Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Kỳ lạ hồ nước nhiều màu sắc

Hồ Natron là một hồ muối lớn tọa lạc ở miền Bắc quốc gia Tanzania, gần biên giới Kenya. Hồ nổi tiếng bởi có vẻ đẹp nhiều màu sắc. Bình thường nước hồ có màu xanh, chuyển sang mùa hồ, nước hồ sẽ có màu đỏ thẫm.
Hồ Natron
Hồ Natron

Hồ nép mình dưới những ngọn núi lửa lớn nằm cuộn sóng, hồ Natron cũng là điểm thấp nhất của thung lũng núi lửa và nằm ở độ cao 600m so với mực nước biển.
Natron được dòng sông Ewaso Ng'iro cung cấp một lượng chất khoảng chất lớn. Độ sâu của hồ cũng khá khiêm tốn (chưa đầy 3 mét), độ sâu của hồ có thể thay đổi tùy thuộc vào mực nước. Thường mực nước hồ thay đổi do sự bốc hơi vào những mùa khô nóng. Chính quá trình bốc hơi đã để lại một lượng muối và nhiều khoáng chất.
Khu vực xung quanh hồ trơ trụi không có cây do đó khá oi nóng vào mùa khô, không thích hợp cho việc tham quan du lịch. Tuy nhiên đối với những người thực sự muốn tham quan hồ Natron vào thời điểm đó, thì cái mà họ nhận được đó là một khung cảnh đẹp tuyệt vời.
Hồ Natron còn đặc trưng bởi màu nước đỏ thẫm, hiện tượng này xảy ra là do sự bốc hơi mạnh vào mùa khô nóng. Khi nước bốc hơi, độ mặn trong hồ tăng lên tạo điều kiện cho những sinh vật thích sống trong môi trường mặn phát triển mạnh. Những vi sinh vật ưa mặn thường thuộc chủng khuẩn Cyanophita.
Kỳ lạ hồ nước nhiều màu sắc
Chủng vi khuẩn này đã biến nước hồ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ thẫm, ở những nơi cạn hơn của hồ thường có màu vàng cam. Phía trên của mặt nước là nơi có màu đậm đặc nhất bởi lẽ các loài vi khuẩn này tập trung chủ yếu trên mặt nước.
Do nhiệt độ cao (41°C) cộng thêm nồng độ muối trong nước hồ đậm đặc cho nên không có nhiều loài động vật hoang dã sống ở đây. Chỉ có một loại động vật thích ở đây là loài chim hồng hạc, đồng thời hồ cũng là ngôi nhà sinh sống của loài tảo đặc hữu (endemic algae). Các loại cá hay động vật không xương sống cũng rất khó tồn tại trong môi trường này.
Một số hình ảnh về hồ Natron:
An Tử
An Tử
An Tử
An TửAn Tử
An Tử
An Tử
An Tử
An Tử
An Tử
An Tử

Theo: Xaluan.com

Thăm hồ nước đỏ rực rỡ nhất thế giới

 

Ẩn mình giữa những ngọn đồi và miệng núi lửa sâu, Natron nằm tại điểm thấp nhất trong thung lũng Great Rift (khoảng 600m trên mực nước biển), là một trong những hồ nước muối có độ kiềm cao với sắc đỏ rực rỡ nhất thế giới.

 

Hồ muối Natron ở Tanzania.
Hồ Natron nằm ở phía bắc nước cộng hòa Tanzania, gần biên giới Kenya và giáp phía đông bắc của miệng núi lửa Ngorongoro. Nhánh của hồ Natron nằm ở phía đông thung lũng Great Rift rộng lớn của châu Phi. Hồ Natron được cung cấp nước từ con sông Ewaso Ng’iro ở phía nam, đồng thời nhận nước từ các con suối nước nóng giàu khoáng ở bên dưới lòng đất. Hồ Natron khá nông, chỉ sâu chưa đầy 3m và chiều rộng của hồ luôn thay đổi, nguyên nhân là do lưu lượng nước mà các con sông và suối đổ vào không ổn định và sự bốc hơi của nước.
Vào những tháng mùa hè, sự bốc hơi diễn ra mạnh mẽ hơn, khiến lưu lượng nước trong hồ sụt xuống đáng kể, để lại một lượng muối lớn kèm theo những chất khoáng khác, đặc biệt là natri cacbonat (natron). Chính vì hiện tượng này mà hồ được đặt tên là Natron.
Khu vực quanh hồ và vùng lân cận khá nóng, khô và đầy bụi bặm – đây là cặn của muối và khoáng chất, thường thấy nhất là màu trắng, vàng hay xám. Đây là một điểm đến không mấy thuận lợi cho du khách. Tuy nhiên, đối với những người yêu thích du lịch đi bộ đường dài, đây có lẽ là một trong những địa điểm độc đáo được viếng thăm nhiều nhất, với những phong cảnh ấn tượng chỉ có thể tìm thấy ở Tanzania. Người ta nói rằng “Hành trình một mình là được tận mắt ngắm nhìn những cảnh vật hùng vĩ vô giá nhất”.
Hồ Natron.
Màu đỏ sẫm ở một vài vị trí chính là điểm nổi bật nhất mà người ta nhìn thấy từ hồ Natron. Vào mùa khô, khi nước trong hồ bốc hơi, độ mặn tăng lên, cô lại gần như muối, đây là môi trường lý tưởng cho các loài vi sinh vật ưa mặn phát triển và tăng trưởng mạnh. Đại diện cho loài vi sinh vật ưa mặn phát triển mạnh mẽ ở đây là vi khuẩn lam, chúng tạo ra nguồn thức ăn cho mình bằng cách quang hợp như thực vật. 
Lớp muối trên bề mặt hồ cũng thường có màu đỏ hoặc hồng do các loài vi sinh vật ưa mặn sống ở đó. Trong quá trình quang hợp, vi khuẩn tảo lục góp phần tạo nên sắc đỏ cho hồ, biến nước hồ từ màu xanh sang màu đỏ thẫm, những phần nông của hồ thường có màu cam.
Khi hồ ngập tràn nước được làm nóng bởi dung nham từ dưới lòng đất, nhiệt độ của nơi này có thể lên đến 60°C - một mức nhiệt chết người. Nhiệt độ bình thường của hồ thường là 41°C, với hàm lượng muối cao và không ổn định nên hồ Natron không phải là môi trường dành cho những loài động vật hoang dã. Tuy nhiên hồ là một môi trường sống quan trọng cho loài chim hồng hạc, tảo đặc hữu, động vật không xương sống… thậm chí cá có thể tồn tại trong nước mặn nhưng tỉ lệ sống này thì không đáng kể.
Hồ là ngôi nhà kết đôi thường xuyên của 2,5 triệu chim hồng hạc Lesser trên toàn khu vực Đông Phi, loài chim này bị lệ thuộc hoàn toàn vào môi trường nuôi dưỡng duy nhất là hồ Natron. Vì thói quen tìm bạn tình tại một địa điểm duy nhất nên số lượng của hồng hạc Lesser giảm đi nhiều và bị liệt vào tình trạng gần bị đe dọa. 
Chim hồng hạc phủ kín hồ.
Khi độ mặn của nước trong hồ tăng lên, số lượng vi khuẩn tảo lục sinh sôi nảy nở và hồ là nơi nương tựa cho những ổ chim hồng hạc. Chim hồng hạc tập trung thành đàn lớn nhất ở vùng Đông Phi, tụ tập dọc theo bờ hồ nước mặn gần khu vực hồ và ăn tảo Spirulina (một loài tảo có màu xanh lá cây với các sắc tố màu đỏ). Hồ Natron là một khu vực nuôi dưỡng an toàn vì môi trường có tính kiềm cao là một rào cản tự nhiên chống lại dã thú tấn công những ổ trứng của chim hồng hạc được sinh sản theo mùa.
Tuy môi trường khắc nghiệt nhưng những khu vực xung quanh hồ Natron mang dáng vẻ đẹp nhất mà bạn có thể tìm thấy ở Tanzania. Sự kết hợp của vùng đồng bằng rộng mở, những dãy núi rạn nứt, ngọn núi lửa hùng vĩ và hồ nước màu đỏ đã biến nơi đây thành bức tranh hùng vĩ về thiên nhiên. Ngắm nhìn toàn cảnh từ trên các vách đá của khu vực thung lũng là lựa chọn thường thấy của du khách đi bộ đường dài.
Ngắm vẻ đẹp của hồ Natron :
Hồng hạc Lesser tập trung tại hồ Natron.
Tuệ Tâm
Theo Infonet

 

Không có nhận xét nào: