Bên cạnh quần thể đền đài Angkor vĩ đại, du khách có thể đến Anlong Veng (vùng biên giới Campuchia - Thái Lan), cách Siem Reap 165 km. Đây cũng chính là nơi mà đến năm 1998 vẫn khiến nhiều người rùng mình bởi là hang ổ của Pol Pot - "gã đồ tể số một" - của người Campuchia.
Ngọn núi Dangkrek ở trước mặt. Rẽ vào con đường nhỏ dốc, gồ ghề đá dài 8 km lọt thỏm giữa rừng, chỉ vài năm trước, chuyện vào đến tận đây là điều không thể. Nơi này không chỉ có mìn dày đặc mà còn đầy những phiến quân Khơme Đỏ luôn sẵn sàng tấn công bất cứ ai xâm phạm lãnh địa của họ. Trên đường vào, biển cảnh báo mìn vẫn còn ở khắp nơi, có nơi chỉ cách mặt đường 5 m.
Anlong Veng. (Ảnh: Cambodia) |
Trên đỉnh đồi hiện ra là ngôi nhà rộng 1.000 m2 nhưng rất hoang tàn. Đó là ngôi nhà Pol Pot ở với vợ sau và con gái từ năm 1989 đến cuối đời. Ngay sau khi Pol Pot qua đời một cách bí ẩn, chính toán lính cận vệ của ông ta đã đập phá căn nhà này. Họ khuân đi mọi thứ, cả gạch men lát nền nhà cũng bị cạy.
Dưới giàn hoa giấy đung đưa, bức tường rào bao quanh chỗ còn chỗ mất. Bể nuôi cá trong khuôn viên cũng cạn khô trơ đáy. Bồn chứa nước sinh hoạt vẫn còn nguyên vẹn. Âm dưới nền nhà là căn hầm sâu khoảng 2 m gồm hai phòng, nơi đây thường diễn ra những cuộc họp lãnh đạo tối cao của Khơme Đỏ do Pol Pot chủ trì.
Bên phải cổng ra vào vẫn còn văn phòng làm việc của nhân vật cao cấp Khơme Đỏ Khieu Samphan. Một điều đặc biệt là đứng ở bất cứ vị trí nào trong ngôi nhà này cũng có thể quan sát rất rõ những hoạt động dưới chân núi - một vị thế chiến lược về quân sự.
Ở ngôi nhà vắng lặng hoang phế này, hầu hết những du khách tìm đến đây đều rất bất ngờ khi được gặp Rouen Phen, 53 tuổi. Thời trai trẻ ông từng là lính của Khơme Đỏ. Khi Pol Pot đến trú ngụ trên đỉnh núi Dangkrek, do thông thạo địa hình nơi này, Phen được sung vào đội lính cận vệ, bảo vệ căn cứ cho Pol Pot. Khi quân Chính phủ hoàng gia Campuchia tiến vào kiểm soát Anlong Veng, Phen ra hàng và sau khi được ân xá, Phen được giao nhiệm vụ bảo vệ ngôi nhà kiêm hướng dẫn viên cho du khách.
Chuyện của chính trị và chiến tranh đã qua, cuộc sống người dân Campuchia ở tận vùng biên giới xa xôi này giờ đã thanh bình. Quản lý toàn bộ khu di tích chiến tranh có tới 20 người, từng là chiến binh Khơme Đỏ. Họ không chỉ làm hướng dẫn viên du lịch mà còn làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực biên giới cách đó khoảng 800 m.
Theo tục lệ Campuchia, người chết sau khi hỏa táng, cốt được đem vào gửi ở chùa. Đất nước Campuchia không có mộ bia. Vậy mà trong khu di tích chiến tranh vừa mới mở cửa cho du khách vào tham quan này lại có một ngôi mộ - chính là mộ của Pol Pot. Pol Pot được hỏa táng bằng lốp xe cũ, bàn ghế hỏng và củi.
Căn nhà dưới núi cũng bị đốt sau khi ông ta chết. Mộ được quây lại bằng những thanh gỗ. Những chiếc vỏ chai thủy tinh cũ được xếp san sát thành đường viền trang trí. Trước mộ vẫn còn ba bốn chiếc đĩa, chén dơ bẩn nằm chỏng chơ và một nắm xôi mốc meo. Có vài cây nhang đang còn đỏ lửa của ai đó vừa thắp. Thật bất ngờ khi Phen cho biết đó là nhang khấn của những người đi... xin số đề.
Khu di tích chiến tranh đặc biệt này không chỉ có ngôi nhà và mộ phần của Pol Pot, mà còn có cả một hệ thống “dinh thự” của hàng loạt nhân vật cao cấp Khơme Đỏ như Noun Chea, Khieu Samphan, Ta Mok... Nhà của viên chỉ huy quân sự Ta Mok gần như còn nguyên vẹn nhưng không còn nội thất bên trong.
Những nơi này giờ đây được đưa vào bản đồ tham quan cho du khách muốn tìm hiểu về một trang sử bi thảm của Campuchia. Khách đến nơi này khá đông, khoảng 50-100 người vào cuối tuần, chủ yếu là người Campuchia.
Bên phải cổng ra vào vẫn còn văn phòng làm việc của nhân vật cao cấp Khơme Đỏ Khieu Samphan. Một điều đặc biệt là đứng ở bất cứ vị trí nào trong ngôi nhà này cũng có thể quan sát rất rõ những hoạt động dưới chân núi - một vị thế chiến lược về quân sự.
Ở ngôi nhà vắng lặng hoang phế này, hầu hết những du khách tìm đến đây đều rất bất ngờ khi được gặp Rouen Phen, 53 tuổi. Thời trai trẻ ông từng là lính của Khơme Đỏ. Khi Pol Pot đến trú ngụ trên đỉnh núi Dangkrek, do thông thạo địa hình nơi này, Phen được sung vào đội lính cận vệ, bảo vệ căn cứ cho Pol Pot. Khi quân Chính phủ hoàng gia Campuchia tiến vào kiểm soát Anlong Veng, Phen ra hàng và sau khi được ân xá, Phen được giao nhiệm vụ bảo vệ ngôi nhà kiêm hướng dẫn viên cho du khách.
Chuyện của chính trị và chiến tranh đã qua, cuộc sống người dân Campuchia ở tận vùng biên giới xa xôi này giờ đã thanh bình. Quản lý toàn bộ khu di tích chiến tranh có tới 20 người, từng là chiến binh Khơme Đỏ. Họ không chỉ làm hướng dẫn viên du lịch mà còn làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực biên giới cách đó khoảng 800 m.
Theo tục lệ Campuchia, người chết sau khi hỏa táng, cốt được đem vào gửi ở chùa. Đất nước Campuchia không có mộ bia. Vậy mà trong khu di tích chiến tranh vừa mới mở cửa cho du khách vào tham quan này lại có một ngôi mộ - chính là mộ của Pol Pot. Pol Pot được hỏa táng bằng lốp xe cũ, bàn ghế hỏng và củi.
Căn nhà dưới núi cũng bị đốt sau khi ông ta chết. Mộ được quây lại bằng những thanh gỗ. Những chiếc vỏ chai thủy tinh cũ được xếp san sát thành đường viền trang trí. Trước mộ vẫn còn ba bốn chiếc đĩa, chén dơ bẩn nằm chỏng chơ và một nắm xôi mốc meo. Có vài cây nhang đang còn đỏ lửa của ai đó vừa thắp. Thật bất ngờ khi Phen cho biết đó là nhang khấn của những người đi... xin số đề.
Khu di tích chiến tranh đặc biệt này không chỉ có ngôi nhà và mộ phần của Pol Pot, mà còn có cả một hệ thống “dinh thự” của hàng loạt nhân vật cao cấp Khơme Đỏ như Noun Chea, Khieu Samphan, Ta Mok... Nhà của viên chỉ huy quân sự Ta Mok gần như còn nguyên vẹn nhưng không còn nội thất bên trong.
Những nơi này giờ đây được đưa vào bản đồ tham quan cho du khách muốn tìm hiểu về một trang sử bi thảm của Campuchia. Khách đến nơi này khá đông, khoảng 50-100 người vào cuối tuần, chủ yếu là người Campuchia.
Anlong Veng, vùng đất mới bình yên nhưng vẫn còn rất nghèo nàn, đặc biệt là khu vực dưới chân núi Dangkrek. Bóng ma diệt chủng đã qua đi, ký ức cuộc chiến lùi về dĩ vãng, người dân Campuchia đang hướng vào tương lai hòa bình và phồn vinh.
(Theo Tuổi Trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét