn, người ta cho thêm rau thơm và nhúng que trư huyết cao vào mâm đậu phộng xay nhuyễn để làm mất đi mùi của huyết heo. Trư huyết cao thường được cắt thành từng miếng hình chữ nhật hoặc hình tam giác, xiên một que tre vào chính giữa để thực khách có thể thoải mái vừa cầm trư huyết cao thưởng thức vừa dạo chợ hệt như đang ăn kem. Món này sẽ ngon hơn nếu bạn ăn cay.
thc-1127-1422386407.jpg
Một que trư huyết cao có giá từ 10 đến 20 TWD (khoảng 7.000 đến 14.000 đồng).
Tiểu Vănl

Không có nhận xét nào: