Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Thủ đô không có bức tường trống!

(iHay) Dân du lịch đến thủ đô Quito (Ecuador) đều rất ngạc nhiên khi nhìn vào các bức tường trên khắp ngõ ngách của thành phố này. Chính cư dân Quito cũng tự đặt cho thủ đô của mình cái tên 'thành phố không có bức tường trống' bởi tất cả các bức tường tại đây đều được phủ bởi các bức tranh graffiti đầy màu sắc.


Các hình vẽ graffiti trên khắp nẻo đường đất nước Ecuador

Theo những người dân ở Quito, biệt danh này có hai nghĩa. Một là, các bức tường được sinh ra tại Quito hầu như chỉ để dành cho việc phủ lên các bức tranh graffiti. Hai là, theo đúng nghĩa đen, không có bức tường nào tại thủ đô này còn trống!
Thật vậy, hầu như bất kỳ bức tường nào ở thành phố này đều là nơi để các nghệ sĩ trình diễn. Tôi đã lang thang khắp các ngõ ngách của Quito, từ những đường phố rộng lớn, vắng lặng đến phố cổ, nơi san sát người và xe. Từ những bức tường của các khu đất bỏ hoang đến bức tường của một ngôi nhà hiện đại. Đi đến đâu cũng bắt gặp những bức tranh graffiti trên các bức tường.

Các hình vẽ graffiti trên đường phố thủ đô Quito 
Thông điệp của các bức vẽ này là gì? Các nghệ sĩ graffiti của Quito sử dụng bức tường thành phố để nhận xét về cuộc sống và cảnh sinh sống của thành phố, quốc gia. Graffiti ở Quito cũng trở thành một phương tiện của công luận và thảo luận.
Bên cạnh đó, trên các bức tường còn có các thông báo ghi công khai của các nhà báo, nhà bình luận và chính trị gia tìm cách nói chuyện với người dân. Người ta cũng dễ dàng bắt gặp những dòng chữ ca ngợi tổng thống Rafael Correa của một một vài người dân không giấu giếm thể hiện công khai trên các bức tường.
Nhưng, một số bức tường tại một số địa điểm trong thành phố được giới graffiti xem là “bất khả xâm phạm” và không bao giờ vẽ lên. Đó là các di tích cổ, nhà máy hiện đại và cầu cạn đường cao tốc…

Graffiti trong một khu đất trống

Bên ngoài đường hầm

Trên tường một tiệm tạp hóa
 
Nghệ thuật graffiti từ Quito đã lan mạnh ra khắp đất nước. Trên mọi nẻo đường tôi đi, từ hướng về điểm vĩ tuyến 0 đi qua, đến con đường dẫn đến sông Misahualli, thượng nguồn sông Amazon, nơi sinh sống của các bộ lạc da đỏ… đều đã in dấu ấn của graffiti trên các bức tường.
Phượt ký của Đăng Nguyên

 

Không có nhận xét nào: