Sách kỉ lục Guinness thế giới đã dành danh hiệu “nơi sét đánh nhiều nhất thế giới” cho hồ Maracaibo.

Tia sét liên tục phát ra trên hồ Maracaibo, Venezuela khiến nhiều người cho rằng nơi đây bị “trời phạt” nhiều nhất thế giới
Hồ Maracaibo (tiếng Tây Ban Nha: Lago de Maracaibo) là một vịnh nước lợ lớn ở Venezuela. Với diện tích 13.210 km² nó là hồ lớn nhất ở Nam Mỹ.
Các ghi chép địa chất cho thấy rằng nó là một trong những hồ lâu đời nhất trên Trái đất với độ tuổi 20-36.000.000 tuổi. Tuy nhiên, một điều đặc biệt khiến nó nổi tiếng hơn cả: sách kỉ lục Guinness thế giới đã dành danh hiệu “nơi sét đánh nhiều nhất thế giới” cho hồ Maracaibo với ghi nhận 250 tia sét trên km² mỗi năm.
Nơi con sông Catatumbo tiếp giáp với hồ Maracaibo, một năm có tới 260 ngày mưa bão nên không có gì lạ khi mỗi đêm, hàng ngàn tia sét phóng xuống làm bầu trời gần như lúc nào cũng rực sáng. Người dân bản địa đi thuyền trong đêm tối lợi dụng thứ ánh sáng tự nhiên này để xác định phương hướng.
Thời điểm hồ Maracaibo bị “trời phạt” nhiều nhất trong năm chính là tháng 10, khi hàng loạt cơn bão mang theo mưa lớn, sấm chớp đổ xuống. Có những lúc người ta có thể nhìn thấy trung bình 28 tia sét mỗi phút. Ước tính lượng sét nơi đây có thể tạo ra nguồn điện 1 triệu volt hàng năm.

Người ta có thể nhìn thấy ánh sáng từ những tia sét ở khoảng cách hơn 400 km (Ảnh: Mysteriousuniverse)
Rất nhiều chuyên gia đã cố gắng đi tìm lời giải cho hiện tượng này trong hàng thập kỷ. Vào thập niên 60, các chuyên gia nhận định nguyên nhân của hiện tượng này là dòng sông Catatumbo trên đường đổ ra hồ Maracaibo đã chảy qua một đầm lầy chứa nhiều chất hữu cơ bị phân hủy. Những chất hữu cơ này giải phóng một lượng lớn khí metan, kết hợp với uranium tỏa ra từ các dãy đá xung quanh tạo thành những cơn bão kéo dài vô tận.
Gần đây, giới khoa học đưa thêm giả thuyết các mỏ dầu dưới lòng hồ sản sinh ra khí mê-tan, giúp không khí trên mặt hồ trở thành chất dẫn điện tốt.
Tuy nhiên, hiện tại, nhiều người nghiêng về giả thuyết sự kết hợp của địa hình và gió quanh hồ Maracaibo mới là nguyên nhân chính. Theo giải thích của TSDaniel Cecil, thuộc Trung tâm Thời tiết và Thủy văn toàn cầu (Mỹ), địa hình đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy luồng gió nóng hay lạnh, qua đó hình thành nên những cơn bão.
Ban ngày, ở khu vực Tây Bắc Venezuela, hồ Maracaibo chảy qua thành phố cùng tên vào biển Caribbean. Hơi nước từ mặt hồ được mặt trời sưởi ấm bốc lên cao. Về đêm, gió mậu dịch từ biển thổi tới đẩy khối không khí ấm áp này vào tầng không khí lạnh thổi ra từ các ngọn núi, tạo nên những “đám mây bão” phát ra tia lửa điện gọi là sét.

Những đám mây giống khổng lồ trên bầu trời Maracaibo
Ngày nay, hồ Maracaibo trở thành một điểm đến tuyệt vời dành cho du khách trên toàn thế giới. Thời điểm tốt nhất để đến Maracaibo và tận hưởng những cảm giác thú vị với những cơn bão là khoảng tháng 10.
Nếu muốn một khung cảnh lãng mạn, bạn có thể đến vào mùa khô khoảng từ tháng 1 đến tháng 2, khi đó các cơn giông nhanh chóng đi qua để lại một bầu trời Nam Mỹ đầy sao trong vắt. Và nếu có ý định ghé thăm Maracaibo, hãy chắc chắn rằng chiếc máy ảnh của bạn còn đầy bộ nhớ bởi 28 lượt sét mỗi phút sẽ khiến bạn chụp không ngừng tay nổi.
*Tiêu đề bài viết đã được thay đổi

Đi 'ngắm' sét ở vùng đất bị trời trừng phạt nhiều nhất

Với du khách thích thú những màn “hòa âm ánh sáng” của sấm sét thì Nam Mỹ chắc chắn sẽ là vùng đất lý tưởng để thôi thúc những bước chân khám phá.
Đi 'ngắm' sét ở vùng đất bị trời trừng phạt nhiều nhất
Maracaibo ở bang Zulia, Venezuela là mặt hồ lớn nhất Nam Mỹ, nơi tia sét xuất hiện với tần suất cao nhất thế giới, trung bình 140 - 160 đêm một năm, 10 giờ mỗi ngày, 28 lần mỗi phút. Các cuộc nghiên cứu cho thấy mỏ dầu, metan, mỏ đá chứa uranium dưới lòng hồ chính là nguyên nhân thu hút những tia sét.
Đi 'ngắm' sét ở vùng đất bị trời trừng phạt nhiều nhất
Hiện tượng thời tiết này cũng gắn liền với nền độc lập của đất nước Venezuela. Năm 1823, những đợt sấm chớp này đã giúp quân đội Venezuela phát hiện tàu chiến của quân Tây Ban Nha và giành chiến thắng trước kẻ thù. Chính vì thế, hình ảnh tia chớp xuất hiện cả trên lá cờ và quốc ca của bang Zulia.
Đi 'ngắm' sét ở vùng đất bị trời trừng phạt nhiều nhất
Đến khu vực hồ, bạn có dịp chứng kiến những màn trình diễn sấm sét vô cùng độc đáo và ngoạn mục mà không nơi nào có, thậm chí vẫn có thể nhìn rõ ở khoảng cách hơn 40km. 
Đi 'ngắm' sét ở vùng đất bị trời trừng phạt nhiều nhất
Hiện tượng sấm sét diễn ra tại cửa sông Catatumbo - nơi được mệnh danh “Ngọn hải đăng của Maracaibo” với chu kỳ từ tháng 4 đến mùa cao điểm vào tháng 12.
Đi 'ngắm' sét ở vùng đất bị trời trừng phạt nhiều nhất
Trước mặt du khách là những tia chớp chằng chịt xé toạc bầu trời cùng tiếng gầm vang dậy cả mặt đất. Đám mây bão kéo ùa đến, đuổi các vì sao nhỏ bé về phía đông để lại bầu trời đêm giờ đây chỉ còn lại những tia chớp đang giận dữ trút từng đợt xuống khu vực hồ.
Đi 'ngắm' sét ở vùng đất bị trời trừng phạt nhiều nhất
Ngoài ra, khu rừng nhiệt đới bao quanh hồ Maracaibo còn là nơi cư trú của các loài báo, cá sấu, trăn Nam Mỹ, bướm và vô số loài động thực vật khác. Sẽ không lãng phí nếu bạn dành thời gian để khám phá thế giới tự nhiên hoang dã nơi đây.
Đi 'ngắm' sét ở vùng đất bị trời trừng phạt nhiều nhất
Tiếp sau đó, những chĩa sét nổ tung tứ phía, dù không muốn nhưng chắc chắn bạn cũng phải nhắm mắt lại trước màn trình diễn “kịch liệt” như vậy. Sét bắn xuống từ những đám mây hệt như rễ cây dày đặc. Sẽ không ngoa khi nói rằng đất trời sáng rực tựa ban ngày.
Đi 'ngắm' sét ở vùng đất bị trời trừng phạt nhiều nhất
Đặc biệt hơn nữa là những tia sét này đôi lúc có màu trắng, màu đỏ, thậm chí cả màu tím. Không thể tin được là những người người dân làng chài lại tận dụng những “ngọn hải đăng thiên nhiên” này để đánh bắt cá vào buổi tối. Họ quả thật dũng cảm.
Đi 'ngắm' sét ở vùng đất bị trời trừng phạt nhiều nhất
Bạn có thể đăng ký các tour tham quan và khởi hành từ thành phố Mérida để chiêm ngưỡng sét. Nếu không muốn ở lại làng, bạn  có thể chọn khách sạn Posada Casa Sol với giá 6-7 triệu đồng/đêm. Du khách cần chuẩn bị tiền mặt tại thủ đô ở Venezuela do một số thị trấn nhỏ nơi đây không áp dụng thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Theo Xuân Lộc/Tuổi Trẻ